Bệnh đậu nổi trái ở bồ câu và biện pháp can thiệp - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh đậu nổi trái ở bồ câu và biện pháp can thiệp

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh đậu (Pigeon Pox) hay còn gọi là bệnh đậu nổi trái ở bồ câu là một bệnh thường gặp ở chim bồ câu, do virus thuộc nhóm Avipox gây ra.

     

    Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân, lúc tiết trời khô. Chim ở lứa tuổi từ 1 – 3 tháng rất cảm nhiễm với bệnh.

     

    Triệu chứng

     

    Bệnh thường xảy ra ở 2 thể:

     

    Thể ngoài da

     

    Trên da hình thành các mụn đậu ở các vị trí như mào, yếm, khoé mắt, khoé miệng, mặt trong cánh, quanh hậu môn và da chân. Khi mới xuất hiện, chỉ là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Các nốt đậu mọc ở mắt làm chim khó nhìn, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, nước mũi, làm khó thở. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng vảy, vảy màu nâu sẫm rồi dần dần tróc đi để lại nốt sẹo nhỏ màu vàng xám, mụn đậu lành nhanh chóng.

     

    Thể niêm mạc (yết hầu)

     

    Thể này thường xảy ra trên chim con, chim bệnh có biểu hiện khó thở, biếng ăn do niêm mạc hầu và họng bị đau, sốt, từ miệng chảy ra nước nhờn có lẫn mủ, màng giả.

     

    Kiểm tra niêm mạc ở khoé miệng, hầu họng và thanh quản phủ lớp màng giả (bựa) màu trắng. Khi bóc lớp màng giả đi thấy lớp niêm mạc màu đỏ.Sau đó là quá trình viêm lan ra ở mũi và mắt.

     

    Các thể khác

     

    Thể hỗn hợp: Là trường hợp bệnh có triệu chứng và bệnh tích của cả 2 thể là ngoài da và yết hầu, tỉ lệ chết cao, thường xảy ra trên chim con.

     

    Ngoài ra còn có thể nhiễm trùng huyết con vật không có bệnh tích ở da chỉ sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trọng sa sút nghiêm trọng. Bệnh diễn biến trong 3 – 4 tuần, phần đông chim bồ câu có thể tự khỏi bệnh, nhưng nếu vệ sinh không tốt thì khi có thể nhiễm khuẩn kế phát, bệnh sẽ nặng hơn, tỉ lệ chết có thể đến 50%.

    Bệnh đậu nổi trái ở bồ câu và biện pháp can thiệp

    Bệnh tích

     

    Chim bệnh ốm, xác gầy, nổi mụn đậu trên da. Ở niêm mạc miệng, thanh quản, hầu họng viêm đỏ. Các ổ viêm này loang dần thành các nốt phồng, dày dần lên cuối cùng tạo thành lớp màng giả dính chặt vào niêm mạc.

     

    Niêm mạc ruột có thể tụ máu đỏ từng đám.

     

    Phổi tụ máu và tích nước. Khí quản chứa nhiều dịch xuất lẫn bọt.

     

    Niêm mạc thanh quản, khí quản xuất huyết và có nhiều đờm đặc

    Biện pháp can thiệp

     

    Phòng bệnh

     

    Chủng ngừa cho chim con từ 7 – 10 ngày tuổi bằng vaccine đậu bồ câu Pigeon Pox đậu nhược độc.

     

    Dùng kim đâm qua màng cánh để chủng đậu, sau 5 ngày cần kiểm tra lại vết chủng, nếu thấy vết chủng không cương to như hạt tấm thì phải chủng lại lần hai.

     

    Ở Việt Nam hiện nay, do không có vacxin đậu bồ câu nên người chăn nuôi thường dung vacxin đậu gà để chủng cho bồ câu nên hiệu quả phòng bệnh không cao do chủng virus gây bệnh trên gà và bồ câu là khác nhau.

     

    Phương pháp chủng đậu ở màng cánh.

     

    Điều trị:

     

    Không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng hoặc dùng các loại kháng sinh để phòng bội nhiễm.

     

    Đối với mụn đậu ngoài da có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin10%, thuốc tím CuSO4 5% hoặc xanh methylen để bôi ngoài da.

     

    Thể niêm mạc có thể lấy bông làm sạch màng giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay kháng sinh. Nếu đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ mắt hoặc sử dụng thuốc mỡ Tetracyclin 1% để bôi.

     

    Nguyễn Văn Minh

    Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam

    5 Comments

    1. Âu văn duy

      Chim nhà e bị viêm đường hô hấp có dịch và có hạt trắng trong mỏ các bác cho e cách chữa trị

    2. Vũ Duy Tùng

      em mới nuôi bồ câu nhưng rất nhiều chim bị có cục như bã đậu ở khoang miệng các bác chỉ giúp em cách chữa trị ạ

    3. Nông thị toan

      Chim bồ câu nhà cháu có hiện tượng củ rủ ria xung quanh mỏ rớm máu trong miệng có chất nhầy giống mủ đong kết có mùi hôi
      Xin hỏi nguyên nhân và cách kha2cs phục
      Cháu cảm ơn

    4. Trần thanh phong

      Nhà tôi nuôi mấy đôi chim bồ câu Pháp, có 1 con mép phái ngoài sưng, phía trong miệng bị bã đậu. Chuyên gia cho tôi hỏi bị bệnh gì và cách điều trị. Xin cảm ơn.

    5. Nguyễn minh cường

      Xin tư vấn chim câu bị bệnh đậu

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.