Bệnh PED gây tiêu chảy trên heo và cách xử lý - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh PED gây tiêu chảy trên heo và cách xử lý

    1. Nguyên nhân gây bệnh PED (PORCINE EPIDEMIC DIARROEA)

     

    Bệnh do một Coronavirus gây ra (cùng họ với virusTGE), bệnh khá phổ biến trên heo. Virus tấn công vào hệ nhung mao ruột làm giảm bề mặt hấp thu, dẫn đến mất nước và mất chất dinh dưỡng gây chết heo, tỷ lệ chết cao từ 30% đến 100%, thiệt hại kinh tế lớn.

     

    Có 2 chủng virus PED

     

    Chủng PED 1: chỉ nhiễm trên heo trong giai đoạn tăng trưởng

     

    Chủng PED 2: nhiễm trên tất cả các loại heo, kể cả heo nái trưởng thành

     

    – Virus tồn tại lâu trong môi trường và chất thải, dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng và chất sát trùng.

     

    2. Cách lây lan

     

    – Bệnh phát ra trong trại một cách nhanh chóng, từ khi virus xâm nhập đến khi có triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng 18 – 24 giờ

     

    – Bệnh lây lan nhanh chóng đến tất cả các đàn heo trong trại với triệu chứng điển hình là tiêu chảy

     

    – Lây lan gián tiếp là từ các phương tiện vận chuyển, đặc biệt là xe và người ra vào mua bán heo.

     

    – Bệnh lây truyền trực tiếp qua phân, dịch tiết ở mũi, chất ói heo con, qua sữa heo mẹ và đặc biệt qua không khí( các nhà nghiên cứu từ Đại học Minnesota, Mỹ đã có bài viết trên tạp chí Veterinary Research cho biết rằng họ đã chứng minh PEDV có thể bay trong không khí, có thể lây nhiễm trong khi lơ lửng trong không khí). Sau khi xâm nhập qua đường tiêu hóa, virus nhân lên ở ruột non ăn mòn lớp vi nhung mao ruột, làm cho ruột mỏng dần, xuất huyết, không tiêu hóa được thức ăn làm con vật ói và tiêu chảy có sữa chưa tiêu nên phân và dịch ói có màu vàng nhạt hoặc đậm

     

    3.Triệu chứng lâm sàn

     

    – Heo con theo mẹ: bú ít hoặc bỏ bú, ỉa chảy phân lỏng, tanh, màu vàng, và ói mửa ra sữa không tiêu, do đó heo con sụt cân nhanh do mất nước, trở nên gầy ốm, đi xiêu vẹo, phân trắng dính bết ở hậu môn, da nhăn, lông dài, thân nhiệt giảm vì vậy triệu chứng điển hình là heo con thích nằm lên bụng mẹ cho ấm.

     

    – Bệnh lây lan nhanh chóng đến tất cả các đàn heo trong trại – Điều trị bằng các loại kháng sinh đặc trị tiêu chảy không có kết quả.

    Bệnh PED gây tiêu chảy trên heo và cách xử lý

    Bệnh PED gây tiêu chảy trên heo và cách xử lý

    Hình ảnh đối chiếu phân heo bình thường và bị bệnh

     

    Tỷ lệ chết  của heo con theo mẹ tùy thuộc vào độ tuổi nhiễm bệnh :

     

    – Heo con ở 0 – 5 ngày tuổi mắc bệnh, tỷ lệ chết 100%

     

    – Heo con ở 6 – 7 ngày tuổi mắc bệnh, tỷ lệ chết khoảng 50%

     

    – Heo con lớn hơn 7 ngày tuổi mắc bệnh tỷ lệ chết  khoảng 30%

     

    4. Chẩn đoán

     

    Dựa vào triệu chứng: heo con tiêu chảy  với tỷ lệ chết  cao,lây lan nhanh, heo con thích nằm trên bụng mẹ, điều trị bằng các loại kháng sinh không có kết quả, tỷ lệ chết đối với heo dưới 5 ngày tuổi lên đến 100%, rất khó phân biệt được với TGE kể cả xem virus trên kính hiển vi điện tử.

     

    Thường người ta dùng test kiểm tra huyết thanh học đánh giá sự tăng hàm lượng kháng thể hay dùng Elisa kiểm tra mẫu phân tiêu chảy hay chất chứa trong đường ruột

     

    – Phân biệt các bệnh: là việc làm rất khó khăn, chúng ta cần khảo sát và ghi nhận diễn tiến tình trạng bệnh lý trên toàn trại:

     

    + Tình trạng chuồng trại:Trại ẩm ướt, lạnh, dơ bẩn, sức kháng heo con yếu, heo con chưa được tiêm sắt, heo mẹ chưa được tiêm phòng đầy đủ  là nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng gây tiêu chảy của heo con.

     

    + Quá trình lây lan nhanh có thể là do PED, TGE…lây lan chậm có thể là do E.coli, Cocidiosis…

     

    + Căn cứ vào ngày tuổi bị bệnh: PED thường ở mọi lứa tuổi,TGE thường trong 20 ngày tuổi đầu tiên, Cocidiosis thường sau 1 tuần tuổi…

     

    + Tỉ lệ bệnh, chết: Bệnh gây chết nhiều, nhanh, điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu mà không có kết quả có thể là bệnh PED, TGE, còn bệnh do E.coli, Cocidiosis…điều trị bằng kháng sinh và thuốc trị cầu trùng  đặc hiệu là khỏi.

     

    – Gởi mẩu phòng xét nghiệm

     

    + Tìm noãn nang cầu trùng 

     

    + Xác định virus TGEV, PEDV

     

    + Kháng sinh đồ (chỉ khi cần thiết)

     

    Chúng ta có thể dựa vào bảng tham khảo sau:

     

    Dấu hiệu

    WS

    PED

    TGE

    Cocidiosis

    Tuổi mắc bệnh

    Mọi lứa  tuổi

    Mọi lứa  tuổi

    Trong 20 ngày tuổi đầu tiên

    Sau 1 tuần tuổi

    Tình trạng phân

    Loãng =>sệt

    Loãng => sệt

    Rất loãng

    Sệt

    Tỉ lệ bệnh

    Rải rác =>  toàn bầy/nhiều bầy

    Toàn bầy => toàn đàn

    Toàn bầy

    Rải rác => toàn bầy

    Diễn tiến

    Chậm

    Nhanh

    Rất nhanh

    Chậm

    Mức độ chết

    Ít chết

    Chết nhiều

    Chết toàn bầy

    Ít chết

    Tiên lượng

    Tốt

    Xấu

    Rất xấu

    Tốt

     

    5. Xử lý heo bệnh

     

    Khắc phục các  nguyên nhân gây bệnh.

     

    – Giữ chuồng  ấm, khô, sạch

     

    – Tiêm sắt cho heo con.

     

    – Cấp thuốc căn cứ vào tình trạng bệnh:

     

    + Bù nước và chất điện giải: Cho uống hoặc tiêm xoang bụng dung dịch glucoza, lactat…

     

    + Giảm nhu động ruột bằng cho uống nước lá chat( lá ổi hoặc trà bắc và vài lát gừng) hoặc tiêm Atropin.

     

    + Cân bằng tập đoàn vi sinh đường ruột bằng cách bổ sung men tiêu hóa.

     

    + Cho thuốc chống cầu trùng: Anticoc, Baycoc…

     

    + Cấp thuốc kháng khuẩn: Sulfamethoxazole, Trimethoprim,…

     

    6. Phòng bệnh

     

    6.1 Thực hiện chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học

     

    – Có hàng rào ngăn cách giữa trong và ngoài trại, xe vào bắt heo  không được vào trong trại mà phải đỗ ở ngoài trại đúng nơi qui định.

     

    – Tăng cường kiểm soát người và các phương tiện ra vào trại đặc biệt là các xe và người vào bắt heo, mua heo  đây là nguyên nhân chính làm lây lan dịch bệnh.

     

    – Công nhân chăn nuôi hạn chế ra ngoài trại.

     

    – Xe vận chuyển trong trại sau khi vận chuyển heo  phải được rửa, sát trùng, để khô mới được vận chuyển heo tiếp.

     

    – Có chuồng bán heo  nằm sát vòng ngoài của trại

     

    – Cấm đưa heo  từ khu vực bán trở về trại.

     

    – Không cho nước thải của chuồng bán chảy trở về trại

     

    – Người lao động không nên tiếp xúc với heo khác ngoài khu vực làm việc của mình.

     

    – Hạn chế khách tham quan nếu không thật sự cần thiết.

     

    – Làm vệ sinh lối đi thường xuyên, có hố sát trùng ở cửa ra vào chuồng.

     

    -Thực hiện phương pháp chăn nuôi “ Cùng vào, cùng ra”.

     

    -Không nuôi nhiều loài gia súc, gia cầm chung trại.

     

    – Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, tiêu độc sát trùng, diệt côn trùng gặm nhấm…

    Cô lập khu vực chăn nuôi;

     

    + Hạn chế tham quan.

     

    +Hạn chế  các loài vật khác vào chỗ nuôi heo như chó, gà…

     

    +Hạn chế  ghép bầy.

     

    – Tiêm sắt đầy đủ cho heo con (FER-B12 ) theo đúng qui trình.

     

    – Chủng ngừa đầy đủ và đúng qui trình cho heo mẹ

     

    – Luôn tuân thủ qui tắc: KHÔ, SẠCH, ẤM cho chuồng nái nuôi con và chuồng heo con.

     

    – Heo mẹ trong thời gian mang thai nên đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho bào thai.

     

    6.2 Chủng ngừa vaccine

     

    Riêng đối với bệnh PED có thể chủng ngừa cho heo mẹ với DS PED PigVac (Daesung Microbilogical Labs – Korea)

     

    6.3  Hoặc uống vaccine

     

    PED – nhược độc đông khô dùng để uống, do GreenCross(Hàn Quốc) sản xuất:

    Bệnh PED

    + Đặc tính:

     

    Vắc xin dạng đông khô được sản xuất từ virus gây bệnh tiêu chảy truyền nhiễm (PEDV) chủng nhược độc DR13, được nuôi cấy trên môi trường tế bào.

     

    + Thành phần:

     

    – PEDV chủng DR13: tối thiểu 105.5TCID50/ liều.

     

    – Chất bổ trợ LPGG: 20%.

     

    + Chỉ định:

     

    Phòng bệnh tiêu chảy truyền nhiễm trên heo con bằng cách cung cấp các kháng thể đặc hiệu (IgA, IgG).

     

    + Cách dùng và liều dùng:

     

    – Cách dùng:Pha loãng vắc xin, lắc kỹ để được dung dịch đồng nhất trước khi dùng.

     

    – Liều dùng: Heo nái hậu bị: Cho uống hoặc trộn vào thức ăn 2 lần trước khi phối giống và 2 lần trước khi sinh, mỗi

    lần 1 liều vắc xin, lần sau cách lần đầu 2-3 tuần.Heo nái mang thai: Cho uống hoặc trộn vào thức ăn 2 lần, mỗi lần 1 liều vắc xin. Lần đầu lúc 4 – 5 tuần trước khi sinh và nhắc lại lúc 2 – 3 tuần trước khi sinh.

     

    + Chú ý:

     

    – Trộn vắc xin với lượng thức ăn vừa đủ để bảo đảm heo ăn hết lượng thức ăn này.

     

    – Chỉ dùng vắc xin với heo nái khoẻ mạnh.

     

    – Không sử dụng nước có chứa các chất sát trùng để pha vắc xin.

     

    – Thời gian ngưng sử dụng vắc xin: 0 ngày.

     

    – Dạng trình bày: Vắc xin được sản xuất ở dạng đông khô, đóng chai: 5 liều.

     

    – Bảo quản:Ở nhiệt độ từ 2-8oC, không để vắc xin vào ngăn đông, tránh ánh sáng mặt trời.

     

    – Hạn sử dụng: 18 tháng kể từ ngày sản xuất.

     

    6.4 Chúng ta có thể tự tạo miễn dịch cho lợn con

     

    Bằng cách cho lợn mẹ ăn ruột của lợn con trước khi đẻ.

     

    Phương pháp tiến hành: Lấy ruột 2- 3 lợn con có triệu chứng ỉa chảy do PED đang còn sống, có độ tuổi nhỏ hơn 5 ngày tuổi, cho vào máy xay sinh tố, xay nhỏ. Trộn hỗn hợp thu được với 1.000ml nước cất, lọc qua vải gạc lấy phần nước trong cho vào 100g Colistin để diệt tạp khuẩn. Đem dung dịch trên trộn với thức ăn trong toàn trại cho lợn nái, lợn hậu bị ăn(mỗi con 10ml). Sau khi ăn nếu lợn xuất hiện triệu chứng ỉa chảy hoặc ủ rủ, bỏ ăn là đạt yêu cầu; nếu không phải làm lại. Sau 2 tuần kháng thể mới xuất hiện, vì vậy đối với nái mang thai tuần 15 – 16, lợn con sinh ra vẩn chết vì bệnh PED. Nếu phát hiện, xử lý nhanh có thể sau 3 tuần dập tắt được dịch bệnh trong toàn trại.

     

    Đoàn Thị Tươi

    Phòng Dịch tễ

    Nguồn: Chi cục Chăn nuôi Thú y Đồng Nai

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.