[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 23/9/2024, Công ty CP GreenPet Việt Nam tổ chức lớp học online với chủ đề “Bệnh về tai trên chó, mèo” nhằm giúp các bác sỹ thú y có phương pháp tiếp cận cũng như chẩn đoán và điều trị bệnh hợp lý, kịp thời để tránh tình trạng biến chứng về sau.
Không được xem nhẹ bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh về tai trên thú cưng
Buổi học nằm trong chuỗi nội dung “12 chủ đề về da” do GS. Miroslav Svoboda, Đại học Khoa học Đời sống Séc Prague – Cộng hòa Séc giảng dạy. Theo GS. Miroslav Svoboda, các bệnh về tai là một trong những căn bệnh phổ biến nhất mà chúng ta thấy ở vật nuôi. Đây là một căn bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên nó lại gây ra sự khó chịu đối với chính bản thân vật nuôi. Chúng làm cho tai của thú cưng bị ngứa, ban đỏ, phù nề ống tai, có mùi hôi tanh, viêm loét, rụng lông và có nhiều vết xước ở tai. Trường hợp phố biến nhất là viêm tai ngoài và viêm tai giữa.
Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. “Chúng ta cần phải chú ý chẩn đoán bệnh lý về tai càng sớm càng tốt, cũng như cần phải có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời để tránh gặp tình trạng biến chứng dẫn đến rủi ro không mong muốn là phải cắt bỏ một phần tai hoặc toàn bộ ống tai của thú nuôi”, GS. Miroslav Svoboda nhấn mạnh.
Để chẩn đoán các bệnh về tai cần phải xét đến các vấn đề và các phương pháp như: tiền sử bệnh; khám lâm sàng; kiểm tra tế bào học; vệ sinh tai; nội soi tai; sinh thiết; khám thần kinh; X-quang, CT, MRI. Tại đây, GS. Miroslav Svoboda cũng chỉ rõ những nguyên nhân và phác đồ điều trị bệnh lý về tai trên chó mèo.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân vật nuôi gặp các tình trạng bệnh về tai có thể kể đến 3 yếu tố chính:
Yếu tố tiền đề:
- Đặc điểm giống loài (ống tai: hẹp bẩm sinh/lông dài/quá nhiều, thiếu không khí: tai cụp nặng).
- Lối sống (chó săn và chó làm việc, chó bơi).
- Yếu tố do điều trị (chăm sóc tai quá mức: cắt lông và bịt tai, dưỡng ẩm quá mức: làm mềm mô, viêm mạch máu: ví dụ sau khi tiêm vắc xin.
- Tổn thương gây tắc nghẽn (khối u, polyps).
Yếu tố nguyên phát:
- Dị vật (có đuôi cáo, tăm bông,…).
- Ký sinh trùng: Otedectes Cynotis (ghẻ tai 50% trên mèo và 10% trên chó). Sarcoptes scabiei (Ghẻ Sarcoptic)…
- Da mẫn cảm (viêm da dị ứng, dị ứng thức ăn, phát ban do thuốc, dị ứng tiếp xúc, …).
- Rối loạn nội tiết (suy giáp, bệnh Cushing, tăng androgen,…).
- Bệnh do miễn dịch (hội chứng pemphigus,…).
- Rối loạn sừng hoá (viêm da tiết bã nguyên phát vô căn, viêm tuyến bã nhờn – Akitas,…).
- Rối loạn tuyến (tích tụ cerumen/sebum quá mức).
- Viêm mô tế bào ở động vật non, nhiễm trùng, u bướu, Polyp,…
Yếu tố kéo dài bệnh:
- Tăng sinh vi khuẩn, có những vi khuẩn phát triển quá mức ở trên phần tai, phần ống tai ngoài (Staphylococcus pseudintermedius, Klebsiellasp).
- Tăng sinh nấm (Malassezia canis, eg.Candida).
- Tình trạng viêm tai giữa (16-82% bệnh lý viêm tai ngoài cấp/ mãn tính đều có tình trạng viêm tai giữa).
- Giai đoạn tiến trình như tăng sản tuyến bã nhờn mãn tính trên tai, sau đó dẫn đến tình trạng xơ hóa da vùng tai làm biến đổi sụn và xương làm hẹp ống tai. Cuối cùng nó tạo ra bệnh lý tắc nghẽn trong tai. Mỗi giai đoạn này là những tiến trình đề bệnh lý về tai trên chó khiến việc điều trị khó và biến chứng nhiều hơn.
Một vấn đề cần lưu ý, khi chẩn đoán biểu hiện lâm sàng cần phải xem thú nuôi bị viêm tai ngoài biểu hiện ở 1 hay cả 2 bên tai. Nếu bị một 1 bên, nghi ngờ có dị vật hoặc tình trạng viêm tai giữa, 1 số trường hợp bị Polyp, khối u trong phần tai. Trong tình trạng viêm tai ngoài 1 bên, nhất là phần viêm tai giữa, chú ý phải kiểm tra màng nhĩ để xem màng nhĩ có bị rách hay không để chẩn đoán tình trạng viêm tai giữa. Còn viêm tai ngoài 2 bên thì nó do 1 số bệnh lý: mẫn cảm (viêm da dị ứng, dị ứng thức ăn), biểu hiện bệnh về da (nhai thức ăn, dụi mặt, tính theo mùa,…).
Tổng quan điều trị và chăm sóc
Đau tai cấp tính:
- Mục tiêu chính là giảm viêm ống tai.
- Dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc gây tê.
- Dùng Diff-Quick phết nhuộm mẫu trong tai để kiểm tra tế bào trong mẫu phết da là tế bào gì.
- Thuốc bôi ngoài da, cũng có thể sử dụng để giảm bớt tình trạng viêm nhiễm nhanh trên vùng tai đó.
Khi tai giảm bớt đau (khoảng 1 đến 2 tuần sau):
- Có thể vệ sinh tai bằng các chất tẩy rửa, các chất làm tan ráy tai.
- Tiếp theo dùng phương pháp súc rửa tai (Hệ thống Auriflush-nước ấm, nước xà phòng,…).
- Nội soi tai, nội soi có video.
- Điều trị nguyên nhân (loại bỏ dị vật, điều trị ký sinh trùng, kháng khuẩn/kháng nấm đặc hiệu,…).
Trường hợp tái phát và kháng thuốc hay những trường hợp nặng khó khăn trong việc điều trị:
- Bắt buộc lấy mẫu dịch tai để nuôi cấy vi khuẩn, qua đó xác định được liều ức chế tối thiểu của kháng sinh để có thể sử dụng đúng loại kháng sinh có tác dụng cho viêm nhiễm khuẩn ngay tại tai trên chó cũng như phải sử dụng phác đồ kháng sinh cục bộ kết hợp tòan thân để điều trị.
- Ngoài ra, phương pháp hỗ trợ axit hóa tại chỗ, dùng 1 dung dịch có độ pH khoảng 3-4 để điều trị, sử dụng ngay tai vị trí ống tai ngoài để diệt vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây đau, khó chịu cho con thú.
- Tình trạng tái phát do viêm tai giữa (điều trị kháng sinh toàn thân thích hợp, không gây độc với tai trong vài tuần, rạch màng nhĩ, rửa ống tai,…).
Bệnh mãn tính:
- Đối với 1 số trường hợp nặng, bị tổn thương hết phần ống tai ngoài, bắt buộc phải dùng phương pháp phẫu thuật cắt 1 phần vành tai.
- Đối với phương pháp phẫu thuật, ngoài việc cắt bỏ toàn bộ ống tai ngoài thì có thể phải cắt đến phần xương bulla.
TS. Miroslav Svoboda khuyến cáo, hơn 50% là các bệnh phát hiện triệu chứng trên tai đến từ những bệnh lý khác, vì thế không được xem nhẹ bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh về tai và nên xử lý sớm nhất. Không chỉ tập trung vào xử lý bệnh cục bộ mà còn kiểm soát các bệnh thứ phát. Đặc biệt, cần hướng dẫn chủ vật nuôi cách chăm sóc tai để bảo vệ phòng ngừa bệnh lý về tai trên con thú. Việc chủ vật nuôi chăm sóc quá mức cũng gây hại cho chính con thú của họ.
Mỗi giai đoạn bệnh càng tăng nặng thì biến chứng điều trị cho tai càng nghiêm trọng hơn, nhất là khi đến giai đoạn cuối (đã thoái hóa) thì thông thường nó phải mất rất nhiều thời gian (từ 1 năm) nó mới dẫn đến tình trạng đó nên cần phát hiện càng sớm càng tốt để điều trị cho kịp thời.
Phương Nhung
- chăm sóc thú cưng li>
- Thú cưng li>
- thức ăn cho thú cưng li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất