Ba mẹo giúp quản lý tốt hệ thống chăn nuôi không kháng sinh - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Ba mẹo giúp quản lý tốt hệ thống chăn nuôi không kháng sinh

    Chăn nuôi không kháng sinh đòi hỏi nỗ lực trên nhiều mặt, là một vấn đề toàn cầu. Nhu cầu loại bỏ hình thức sản xuất dường như “truyền thống” này của người tiêu dùng ngày càng tăng và đó là nhu cầu có ý thức về sức khỏe của khách hàng trên toàn thế giới.

     

    Trong khi đó, ngành thức ăn chăn nuôi đang đối mặt với những vấn đề lớn. Các nhà máy thức ăn và người chăn nuôi hy vọng có một chất phụ gia duy nhất sẽ giải quyết tất cả các vấn đề của họ. Nhưng kinh nghiệm của các nước châu Âu cho thấy một thực tế khác đó là: sản xuất chăn nuôi không có kháng sinh đòi hỏi sự kết hợp của nhiều nỗ lực.

     

    Hệ thống chăn nuôi không có kháng sinh

    Không có giải pháp an toàn cụ thể nào để loại bỏ kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi; thay vào đó, nó đòi hỏi nỗ lực trên nhiều lĩnh vực. | Tiến sĩ Eckel

     

    1. Cải thiện nguyên liệu thô

     

    Các nhà máy sản xuất thức ăn và người chăn nuôi đầu tiên phải chọn nguyên liệu phù hợp để tạo ra hỗn hợp thức ăn thích hợp. Các nguyên liệu như cám gạo, lúa gạo có thể bị nhiễm nấm mốc và nấm men nặng, và do đó sẽ sản sinh độc tố. Việc sử dụng chúng phải được tối ưu hóa trong các tổ hợp công thức hiện đại. Các chất ức chế nấm mốc có thể được sử dụng để làm giảm nấm mốc; tuy nhiên, thời điểm được áp dụng là khi các độc tố như độc tố nấm mốc hoặc nội độc tố đã được hình thành.

     

    2. Tối ưu hóa tổ hợp công thức khẩu phần

     

    Thay đổi công thức khẩu phần thức ăn tốt hơn (ví dụ: thay đổi khả năng đệm và protein thích hợp nhất) là một yêu cầu thứ hai cho một hệ thống sản xuất tối ưu. Tổ hợp khẩu phần hiện nay giúp giải quyết hầu hết các vấn đề liên quan đến protein thích hợp nhất và sử dụng tối ưu nguồn protein và axit amin. Tổ hợp công thức khẩu phần được mô phỏng trong phần mềm tương ứng và được chấp nhận trong thực tế. Tuy nhiên, khẩu phần ăn thường vẫn bổ sung dư thừa protein, tạo ra tác động tiêu cực đến năng suất và luồng không khí trong trang trại (ví dụ: amoniac).

     

    Việc tổ hợp khẩu phần ăn cho dinh dưỡng ở động vật non cần được chú ý nhiều hơn. Một số nguyên liệu vẫn còn được đánh giá thấp. Tác động của các chất phụ gia như các chất axit hóa đặc trưng, các khoáng đa lượng và vi lượng (ví dụ: oxit magiê, đá vôi hoặc oxit kẽm có khả năng đệm cao tác động đến tiêu hóa) là rất cần thiết. Hơn nữa, chúng ta cũng nên sử dụng phytases để làm giảm lượng khoáng dư thừa trong khẩu phần và giảm ảnh hưởng của các yếu tố kháng dưỡng trong nguyên liệu thức ăn.

     

    Việc tổ hợp một khẩu phần lý tưởng sẽ tác động tích cực đến phúc lợi động vật. Ví dụ, việc giảm amoniac sẽ dẫn đến giảm bệnh đường hô hấp, và tăng chất lượng lứa heo con và chất lượng sức khỏe động vật nói chung tốt hơn.

    3. Quản lý và tối ưu hóa lượng dinh dưỡng ăn vào

    Quản lý thức ăn và lượng dinh dưỡng ăn vào là thách thức quan trọng nhất đối với các chuyên gia dinh dưỡng. Vì hầu hết các kháng sinh kích thích tăng trưởng (AGPs) có hoạt tính chống lại vi khuẩn gram dương, AGP tiêu diệt các vi khuẩn gram dương với các tác dụng ức chế được thiết lập và một số đặc tính điều hòa miễn dịch thích hợp có thể cung cấp một giải pháp tốt nhất để phòng bệnh và chữa bệnh.

     

    Sự điều hòa miễn dịch bị thay đổi sẽ dẫn đến phản ứng viêm. Phản ứng viêm dẫn đến một loạt các thay đổi sinh hóa, sinh lý và hành vi ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng ăn vào và hấp thu cùng với việc giảm lợi nhuận và năng suất. Ảnh hưởng quan trọng nhất của đáp ứng miễn dịch là giảm lượng ăn vào, sau đó là giảm sự tiêu hóa chất dinh dưỡng (chủ yếu là chất béo và một số axit amin). Giảm lượng ăn vào chiếm 68% của sự giảm tăng trưởng do E. coli.

     

    Bên cạnh quá trình điều hòa miễn dịch không thể chối cãi, chúng tôi cũng tìm thấy các chiết xuất thực vật có thể điều chỉnh khả năng miễn dịch.

     

    Một nghiên cứu gần đây cho thấy ảnh hưởng có lợi của thực vật giàu flavonoid đối với heo con. Kết quả là tăng tỷ lệ villi:crypt trong ruột non khi cho ăn chiết xuất thực vật. Nhóm nghiên cứu giả định rằng chiều cao của nhung tăng lên dẫn đến sự cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thu của ruột, điều này có vẻ là do bề mặt hấp thu tăng, biểu hiện của các enzym ở bề mặt lông nhung và hệ thống vận chuyển chất dinh dưỡng tăng.

     

    Họ kết luận rằng khi cho heo ăn thực vật giàu chất polyphenol có thể giúp ngăn chặn hoạt động của NF-κB trong ruột non của heo. Điều này có thể cung cấp một chiến lược khẩu phần ăn hữu ích để ức chế phản ứng viêm trong ruột. Các nghiên cứu khác đưa ra lý do để tin rằng các ảnh hưởng tương tự có thể được giả định ở gà cũng như các loài thủy sinh.

     

    Các yếu tố làm giảm sự tăng trưởng đi cùng với đáp ứng miễn dịch với E.coli

    Mặc dù các yếu tố khác cũng làm giảm tăng trưởng nhưng các nghiên cứu cho thấy tác nhân E. coli làm giảm 68% lượng ăn vào của gà thịt. | Klasing, 2017

     

    Một vấn đề nữa bên cạnh lượng ăn vào và khả năng tiêu hóa không hiệu quả là vấn đề tác động đến khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng. Nghiên cứu đã chỉ ra tác động thú vị đối với khả năng tiêu hóa hồi tràng của các chất dinh dưỡng được chọn lọc sau khi tiêm tĩnh mạch gà thịt con với E. coli. Tóm lại, kết quả dường như cho thấy khả năng tiêu hóa methionine, lipid, retinol, lutein, canxi và sắt bị ảnh hưởng tiêu cực. Khả năng tiêu hóa giảm tới 37%.

     

    Kết luận và triển vọng tương lai

     

    Các nhà máy sản xuất thức ăn và người chăn nuôi nên tìm hiểu thêm các vấn đề khác nhau trong quá trình sản xuất chăn nuôi động vật không kháng sinh. Bên cạnh việc lựa chọn các nguyên liệu thô (rẻ nhất không phải là chi phí hiệu quả nhất), chúng ta cũng nên tối ưu hóa và tinh chỉnh các tổ hợp khẩu phần để có được kết quả tốt nhất có thể. Điểm này sẽ thu hút sự quan tâm nhiều hơn trong tương lai về phúc lợi động vật sắp tới, ví dụ: tổn thương đường tiêu hóa, khí thải amoniac và bệnh hô hấp.

     

    Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất là giải quyết tình trạng viêm và quản lý tác động của nó đối với lượng ăn vào, năng suất và sức khỏe động vật.

     

    Biên dịch: Acare VN Team (theo WattAgnet)

    Nguồn tin: Acare Vietnam

    1 Comment

    1. Andrea

      Theo kinh nghiệm châu Âu của chúng tôi, để đạt được #ANTIBIOTICSFREE cần nhiều biện pháp phòng ngừa hơn và một trong số đó là Giao thức vệ sinh cho tất cả các nguyên liệu của chăn nuôi, cho các phẩm chất, thức ăn, cho các công cụ để có điều kiện an toàn tốt nhất. Chúng tôi bắt đầu xử lý nước bằng Hệ thống tại chỗ của Sanodyna và sử dụng nó để nuôi nước uống, cho gà con cho gà trưởng thành, để bảo vệ sự sinh sản và tránh nguy cơ bị nhiễm trùng như E.coli, Salmonella, H5N1and hơn nữa … bằng cách đó chúng ta điều trị dạ dày để đồng hóa thức ăn tốt hơn, hơn nữa chúng ta có thể xử lý thức ăn để tránh bệnh nấm, cho đến khi chúng ta phun dung dịch vào tất cả các khu vực dành riêng, để tránh sự phát triển của vi khuẩn và loại bỏ vi khuẩn Mùi hôi. Đây là cách để đạt được đường màu xanh lá cây một cách tự nhiên, với giải pháp tự nhiên 100% #SANODYNA = #ANTIBIOTICSFREE — 0969689538 SANODYNA VIETNAM CO Ltd.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.