Theo dự báo từ Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi gia súc (MLA) Australia, số lượng cừu của nước này đến cuối năm 2023 có thể đạt 78,75 triệu con (lớn nhất kể từ năm 2007), nhờ phục hồi bền vững đàn cừu, sau khi quốc gia lớn nhất châu Đại Dương thoát khỏi tình trạng hạn hán.
MLA nhận định nhờ sự gia tăng số lượng cừu nuôi, tỷ lệ giết mổ cũng sẽ tăng theo. Xu hướng này sẽ đưa Australia trở thành quốc gia xuất khẩu thịt cừu lớn nhất thế giới, đồng thời, tạo cơ hội để người tiêu dùng trong nước có thể mua thịt cừu với mức giá rẻ hơn, khi nguồn cung gia tăng.
Phần lớn các khu vực của Australia đã thoát khỏi tình trạng hạn hạn kéo dài trong nhiều năm qua. Nhờ sự thuận lợi của thời tiết, các nhà chăn nuôi gia súc đang đẩy mạnh tái đàn cừu. Dự báo của MLA cho thấy sản lượng thịt cừu trong năm 2023 sẽ đạt mức kỷ lục 540.000 tấn, vượt qua mức kỷ lục được thiết lập vào năm 2022 là 534.500 tấn.
Ngoài ra, MLA ước tính, sau nhiều năm hoạt động sản xuất bị chững lại khiến nguồn cung giảm, sản lượng thịt cừu của Australia sẽ tiếp tục tăng cho đến hết năm 2024, trước khi giảm dần vào năm 2025.
Ngày 11/7, Liên minh châu Âu (EU) và Australia đã không thể hoàn tất đàm phán hiệp định thương mại tự do theo kế hoạch, do vẫn tồn tại những bất đồng, đặc biệt là mức độ mở cửa thị trường của EU dành cho các sản phẩm nông nghiệp của Australia. Dự kiến, hai bên sẽ tiếp tục đàm phán vào tháng Tám.
Trong thời gian chờ đợi, việc các nhà chăn nuôi dồn nguồn cung cho thị trường nội địa có thể giúp các hộ gia đình Australia hưởng lợi nhờ giá rẻ hơn.
Với số lượng cừu lớn, ngành chăn nuôi và chế biến thịt cừu của Australia đang phụ thuộc chủ yếu vào thị trường xuất khẩu, để đưa các sản phẩm thịt cừu chất lượng đến người tiêu dùng trên toàn cầu. Mỹ và Trung Quốc hiện là hai trong số các thị trường tiêu thụ thịt cừu lớn nhất của Australia./.
t/h
- nuôi cừu li>
- xuất khẩu thịt cừu lớn li> ul>
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
Tin mới nhất
T2,16/12/2024
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất