Theo dự báo từ Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi gia súc (MLA) Australia, số lượng cừu của nước này đến cuối năm 2023 có thể đạt 78,75 triệu con (lớn nhất kể từ năm 2007), nhờ phục hồi bền vững đàn cừu, sau khi quốc gia lớn nhất châu Đại Dương thoát khỏi tình trạng hạn hán.
MLA nhận định nhờ sự gia tăng số lượng cừu nuôi, tỷ lệ giết mổ cũng sẽ tăng theo. Xu hướng này sẽ đưa Australia trở thành quốc gia xuất khẩu thịt cừu lớn nhất thế giới, đồng thời, tạo cơ hội để người tiêu dùng trong nước có thể mua thịt cừu với mức giá rẻ hơn, khi nguồn cung gia tăng.
Phần lớn các khu vực của Australia đã thoát khỏi tình trạng hạn hạn kéo dài trong nhiều năm qua. Nhờ sự thuận lợi của thời tiết, các nhà chăn nuôi gia súc đang đẩy mạnh tái đàn cừu. Dự báo của MLA cho thấy sản lượng thịt cừu trong năm 2023 sẽ đạt mức kỷ lục 540.000 tấn, vượt qua mức kỷ lục được thiết lập vào năm 2022 là 534.500 tấn.
Ngoài ra, MLA ước tính, sau nhiều năm hoạt động sản xuất bị chững lại khiến nguồn cung giảm, sản lượng thịt cừu của Australia sẽ tiếp tục tăng cho đến hết năm 2024, trước khi giảm dần vào năm 2025.
Ngày 11/7, Liên minh châu Âu (EU) và Australia đã không thể hoàn tất đàm phán hiệp định thương mại tự do theo kế hoạch, do vẫn tồn tại những bất đồng, đặc biệt là mức độ mở cửa thị trường của EU dành cho các sản phẩm nông nghiệp của Australia. Dự kiến, hai bên sẽ tiếp tục đàm phán vào tháng Tám.
Trong thời gian chờ đợi, việc các nhà chăn nuôi dồn nguồn cung cho thị trường nội địa có thể giúp các hộ gia đình Australia hưởng lợi nhờ giá rẻ hơn.
Với số lượng cừu lớn, ngành chăn nuôi và chế biến thịt cừu của Australia đang phụ thuộc chủ yếu vào thị trường xuất khẩu, để đưa các sản phẩm thịt cừu chất lượng đến người tiêu dùng trên toàn cầu. Mỹ và Trung Quốc hiện là hai trong số các thị trường tiêu thụ thịt cừu lớn nhất của Australia./.
t/h
- nuôi cừu li>
- xuất khẩu thịt cừu lớn li> ul>
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- HANVET: Khát vọng nội địa hóa vắc xin
- Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
- Một mô hình nuôi dê nhốt chuồng hiệu quả
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/09/2023
Tin mới nhất
T5,28/09/2023
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- HANVET: Khát vọng nội địa hóa vắc xin
- Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/09/2023
- Cho gà uống trà hoa vàng, ăn dược liệu thu lãi cả trăm triệu
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất