[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Từ tháng 4 năm 2010, một loại bệnh mới đã bùng phát trên vịt ở Trung Quốc, gây thiệt hại lớn cho vịt đẻ và vịt thịt. Bệnh này cũng đã nổ ra ở Mã Lai năm 2012 và năm 2013, bệnh đã xuất hiện ở Thái Lan(Su et al., 2011; Liu et al.,2013; Thontiravong A. et al., 2013).
Hiện nay ở nước ta cũng đã xảy ra dịch bệnh này trên những đàn vịt thịt khoảng 30 ngày tuổi và gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi.
1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Kể từ những ca bệnh đầu tiên, vi-rút gây bệnh chưa được biết rõ và chỉ định tạm thời là vi-rút Tembusu. Mãi đến năm 2013, nhiều nhà khoa học đã phân tích toàn diện và chi tiếttrình tự bộ gen của vi-rút,tính kháng nguyên và khả năng miễn dịch chống lại vi-rút đã khẳng định vi-rút gây bệnh cho vịt ở Trung Quốc là một loài vi-rút mới, khác biệt với vi-rút Tembusu. Được đặt tên là vi-rút gây hội chứng giảm đẻ trên vịt (Duck egg drop syndrome virus), viết tắt là DEDSV, thuộc họ Flaviviridae, chi Flavivirus (Liu et al., 2013; Zhang et al., 2017).
2. VẬT CHỦ MANG MẦM BỆNH VÀ VẬT CẢM THỤ
Vật chủ mang mầm bệnh Flavivirus bao gồm muỗi, gà, vịt, ngỗng, chim bồ câu và chim sẻ (Zhang et al, 2017). Mặc dù gia cầm được cho là vật chủ tự nhiên của Flavivirus, nhưng vi-rút này cũng đã gây bệnh cho ngỗng, gà, vịt.
Lứa tuổi mắc bệnh: Người ta đã gây bệnh thực nghiệm bằng cách tiêm truyền mầm bệnh cho vịt, kết quả cho thấy vịt 1 tuần tuổi xảy ra bệnh nặng nhất, kế đến là vịt 3 tuần tuổi, vịt 7 tuần tuổi bị bệnh nhẹ hơn. Ghi nhận những ca bệnh xảy ra ngoài thực tế ở Mã Lai, Thái Lan cũng như ở nước ta, cho thấy bệnh thường xảy ra cho vịt từ 3 tuần tuổi trở lên và ở vịt đang đẻ trứng (Hoshino et al., 2009; Kono et al., 2000; Vaidya et al., 2012, Li et al., 2015).
3. ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY
Flavivirus được truyền do muỗi đốtvà gây bệnh cho vịt. Sau đó vịt bệnh bài thải mầm bệnh ra bên ngoài và lây truyền cho vịt khỏe do tiếp xúc trực tiếp, do thức ăn, nước uống có nhiễm mầm bệnh hoặc lây qua đường không khí. Cũng có thể lây nhiễm do chim, vì chim sẻ và những loài chim di trú là vật chủ mang mầm bệnh (Yan et al., 2011;Liu et al., 2012; Thontiravong. et al.,2015; Li et al., 2015).
Thực nghiệm cho thấy vi-rut có thể truyền từ vịt bệnh sang vịt khỏe bằng đường không khí. Đặc điểm chung của lây truyền trực tiếp là bệnh bùng phát đột ngột, lây lan nhanh và tỷ lệ mắc bệnh cao. Số liệu ghi nhận thực tế dịch bệnh ở Trung Quốc phù hợp với giả thuyết này (Li et al., 2015).
4. DẤU HIỆU LÂM SÀNG
Những vịt bị nhiễm bệnh có biểu hiện sốt, giảm ăn đột ngột, lờ đờ, vịt nuôi thịt chậm lớn, vịt đẻ sụt giảm nghiêm trọng sản lượng trứng, vịt nằm lật ngửa, tê liệt chân và cánh nên dễ bị dẫm đạp và chết. Tiêu chảy màu xanh xám. Khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu thần kinh biểu lộ rõ hơn như vịt có dáng đi khó khăn hoặc không thể đi lại được.
Tỷ lệ mắc bệnh thường cao (lên tới 90%). Tỷ lệ tử vong rất biến động, ghi nhận ở Mã Lai và Thái Lan đôi khi lên tới 30% hoặc cao hơn tùy thuộc vào vệ sinh, chăm sóc, các biện pháp điều trị hỗ trợ hoặc do bị nhiễm vi khuẩn thứ phát nặng. Giảm đẻ từ 20 – 60% và đôi khi lên tới 90% chỉ trong vòng 5-10 ngày.
5. BỆNH TÍCH MỔ KHÁM
Xuất huyết buồng trứng nghiêm trọng, viêm buồng trứng, các nang noãn bị vỡ,viêm phúc mạc cũng được nhìn thấy ở một số vịt bị bệnh, lá lách sưng to, viêm não, xuất huyết,viêm nội tâm mạc. Những thay đổi ở các cơ quan khác như viêm thận, viêm phổi, cũng đã được báo cáo (Yang J, et al.2013;Lyet al., 2019).)
6. CHẨN ĐOÁN
– Dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích để nghi ngờ bệnh
– Xét nghiệm để tìm kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh của vịt bệnh ở phòng thí nghiệm.
7. ĐIỀU TRỊ
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị,nhưng phải điều trị triệu chứng và hỗ trợ sức đề kháng cho vịt.Trước hết phải dùng thuốc giải độc gan thận và hạ sốt trước 1-2 ngày bằng các thuốc BIO-HEPATOL B12, BIO-PARA C,BIO-GLUCAN.
Sau đó tùy theo triệu chứng nghi ngờ phụ nhiễm để cấp kháng sinh, nghi phụ nhiễm bệnh tụ huyết trùng thì sử dụng BIO-FLOR+DOXY WSP, phụ nhiễm E.colithì dùng BIO-AMCOLI PLUShoặc nhiễm trùng huyết doRiemerella anatipestifer thì sử dụng BIO-CEFTRI-BACTAM hoặc BIO-CEPTIOFUR. Đồng thời cấp thêm BIO-ELECTROLYTES để cấp bù chất điện giải và chống mất nước. Ở những vịt đã hồi phục thì cấp men vi sinh như BIO-LACTAZYME hoặc BIOTIC.
8. PHÒNG BỆNH
– Phải tuân thủ qui trình vắc-xin phòng bệnh đầy đủ cho đàn vịt.
– Cho ăn thức ăn cân bằng chất dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ vitamin.
– Khi thời tiết thay đổi, phòng các bệnh nhiễm khuẩn bằng cách trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống, thuốc chống stress như BIO-ANTI-STRESS, BIO-VITAMIN C 10%.
– Ngăn ngừa muỗi tiếp xúc và đốt vịt, ngăn ngừa chim sẻ, chim hoang dã, chuột vào chuồng nuôi.
– Sát trùng nguồn nước trước khi cho vịt uốngbằng thuốc BIODINE hoặc BIOKON.
– Phát quang những bụi rậm, khơi thông cống rãnh. Dùng thuốc diệt muỗi BIO-DELTOXhoặc dùng lưới chống muỗi, chống chim.
– Cách ly ngay những vịt bị bệnh ra khỏi đàn.Những vịt bị chết do bệnh nên đốt hoặc chôn sâu với vôi bột để tránh phát tán mầm bệnh.
– Khi chưa có dịch nên sát trùng chuồng trại 2 lần/tuần, nếu dịch đã xảy ra thì 2 ngày sát trùng một lần. Sát trùng trong chuồng lẫn bên ngoài chuồng. Sát trùng xe cộ, công nhân trước khi vào trại với thuốc sát trùng BIOSEPT hoặc BIO-GUARD.
– Khi đã xuất hết vịt cần dọn khô nền chuồng thật sạch sẽ, sau đó rửa bằng nước với xà phòng, để chuồng khô rồi mới phun thuốc sát trùng và để trống chuồng khoảng 1,5 – 2 tháng.
– Nuôi theo phương thức “cùng vào cùng ra”, đừng nuôi các loài gia cầm khác nhau trong cùng một trại.Những nơi đang bị dịch bệnh, phải ngưng nhập vịt giống và ngưng tái đàn.
Bệnh do Flavivirus gây ra trên vịt |
PGS TS Lê Văn Thọ
Cố vấn Kỹ thuật
Công ty Liên doanh Bio – Pharmachemie
- bệnh ở vịt li>
- Flavivirus li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Vịt nhà em 40 ngày tuổi đã chích 3 loại vắc xin: siêu gần ghép ngắn mỏ 1 ngày tuổi, 15 ngày tuổi tiêm vắc xin tả,30 ngày tuổi tiêm bại huyết. Hôm nay lại bị bệnh ngã chân lên trời là nguyên nhân gì?