Khi đàn gà được nuôi càng lâu năm thì gà mái già có hiện tượng giảm nhẹ khả năng hấp thu thức ăn, nhưng lại cho ra trứng có kích thước lớn hơn. Khi điều chỉnh khối lượng trứng, chúng ta cần tính đến sức khoẻ, phúc lợi và sức bền đẻ trứng của gà mái.
Thúc ép gia cầm đẻ trứng vượt quá năng suất tự nhiên của chúng khiến chúng đứng trước nguy cơ mắc hàng loạt các vấn đề về sức khỏe. Điều quan trọng khi muốn kiểm soát kích thước trứng là phải cân nhắc về di truyền học, cách chăn nuôi và khẩu phần sớm-muộn của gia cầm. Việc hỗ trợ chất lượng trứng và đảm bảo tình trạng sức khỏe ở gà tốt cũng rất cần thiết.
Ví dụ, gà mái thả vườn ở Anh đẻ hơn một nửa số trứng với kích thước được phân loại là lớn hoặc rất lớn, và nửa số trứng còn lại được đánh dấu là nhỏ hoặc trung bình. Theo tự nhiên, gà mái già sẽ đẻ ra trứng có kích thước lớn hơn; tuy nhiên, người tiêu dùng và các nhà bán lẻ ngày càng gia tăng nhu cầu đối với trứng có kích thước lớn.
Các nhà sản xuất đã đưa ra mức giá cao đáng kể đối với những quả trứng lớn, nhưng cần cân nhắc nhiều điều về mặt dinh dưỡng và sức khỏe cho gà đẻ. Việc sản xuất những quả trứng lớn gây ra những căng thẳng về sinh lý và trao đổi chất đối với gia cầm, đặc biệt là ở những con gà mái non và nhỏ hơn, vì thế cần đòi hỏi sự quản lý cẩn thận cho việc sản xuất này. Những lợi ích tiềm năng về tài chính cần được cân bằng với những lợi ích bền vững của các chu kỳ đẻ dài hơn và đảm bảo được chất lượng trứng.
Những vấn đề về sức khoẻ và kích thước trứng
Thông thường, gà mái thả vườn sẽ cho ra 55% trứng cỡ lớn và 45% trứng cỡ vừa, nhỏ và kích thước giữa hai loại. Kích thước trứng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều biến số, chẳng hạn như di truyền, khẩu phần và ánh sáng. Giờ chiếu sáng càng lâu từ 10 đến 16 tiếng thì gà mái càng thành thục sinh dục và do đó, gà sẽ đẻ trứng có kích thước lớn hơn.
Khi kích thích gà đẻ trứng có kích thước lớn sẽ có nguy cơ tăng stress, rụng lông hoặc tiêu tốn nhiều thức ăn hơn. Điều này cũng có thể dẫn đến tỷ lệ trứng chất lượng nhì cao, ống dẫn trứng bị sa và các vấn đề phụ như viêm phúc mạc trứng.
Ngành thú y lo ngại việc sản xuất nhiều trứng lớn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và phúc lợi của gà đẻ.
Kinh nghiệm của họ đã chỉ ra rằng, chúng ta sẽ thấy được các vấn đề xảy ra khi kích thước trứng vượt từ 1 đến 2 gram so với kích thước mục tiêu đối với độ tuổi ở hầu hết các giống. Tuy nhiên, một số đàn có thể đẻ được nhiều trứng lớn hơn, trong khi những đàn khác thì không.
Theo tự nhiên sẽ có sự chênh lệch về trọng lượng trứng trong đàn, vì vậy nếu trọng lượng trứng trung bình vượt quá mục tiêu 2 gram thì một số quả trứng sẽ nặng hơn 4 gam. Chính những quả trứng rất lớn này có thể gây tổn thương hậu môn của gà và tắc vòi trứng. Điều này cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường sinh sản với khả năng tử vong cao.
Khi gà có những bộ phận bị chảy máu, cả đàn sẽ bị kích thích vào việc mổ cắn vết thương của con vật đó, vì vậy nên điều này sẽ gây hại cho cả đàn.
Cân nhắc chế độ quản lý kích thước trứng
Chế độ quản lý và dinh dưỡng khác nhau theo từng lứa để gà ở từng lứa có thể cho ra trứng có kích thước lớn hơn theo nhu cầu. Chúng thường có khối lượng cơ thể nặng hơn ở giai đoạn cuối, nhưng độ dài thời gian ban ngày kích thích gà mái đẻ. Cẩm nang nuôi gà đẻ giống cung cấp những mô hình chiếu sáng tùy thuộc vào khối lượng cơ thể trung bình. Tuy nhiên, gà mái nặng cân hơn không nhất thiết là cơ quan sinh sản của chúng phát triển hơn, và cơ thể chúng có thể chưa sẵn sàng để sản xuất trứng.
Những đàn gà được mua vào đẻ nhanh hơn có thể trở nên căng thẳng và gia tăng hành vi hung hăng.
Không chỉ riêng gà mái có thể bị tổn thương khi kích thước trứng tăng lên, mà những quả trứng lớn hơn cũng có xu hướng có vỏ mỏng hơn. Một lượng canxi cacbonat giới hạn mà một con gà mái có thể lấy từ khẩu phần và xương của nó (khoảng 4 gram), nên sẽ có một lượng canxi cacbonat hữu hạn để tạo vỏ mỗi quả trứng. Nếu gà mái bị thúc ép đẻ trứng với kích thước lớn hơn, thì vỏ trứng sẽ phải căng ra mỏng hơn, làm cho quả trứng giảm đi độ cứng. Điều này sẽ làm tăng số giây, gây lãng phí cũng như thất thoát tài chính.
Các cơ sở dinh dưỡng
Nói chung, các nhà chăn nuôi sẽ sử dụng khẩu phần có mật độ dinh dưỡng cao khi muốn tối đa hóa việc sản xuất trứng có kích thước lớn, khẩu phần này được đặc biệt sử dụng trong giai đoạn đẻ sớm. Những khẩu phần này sẽ chứa lượng methionine cao hơn để tăng kích thước trứng, cùng với nhiều axit linoleic hơn, làm gia tăng chi phí của khẩu phần.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ đó là lượng dinh dưỡng cũng bị ảnh hưởng bởi lượng ăn vào. Nếu lượng ăn vào tăng có nghĩa là lượng dinh dưỡng vào cũng tăng, thì kích thước trứng sẽ tăng hơn nữa.
Điều quan trọng là phải tập trung vào kích thước trứng ngay từ khi gà chỉ vừa một tuần tuổi đến 30 tuần tuổi, gà mái phải đủ khỏe mạnh để đẻ từ tuần 40 đến 50. Nếu ép gà đẻ sớm và khối lượng trứng quá nặng, thì điều này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của gà. Chúng ta cần quản lý và theo dõi chặt chẽ kích thước trứng, lượng ăn vào và đặc điểm của khẩu phần để quản lý hồ sơ kích thước và chất lượng trứng nhằm mang lại lợi nhuận kinh tế tối ưu. Điều quan trọng là phải đong đếm được lượng ăn vào so với khối lượng trứng để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả kinh tế.
Gà mái già sẽ đẻ ra trứng có kích thước lớn hơn, vỏ trứng có xu hướng mỏng do lớp canxi của quả trứng yếu hơn, vì khi gà càng già đi, khả năng tiêu hoá và hấp thụ canxi bị suy giảm. Do đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên giảm thiểu việc gia tăng kích thước trứng, đồng thời hỗ trợ chất lượng vỏ trứng. Đây là thời điểm đặc biệt quan trọng mà gà cần được bổ sung canxi hạt lớn để tăng tỷ lệ hấp thụ canxi – phốt pho, và tối ưu mức vitamin D3 và selen.
Chu kỳ đẻ dài hơn
Khi các nhà chăn nuôi muốn tăng chu kỳ đẻ từ sáu đến tám tuần, kích thước trứng có thể trở nên hạn chế. Nhà chăn nuôi cần điều chỉnh kích thước trứng phù hợp nhưng cũng phải đạt chất lượng để tối đa hóa lợi nhuận của đàn gà.
Điều này phụ thuộc vào việc cho ăn đúng khẩu phần vào đúng thời điểm để tối ưu hóa hiệu quả của các chất dinh dưỡng, việc cho ăn đúng cử đúng giờ còn giúp theo dõi dữ liệu sản xuất một cách tốt nhất.
Mô hình kinh tế đã cho thấy sự cải thiện tích cực đáng kể về lợi nhuận đối với đàn gà nuôi lâu năm. Khả năng hấp thu thức ăn của những con gà mái già sẽ giảm nhẹ nhưng lại cho ra trứng có kích thước lớn hơn. Số giây cũng sẽ tăng lên đối với những con gà mái lâu năm hơn, vì lớp vỏ mỏng hơn và xuất hiện nhiều vết nứt hơn. Các nhà chăn nuôi sẽ gặp những trường hợp khác nhưng nhìn chung, có một lợi thế về kinh tế để kéo dài thời gian đẻ mà không cần thúc đẩy gà đẻ những quả trứng lớn hơn.
Sức bền đẻ trứng của gà
Tiềm năng thua lỗ nhiều hơn khi đàn gà cho ra những quả trứng có chất lượng trung bình kém, cùng với lợi nhuận tiềm năng lớn hơn của những quả trứng lớn, là những lý do rõ ràng khiến các nhà chăn nuôi chỉ muốn tập trung vào thị trường trứng lớn. Tuy nhiên, có những vấn đề rộng hơn về sức bền đẻ trứng cần cân nhắc khi nghĩ đến áp lực sản xuất nhiều quả trứng với kích thước lớn hơn. Trong tình huống này, chu kỳ đẻ càng dài thì càng có nhiều thách thức hơn, nhưng các chu kỳ đẻ dài hơn sẽ tăng hiệu quả và sức bền đẻ trứng của gà mái.
Đã có rất nhiều cuộc thảo luận về rác thải thực phẩm, cả trong những hộ gia đình và các cửa hàng bán lẻ. Đối với trứng, chất lượng vỏ là yếu tố giúp giảm thiểu lãng phí và chắc chắn rằng những quả trứng lớn có vỏ mỏng hơn sẽ làm tăng khả năng lãng phí ở các cơ sở đóng gói và nhà bán lẻ trước khi đến nhà bếp của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, ở những nơi có nhu cầu cao về những quả trứng kích thước lớn thì quy mô trứng bắt buộc phải được quản lý và không được phép “chạy trốn”, việc này có thể gây ra các hệ quả về tài chính và phúc lợi.
Nguồn: feedstrategy
Biên dịch: Acare VN Team
- chăn nuôi gà đẻ li>
- khối lượng trứng li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất