Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức (NT): NT Đối chứng (ĐC): (100% trấu + không men vi sinh); NT trấu (100% trấu + chế phẩm Balasa N01); NT bã mía (100% bã mía + chế phẩm Balasa N01) trên 240 gà Tàu vàng 1-35 ngày tuổi. Các chỉ tiêu theo dõi gồm khối lượng, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn và nhiệt độ, độ ẩm, CO2chuồng nuôi. Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau:
Tăng trọng trung bình của gà ở NT bã mía (11,80 g/con/ngày) cao hơn NT trấu (11,66 g/con/ngày) và NT ĐC (11,19 g/con/ngày). Trong khi đó, hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của gà ở NT bã mía (1,79) thấp hơn NT trấu (1,89) và NT ĐC (1,94). Hàm lượng CO2 cao nhất ở NT ĐC (327,5 ppm), thấp nhất ở NT trấu (307,50 ppm). Nhiệt độ và độ ẩm không có sự ảnh hưởng giữa các NT.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta phát triển rất nhanh, nhiều giống gia súc, gia cầm được lai tạo, du nhập và sản xuất, đã đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi. Trong đó, gà Tàu vàng là giống gà thích nghi tốt với điều kiện môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long, dễ nuôi, nhanh nhẹn, khả năng tự kiếm mồi trong vườn tốt, màu sắc và chất lượng thịt hợp thị hiếu người tiêu dùng (Đỗ Võ Anh Khoa, 2012). Bên cạnh những lợi ích về kinh tế thì vệ sinh môi trường cũng là vấn đề cần được quan tâm. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp để giải quyết hiện tượng gây ô nhiễm môi trường của các loại chất thải. Nuôi gia cầm bằng đệm lót sinh học đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để tăng năng suất, góp phần bảo vệ môi trường và ở Việt Nam đã tạo ra loại men vi sinh mang tên “Chế phẩm sinh học Balasa N01” nhằm hỗ trợ cho chăn nuôi theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, nguyên liệu sử dụng để làm đệm lót là những thứ dễ.
tìm, gần gũi với người dân như trấu, bã mía, mùn cưa … Mỗi loại nguyên liệu khi trộn với men vi sinh làm đệm lót sẽ có những hiệu quả khác nhau đối với khả năng sinh trưởng của gà. Vì vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của các loại nguyên liệu khác nhau (dùng làm đệm lót) đến sinh trưởng của gà Tàu vàng, môi trường chuồng nuôi là điều cần thiết và đó cũng là mục đích của nghiên cứu này.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành ở Trại thực nghiệm khu Hòa An, trường Đại học Cần Thơ, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, từ tháng 09 đến tháng 11 năm 2013.
2.2. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với ba nghiệm thức (NT) và bốn lần lặp lại. Gà thí nghiệm 1 ngày tuổi được mua tại Trung tâm giống Nông nghiệp Hậu Giang và được chọn ngẫu nhiên vào các lô thí nghiệm. Mỗi đơn vị thí nghiệm là 20 gà Tàu vàng.
Các NT thí nghiệm:
NT đối chứng (ĐC): 100% trấu + không men vi sinh.
NT trấu: 100% trấu + chế phẩm Balasa N01 (do cơ sở sản xuất Minh Tuấn cung cấp).
NT bã mía: 100% bã mía + chế phẩm Balasa N01.
Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng như nhau giữa các NT thí nghiệm.
2.3. Phương tiện thí nghiệm
Chuồng nuôi là chuồng nửa kín nửa hở, mái lợp lá, bên trên có che tôn để tránh mưa dột, xung quanh chuồng có vách che để tránh mưa tạt gió lùa vào mùa mưa hoặc được kéo lên cho thông thoáng, tránh nóng vào mùa khô. Chuồng có diện tích khoảng 64m2. Bên trong chuồng chia thành 12 lô, vách ngăn giữa các lô được làm bằng lưới với chiều cao 1,5m để tránh gà có thể đi qua lại giữa các lô.
Giai đoạn 0-7 ngày tuổi, gà được úm trên chuồng nền xi măng và sử dụng chất đệm lót từ trấu và bã mía. Lô úm cho gà con có diện tích 1 m2 với 20 con/lô.
Thức ăn (TA): sử dụng TA hỗn hợp cho gà thả vườn, gà lông màu Native Broiler Starter 1312 (1 – 30 ngày tuổi) của Công ty cổ phần Greenfeed.
Nước uống: sử dụng nước máy và được trữ lại trong thùng để tránh bụi bẩn.
Các loại thuốc được sử dụng trong quá trình thí nghiệm là Bio-Vitamin C 10% và quy trình phòng bệnh theo Đỗ Võ Anh Khoa (2012).
2.4. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
Buổi sáng, cho gà ăn vào lúc 6h30, quan sát tình hình gà xem có gà nào bệnh hay không để kịp thời điều trị. Sau đó, rửa máng uống và thay nước mới cho gà. Tùy theo tình hình sức khỏe của gà mà pha thêm kháng sinh hay vitamin C vào nước.
Nếu lớp đệm chuồng hơi ẩm thì cào xới lớp đệm lên.
Vào lúc 13h chiều, cho gà ăn lần nữa. Sau đó thì thay nước mới cho gà.
Lúc gà khoảng 10 ngày tuổi thì tiến hành rải men Balasa N01 đã được ủ trước 2 ngày.
2.5. Phương pháp làm đệm lót lên men vi sinh vật
Chế phẩm vi sinh vật sử dụng để lên men vi sinh vật là sản phẩm Balasa N01.
Chuẩn bị chế phẩm lên men: lấy 1 kg chế phẩm vi sinh trộn với 5 kg bột bắp, cho thêm 2 lít nước sạch trộn tơi đều, sau đó cho vào thùng đậy kín và để ở chỗ ấm 2-3 ngày. Một kg chế phẩm Balasa N01 dùng cho 40 m2 nền chuồng.
Cách làm đệm lót (Cục Chăn nuôi, 2013b):
Bước 1: rải trấu hoặc bã mía (tỷ lệ phụ thuộc vào thí nghiệm) lên toàn bộ nền chuồng, độ dầy 10cm, sau đó thả gà vào.
Bước 2: sau 10 ngày quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, dùng cào cào sơ qua lớp mặt đệm lót (cần quây gọn gà về một phía để tránh gây xáo trộn đàn gà).
Bước 3: rắc đều chế phẩm đã ủ trước lên toàn bộ bề mặt lớp đệm lót.
Cách một vài ngày (tùy lượng phân nhiều hay ít), cào nhẹ trên bề mặt đệm lót một lần để giúp vùi phân và làm cho đệm lót được thông thoáng để thoát mùi do tiêu hủy phân sinh ra. Tránh làm đệm lót bị ướt (nước uống, nước mưa hắt,…)
2.6. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu
Lượng TA ăn vào (g) = Lượng TA cho ăn (g) – Lượng TA thừa (g)
Tăng khối lượng (KL) cả giai đoạn (g/con) = KL cuối giai đoạn – KL đầu giai đoạn.
Hệ số chuyển hóa TA = Lượng TA ăn vào (g) / tăng KL (g)
Gà được xác định tăng KL cơ thể (KLCT) bằng cách cân gà từng con lúc 6 giờ trước khi cho ăn và lượng ăn vào được xác định hàng tuần.
Nhiệt độ, độ ẩm, CO2: đo bằng máy đo đa thông số Model CO100. Vị trí đo: giữa lô thí nghiệm, đặt máy đo ngang đầu gà. Đo vào thời điểm 10 ngày sau rải men vi sinh (gà khoảng 20 ngày tuổi).
2.7. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) và được thực hiện trên Minitab (Minitab Release 13.2) (2000). Độ khác biệt ý nghĩa của các giá trị trung bình trong và giữa các nghiệm thức được xác định theo Tukey, với alpha < 0,05.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của đệm lót sinh học đến tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà nuôi thí nghiệm
KL gà mới nở trong thí nghiệm dao động trong khoảng 37,29 – 37,47 g/con cao hơn so với báo cáo của Đỗ Võ Anh Khoa (2012) là 32,04 – 33,17 g/con và cao hơn báo cáo của Nguyễn Thanh Nhàn (2012) là 32,1 g/con. Đến tuần tuổi 5, KL gà ở NT bã mía cao hơn so với NT trấu và NT ĐC. Kết quả nầy cao hơn so với báo cáo của Đỗ Võ Anh Khoa (2012) và Đào Thị Mỹ Tiên (2000) khi nuôi gà trên nền trấu. Nhìn chung, trong giai đoạn từ 1 đến 35 ngày tuổi thì mức tăng KL của gà ở NT bã mía và NT trấu cao hơn so với NT ĐC. Nguyên nhân có thể là do ở hai NT bã mía và NT trấu có bổ sung chế phẩm sinh học giúp gà sử dụng TA tốt hơn, ngoài ra đệm lót sinh học cũng cung cấp vi khuẩn có lợi cho bộ máy tiêu hóa của gà.
Qua các tuần tuổi thì KL của gà tăng nên tiêu tốn TA tăng do nhu cầu về duy trì, phát triển của gà tăng lên. Giai đoạn này lượng TA ăn vào khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Nhìn chung, trong giai đoạn từ 1 đến 35 ngày tuổi, gà nuôi ở NT bã mía có hệ số chuyển hóa TA thấp hơn so với gà ở 2 NT trấu và ĐC. Do trong giai đoạn này gà ở NT bã mía có tăng KL cao, tiêu tốn TA thấp nên hệ số chuyển hóa TA thấp hơn so với gà ở 2 NT trấu và ĐC. Theo Bùi Xuân Mến (2007), giai đoạn đầu gà có KL nhỏ nên tiêu thụ TA ít nhưng tăng KL cao, dẫn đến hệ số chuyển hóa TA thấp.
Sử dụng chế phẩm sinh học chứa các chủng vi sinh vật như Lactobacillus acidophilus; Streptococcus faecium; Bacillus subtilis – RU1a; Streptococcus lactis – BS2c; Saccharomyces cereviseae – LV1a; Thiobacillus spp – NN3b; (Cục Chăn nuôi, 2013a) … trộn vào chất đệm chuồng, các chủng vi sinh vật này khi phát triển sẽ tạo cho đệm lót chuồng có độ pH axit (pH dưới 7) làm bất hoạt vi khuẩn phân giải chất hữu cơ chứa nito để phát thải amoniac (NH3) và amoniac sẽ tồn tại ở dạng ion amoni (NH4+), không tạo thành dạng khí amoniac (NH3) bay hơi gây ô nhiễm môi trường. Đệm lót vi sinh vật sẽ tạo ra vòng tuần hoàn sinh vật. Con vật ăn ở, đi lại và thải phân trên đệm lót sẽ cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật sử dụng. Đồng thời, vi sinh vật phân giải phân và nước tiểu tạo thành các chất trao đổi và protein cho bản thân chúng, cung cấp dinh dưỡng làm tăng dinh dưỡng cho con vật; trợ giúp quá trình tiêu hóa, nâng cao miễn dịch cho con vật sử dụng (Tiquia và Tam, 1998; Correa và cs., 2000; Honeyman và Harmon., 2003).
3.2- Ảnh hưởng của đệm lót sinh học đến nhiệt độ, độ ẩm, CO2 trong chuồng nuôi gà trong thí nghiệm
Trong thành phần của tổ hợp vi sinh vật được đưa vào xử lý đệm chuồng có những chủng có thể sử dụng các khí độc làm nguồn dinh dưỡng cho sự sinh trưởng phát triển của mình, do đó mà góp phần làm giảm nhanh khí độc trong đệm lót (phân mới thải ra đã có nhiều khí thối độc do sự lên men của các vi khuẩn thối rữa trong ruột già động vật).
Sự khác biệt về nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng nuôi giữa các NT không khác biệt nhau nhiều (P>0,05). Nhiệt độ dao dộng trong khoảng 30,65 – 31,05oC. Theo Yunianto và cs. (1997); Aengwanich và Simaraks (2004) thì nhiệt độ quá cao hay quá thấp có thể gây bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của gà, là nguyên nhân gây stress và có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như giảm hiệu quả trong chăn nuôi.
Độ ẩm trong thời gian thí nghiệm dao động trong khoảng 75,45 – 76,35%. Độ ẩm cao cũng là một trong những yếu tố bất lợi cho sự phát triển của gà (Akyuz, 2009).
Bên cạnh đó sự khác biệt về CO2 thì có ý nghĩa thống kê (P=0,01). Ở NT ĐC, CO2 (327,5 ppm) cao hơn so với NT trấu (307,5 ppm) và NT bã mía (316,00 ppm). Theo Đỗ Ngọc Hòe (1995); Barnwell và Wilson (2005), nồng độ CO2 cho phép trong chuồng nuôi là 0,3%. Thể tích lớn nhất của khí CO2 trong chuồng nuôi chỉ được là 0,25% theo tiêu chuẩn vệ sinh thú y (Đỗ Ngọc Hòe và Nguyễn Thị Minh Tâm, 2005).
4. KẾT LUẬN
Nuôi gà trên đệm lót sinh học từ chế phẩm Balasa N01 đã cải thiện được môi trường nuôi từ đó giúp cải thiện được tăng KL của gà.
– Tiếp tục theo dõi ảnh hưởng của đệm lót sinh học đối với gà nuôi các giai đoạn tuổi khác nhau.
Nguyễn Thiết, Nguyễn Thị Hồng Nhân
Trường Đại học Cần Thơ
- đệm lót sinh học li>
- gà tàu vàng li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất