Đầu tư trồng cỏ voi, hệ thống chuồng nuôi hàng chục con bò, bê, một năm anh Hoàng Anh Vinh (Hà Giang) bán nhiều đợt, mỗi đợt từ 5 – 7 con bò, tổng thu nhập từ bán bò mỗi năm đạt từ 1,5 – 1,6 tỷ đồng, trừ hết chi phí còn lãi khoảng 800-900 triệu đồng.
- Bình Thuận: Thu hồi dự án chăn nuôi bò sữa gần 3.000 tỷ đồng
- Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng bền vững
- Thủ Thừa (Long An): Tiếp vốn cho hộ chăn nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao
Đến tham quan trang trại nuôi bò của gia đình anh Hoàng Văn Vinh, thôn Trung xã Thuận Hòa huyện Vị Xuyên (Hà Giang) mọi người đều khâm phục mô hình của gia đình anh.
Vợ chồng anh Hoàng Văn Vinh chăm sóc đàn bò
Do gia đình có diện tích vườn đồi rộng, từ năm 2018, anh Vinh đã đầu tư trồng trên 2,0 ha cỏ voi để phát triển chăn nuôi gia súc. Sau khi trồng cỏ, anh tập trung tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh trên đàn bò qua các tài liệu kỹ thuật và qua các mô hình phát triển chăn nuôi bò thành công trên địa bàn.
Sau khi đã nắm được hiểu biết kỹ thuật về chăn nuôi bò, đến cuối năm 2018, gia đình anh Vinh đã đầu tư làm 2 dãy chuồng, mỗi dãy có thể nuôi từ 20 – 25 con bò.
Các dãy chuồng được lợp bằng tôn, bên trên có phủ bạt chống nóng. Các dãy chuồng nuôi bò đều có hệ thống xử lý nước thải để tránh ô nhiễm môi trường. Riêng nguồn phân bò được thu gom và ủ tại khu vực riêng để gia đình dùng làm phân bón cho trồng trọt và bán cho bà con trong vùng.
Năm 2019, gia đình anh trồng thêm 1,5 ha cỏ voi và đầu tư trên 400 triệu đồng để mua 30 con bê con, trong đó có 5 con bê cái dùng làm giống.
Vừa phát triển chăn nuôi, anh học hỏi thêm kiến thức về chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc qua các tài liệu kỹ thuật và qua các buổi tập huấn của các cơ quan chuyên môn, nhờ đó, đàn bò phát triển tốt không bị dịch bệnh.
Nguồn thức ăn cho đàn bò, ngoài nguồn cỏ của gia đình còn được anh thu mua thêm thân, lá cây ngô của bà con trong vùng dùng cho bò ăn tươi và ủ chua cho đàn bò. Ngoài thức ăn chính, anh bổ sung cho bò ăn thêm cám gạo và một số hoạt chất vi lượng.
Từ tháng 9 đến cuối năm 2019, anh Vinh bán 25 con bò được trên 900 triệu đồng. Bắt đầu từ năm 2020 đến nay, gia đình anh đã chủ động một phần giống bò còn lại mua thêm giống tại các Trung tâm giống bò của Trung ương. Cũng bắt đầu từ năm 2020 đến nay, trang trại nuôi bò của gia đình anh Vinh thường duy trì từ 40 – 45 con bò.
Chia sẻ về kỹ thuật chăn nuôi, anh cho biết: Muốn phát triển chăn nuôi bò thành công thì khâu quan trọng đầu tiên là phải chọn được giống tốt, sau đó là nguồn thức ăn phải đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh.
Chuồng trại nuôi bò phải luôn thoáng mát, sạch sẽ vào mùa hè và kín gió, giữ ấm vào mùa đông. Ngoài ra, cần phải chù động tiêm phòng trừ dịch bệnh cho đàn bò, nhất là các bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, nhiệt thán, viêm da nổi cục.
Khi được hỏi về thu nhập, anh Vinh cho biết: Trong một năm gia đình thường bán bò thành nhiều đợt, mỗi đợt từ 5 – 7 con sau đó mua giống nuôi bổ sung. Để nuôi bò cho năng suất cao và bán được giá, gia đình thường chọn nuôi bò đực. Trong một năm tổng thu nhập từ bán bò đạt từ 1,5 – 1,6 tỷ đồng, sau khi trừ tiền giống, thức ăn, thuốc thú y, thuê nhân công… còn lãi khoảng 800 – 900 triệu đồng.
Trang trại chăn nuôi bò của gia đình anh giải quyết việc làm cho từ nhiều lao động của địa phương. Đây là mô hình điểm để bà con tham quan học hỏi kinh nghiệm.
Theo HND
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
Tin mới nhất
T6,18/04/2025
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
Bình luận mới nhất