Hiện nay, trên các đàn gà ở nhiều nơi mắc bệnh Leuco, đã gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi.
1. Nguyên nhân, đường truyền lây bệnh
Bệnh Leuco (Lymphoid – Leucosis) là bệnh truyền nhiễm ở gà gây ra bởi vi rút leuco.
Bệnh phát ra trên gà từ 14 tuần tuổi trở lên, thường gặp nhất ở gà 24 – 40 tuần tuổi ở những đàn gà có số lượng lớn.
Đường truyền lây bệnh chủ yếu là qua trứng, vi rút từ gà mẹ truyền qua trứng tới gà con; đồng thời gà khỏe lây bệnh từ gà bị bệnh hoặc qua môi trường, dụng cụ ấp nở, dụng cụ chăn nuôi, vắc xin nhiễm mầm bệnh.
Nội tạng gà có u
2. Cơ chế gây bệnh
Vi rút xâm nhập vào cơ thể hoặc có sẵn trong cơ thể gà sẽ nhân lên nhanh chóng, tấn công vào các tế bào limpho đồng thời tấn công vào túi fabricius, gây giảm miễn dịch và hình thành các khối u.
Sự nhân lên của vi rút xảy ra trong các tuyến tiết ra anbumin của ống dẫn trứng vì vậy bệnh truyền theo chiều dọc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gà trống không trực tiếp gây nhiễm bệnh bẩm sinh cho gà con nhưng gián tiếp là vật mang vi rút và là nguồn lây nhiễm bệnh cho các con gà mái khỏe khác.
Một số trường hợp, gà mắc bệnh không xuất hiện khối u và không gây chết nhưng giảm khả năng sinh trưởng và phát triển, đồng thời rất nguy hiểm vì là vật mang trùng, truyền bệnh qua trứng sang gà con và bài thải mầm bệnh ra môi trường làm lân lan dịch bệnh.
Gà mắc bệnh tăng tính mẫn cảm đối với các bệnh truyền nhiễm khác do tổn hại hệ thống miễn dịch.
3. Triệu chứng của gà mắc bệnh
Gà mắc bệnh có các biểu hiện như kém ăn, gầy nhanh, ủ rũ, tiêu chảy, mào tích nhợt nhạt, tỷ lệ gà chết cao. Có thể kế phát các bệnh truyền nhiễm khác.
Ở gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm rõ rệt.
4. Bệnh tích
Thể trạng gà bệnh gầy, nhợt nhạt. Hiện tượng tăng sinh tế bào tạo u cục ở nhiều cơ quan nội tạng của gà bệnh, đầu tiên xuất hiện ở túi fabricius sau đó ở gan, lách, thận, màng treo ruột, tim và buồng trứng.
Xuất huyết nội do vỡ các khối u trên cơ quan nội tạng như gan, lách, thận…, hoặc xuất huyết ngoài da, có thể rụng lông ống, do máu khó đông dẫn đến mất máu rất nhiều và gây chết gà.
Gan gà xuất hiện u
5. Chẩn đoán bệnh
* Dựa vào các triệu chứng, bệnh tích điển hình của gà bệnh như kém ăn, gầy nhanh, ủ rũ, tiêu chảy, mào tích nhợt nhạt; máu loãng khó đông; khi mổ khám thấy u cục ở túi fabricius, gan, lách, thận, màng treo ruột, tim và buồng trứng…
* Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ở gà như:
– Với bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Giống nhau | Khác nhau | |
Bệnh Leuco | Bệnh ký sinh trùng đường máu | |
– Gà chết thường biểu hiện chân khô, lông xơ xác, mào tích nhợt nhạt.- Máu loãng, khó đông.
|
– Bệnh xảy ra ở gà trên 14 tuần tuổi (thường 24 – 40 tuần tuổi), không có tính mùa vụ.- Xác gà chết gầy
– U cục ở nhiều cơ quan nội tạng của gà bệnh, đầu tiên xuất hiện ở túi fabricius sau đó ở gan, lách, thận, màng treo ruột, tim và buồng trứng. |
– Bệnh thường xảy ra ở gà trên 6 tuần tuổi, xảy ra nhiều vào mùa mưa ẩm có nhiều muỗi, dĩn.- Xác gà chết không gầy
Cơ ức khô cứng, nhợt nhạt loang lổ các vùng nhạt màu Gan, lách sưng to và bở nát; Một số trường hợp thận tăng sinh và dễ vỡ.
|
– Với bệnh Marek
Giống nhau | Khác nhau | |
Bệnh Leuco | Bệnh Marek | |
– Gà chết thường biểu hiện xác gầy, lông xơ xác, mào tích nhợt nhạt.- U cục ở nhiều cơ quan nội tạng. | – Bệnh xảy ra ở gà trên 14 tuần tuổi (thường 24 – 40 tuần tuổi).- U cục đầu tiên xuất hiện ở túi fabricius.
– Các u riêng biệt |
– Bệnh xảy ra ở gà trên 4 tuần tuổi (thường 10 – 20 tuần tuổi).- Không có u cục trên túi fabricius
– Gà có hiện tượng sưng dây thần kinh, gây liệt chân. |
* Để chẩn đoán chính xác, cần xét nghiệm tế bào: Tìm các tế bào ung thư ở túi fabricius, gan, lách, thận, tim, màng treo ruột và buồng trứng.
Gà bị liệt do bệnh marek
6. Phòng chống bệnh
Mua gà giống từ cơ sở chăn nuôi an toàn với các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh Leuco.
Tăng cường công tác vệ sinh trong ấp nở trứng gà, không ấp nở trứng của đàn gà bị bệnh; vệ sinh, khử trùng máy ấp nở và dụng cụ ấp nở.
Đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, thực hiện trống chuồng sau mỗi lứa nuôi, vệ sinh, khử trùng chuồng trại và dụng cụ, thiết bị chăn nuôi.
Sớm phát hiện đàn gà mắc bệnh để cách ly và xử lý kịp thời, hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường và lây lan bệnh qua ấp nở hoặc chăn nuôi.
7. Điều trị
Bệnh do vi rút gây nên, không có thuốc điều trị.
Liên Hương
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông QG
- bệnh ở gà li>
- Bệnh Leucosis li> ul>
3 Comments
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Công ty cho tôi hỏi tôi có nuôi 5000 con gà phượng đẻ trứng gà được 6 tháng tuổi bắt đầu vào đẻ hiện tại tại gà đang bị sưng đầu tỉ lệ 2% lây lan chậm những con bị vẫn ăn uống bình thường gà không sốt không đau mắt chỗ sưng sờ vào lỏn nhỏn cứng như u thịt vậy công ty cho tôi hỏi đó là bệnh gì và cách điều trị tôi xin chân thành cảm ơn.
Cho mình hỏi về các loại bệnh trên lợn cách phòng và điều trị với ạ?
Cho hỏi phác đồ điều trị MS hiệu quả nhất hiện nay.