Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng bền vững - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng bền vững

    Bò thịt chất lượng cao là 1 trong 5 đối tượng con nuôi chủ lực trong phát triển chăn nuôi của tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố có tiềm năng phát triển đàn bò thịt tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào chăn nuôi, dự trữ thức ăn thô cho vụ đông,… từ đó nâng cao chất lượng con nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

    Mô hình chăn nuôi bò tại nông hộ ở xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa).

     

    Xác định con giống đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm, tỉnh đã khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư ứng dụng khoa học – kỹ thuật, nghiên cứu chọn tạo giống bò thịt có năng suất, chất lượng cao để sản xuất, cung ứng cho thị trường. Qua đó, từng bước kiểm soát nguồn giống, hạn chế dịch bệnh, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Các địa phương đã và đang tuyên truyền, vận động người dân thực hiện lai giữa bò chuyên dụng thịt với giống bò vàng Thanh Hóa để đàn bò được Sind hóa hoặc Zebu hóa, từ đó tạo ra con lai F1 thích nghi được với điều kiện khí hậu nóng ẩm, ít bệnh, dễ nuôi, kháng bệnh tốt, năng suất, chất lượng thịt tốt. Từ những bò lai F1 này sẽ làm bò cái nền để phối giống với tinh bò thịt cao sản đối với các giống, như Droughtmaster, Red Angus, Blanc-Blue-Belgium. Được biết, trung bình mỗi năm, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện thụ tinh nhân tạo được khoảng 27.000 liều tinh bò, tỷ lệ đàn bò lai Zebu đạt 63%, du nhập một số giống bò BBB, Droughtmaster, RedAgus và tinh đông lạnh để phối giống với đàn bò cái nền lai Zebu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò.

     

    Tại huyện Thiệu Hóa, bò lai BBB được du nhập vào địa bàn từ năm 2014. Theo đó, người dân lựa chọn bò cái nền lai Zebu>75% máu ngoại, có ngoại hình đẹp, trọng lượng từ 280kg trở xuống để phối tinh bò thịt BBB thuần tạo con lai F1. Qua quá trình thực hiện cho thấy, tinh bò BBB hợp với bò cái nền, nên tỷ lệ phối giống đạt cao, bê lai F1 thích nghi tốt với điều kiện môi trường sống, dễ nuôi, tạp ăn, tốc độ sinh trưởng cao, bình quân đạt 20 – 24kg/tháng. Nhờ đó, một con bò lai BBB thương phẩm hiện được các hộ nuôi bán với giá từ 35 đến 40 triệu đồng, cao gấp 1,5 lần các giống bò khác. Hiện nay, tỷ lệ bò lai của huyện đạt trên 97% tổng đàn, với các giống bò lai có năng suất và chất lượng cao như bò lai Zebu, bò lai BBB…

     

    Là địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc, mỗi năm huyện Như Thanh đã tổ chức phối giống cho 600 đến 800 con trâu, bò cái sinh sản để nâng cao tầm vóc đàn gia súc cũng như hạn chế dịch bệnh. Các biện pháp đã được áp dụng, như sử dụng tinh bò nhóm Zebu thuần phối giống cho đàn bò nội để nâng cao tầm vóc; sử dụng tinh bò BBB phối giống với bò cái lai Zebu để tạo đàn bò thịt. Có thể nói, việc ứng dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi gia súc đã hạn chế tối đa lây lan bệnh tật, khắc phục sự chênh lệch tầm vóc, khối lượng, nguồn con giống được kiểm soát, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân. Hầu hết con lai F1 sau khi được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đều có tầm vóc cao hơn so với giống gia súc địa phương từ 20 – 30%.

     

    Bên cạnh việc áp dụng khoa học – kỹ thuật để nâng cao tầm vóc cho đàn bò, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã khuyến khích người dân chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây thức ăn chăn nuôi để chủ động nguồn thức ăn thô, xanh. Cùng với đó, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và sử dụng các biện pháp chế biến để dự trữ, nâng cao chất lượng của thức ăn; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc theo quy định. Với những hộ chủ động được con giống, cần chú trọng đầu tư xây dựng chuồng trại khép kín, tiêm phòng vắc-xin định kỳ… Xây dựng các mô hình chăn nuôi bò thịt theo chuỗi, phát triển mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa người chăn nuôi bò thịt với các doanh nghiệp.

     

    Do thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nên đàn bò thịt chất lượng cao trên địa bàn tỉnh không ngừng được nâng lên. Tính đến hết tháng 6-2022, tổng đàn bò thịt chất lượng cao toàn tỉnh đã đạt khoảng 270 nghìn con và năng suất tăng từ 30 – 35% so với giống bò bản địa. Với mục tiêu tăng số lượng đàn, ngành nông nghiệp đang phối hợp với các địa phương mở rộng diện tích trồng cỏ chăn nuôi, khuyến khích người dân xây dựng chuồng trại; đẩy mạnh công tác tuyển chọn đàn bò giống và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc.

     

    Bài và ảnh: Lê Ngọc

    Nguồn: Báo Thanh Hóa

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.