Bệnh sán lá gan trên bò sữa - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh sán lá gan trên bò sữa

    Bệnh sán lá gan thường phát triển khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là đầu mùa mưa. Do dễ tái nhiễm và thời gian sán lá gan trưởng thành sống rất lâu ở gan (3 – 11 năm), bò sữa càng lớn tuổi thì tỷ lệ nhiễm càng cao.

     

    Bệnh xảy ra ở hầu hết các loài gia súc nhai lại, bệnh có thể lây sang người qua đường ăn uống. Bệnh thường xảy ra trên bò sữa với tỷ lệ nhiễm trung bình khoảng 35 – 50%. Những vùng lầy lội, ẩm thấp tỷ lệ nhiễm có thể lên đến 90%.

     

    1. Nguyên nhân, đặc điểm hình thái

     

    – Do sán lá Fasciola gigantica Fasciola hepatica gây ra.

     

    – Sán lá Fasciola gigantica Fasciola hepatica đều có màu đỏ nâu. Cấu tạo bên trong của 2 loài sáng này tương đối giống nhau, bên ngoài thì có sự khác biệt.

     

    + Trong đó, F. gigantica là loài sán lá rất phổ biến ở nước ta, loài sán này có chiều dài từ 25 – 75 mm, rộng 3 – 12 mm, hình lá, u lồi hình nón của đầu là phần tiếp theo của thân, vì vậy sán không có “vai”. Hai rìa bên thân sán song song với nhau, có hai giác bám: giác bụng và giác miệng.

     

    + Loài Fasciola hepatica có đầu lồi và nhô ra phía trước làm cho sán có “vai”. Sán dài 18 – 51 mm, rộng 4 – 13 mm, phần đầu hình nón dài 3 – 4 mm, chứa cả hai giác bám, giác bụng lớn hơn giác miệng. Hai rìa bên thân sán không song song với nhau mà phình ra ở chỗ vai rồi thon lại ở cuối thân.

    2. Vòng đời, vị trí ký sinh của sán lá Fasciola

     

    Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của bò sữa. Sau khi thụ tinh, mỗi sán đẻ hàng chục vạn trứng. Những trứng này theo dịch mật vào ruột và theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi như: được nước mưa cuốn trôi xuống các vũng nước trũng, hồ, ao, suối, ruộng nước…; nhiệt độ từ 15 – 300C; pH= 5 – 7,7; có ánh sáng thích hợp thì sau 10 – 25 ngày trứng nở thành Miracidium bơi tự do trong nước. Nếu thiếu ánh sáng, Miracidium không có khả năng thoát vỏ nhưng vẫn tồn tại đến 8 tháng trong vỏ. Miracidium có hình tam giác, xung quanh thân có lông và di chuyển được trong nước. Vật chủ trung gian của sán lá gan là ốc nước ngọt gồm ốc Limnaea viridis Limnaea swinhoei. Thời gian từ khi con vật nuốt phải kén đến khi thành sán trưởng thành khoảng 3 tháng. Một sán lá trưởng thành có thể ký sinh trong ống dẫn mật của bò sữa 3 đến 5 năm, có khi tới 11 năm.

    3. Động vật mắc bệnh

     

    – Bệnh xảy ra ở tất cả các loài nhai lại. Đặc biệt là bò sữa và người.

     

    – Bò sữa thường bị nhiễm bệnh nặng hơn và ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ nhiễm trung bình của bò sữa ở miền núi 30 – 35 %, vùng đồng bằng 40 – 70 %.

    – Bê, nghé non bị bội nhiễm thường phát bệnh ở thể cấp tính.

     

    4. Triệu chứng

     

    – Bò sữa suy nhược, ăn ít, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù, thiếu máu, vàng da

     

    – Bò sữa gầy dần, mô mỡ và cơ bắp teo dần, tiêu chảy hoặc táo bón

     

    – Thủy thũng ở mắt, vùng hầu, dưới hàm, yếm ức; nhai lại yếu, khát nước.

     

    – Giảm sản lượng sữa giảm từ 20 – 50%. Bò sữa có thể chết do suy nhược.

     

    – Thể mãn tính phổ biến với các triệu chứng: gầy ốm và suy nhược, biếng ăn, lông
    xù và dễ rụng, da khô, niêm mạc nhợt nhạt hoặc có màu vàng (hoàng đản), tiêu
    chảy kéo dài,
    phù thũng những vùng thấp của cơ thể như: 4 chân, nách, ngực,
    vùng hầu.

    5. Bệnh tích

     

    Sán lá trong quá trình di hành làm tổn thương mô gan, gan sưng to. Viêm gan nhiễm khuẩn, gây hiện tượng viêm túi mật, tắc ống dẫn mật, tổn thương niêm mạc ruột non.

     

    – Sán lá trưởng thành sống trong các ống dẫn mật, thường xuyên kích thích niêm mạc ống mật, mật bị ứ lại thấm vào máu gây chứng hoàng đản.

     

    Túi mật sưng và viêm xơ cứng quanh ống mật

     

    Các lỗ màu vàng nhạt do sán lá gan trú ngụ

    Ngoài việc gây tổn thương gan, sán trưởng thành hút chất dinh Ống mật dày lên đáng kể dưỡng, hút máu bò sữa để phát triển, đồng thời tiết độc tố gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đàn bò sữa và có thể dẫn đến tử vong do kiệt sức.

     

    6. Chẩn đoán

     

    – Dựa vào triệu chứng lâm sàng, dịch tễ học.

     

    – Kiểm tra phân: kiểm tra sự hiện diện của trứng sán lá trong phân

     

    – Kiểm tra huyết thanh học: xét nghiệm ELISA để phát hiện các kháng thể lưu hành. Phương pháp này giúp phát hiện được bò sữa bị nhiễm bệnh trong thời kỳ trước khi sán trưởng thành, trước khi trứng được bài tiết ra và khả năng kiểm tra được số lượng mẫu lớn.

     

    – Mổ khám: Sự có mặt sán lá gan trong ống mật, các tổn thương do sán lá non di chuyển là những bệnh tích rất điển hình của bệnh sán lá gan trên bò sữa.

     

    – Chẩn đoán phân biệt với các bệnh, trường hợp sau:

     

    + Lao bò, thương hàn

     

    + Viêm thận và viêm phổi mãn tính

     

    + Ký sinh trùng đường máu

     

    + Chăm sóc, nuôi dưỡng kém (dinh dưỡng, khẩu phần ăn, vệ sinh thú y…)

     

    7. Phòng và điều trị bệnh

     

    7.1. Phòng bệnh

     

    Cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ và tác hại của bệnh sán lá gan trên bò sữa là “phòng bệnh tốt hơn trị bệnh”. Cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp để vừa diệt sán lá gan vừa cắt đứt vòng đời của chúng. Quy trình phòng bệnh sán lá gan gồm các biện pháp chính sau đây:

     

    – Định kỳ tẩy sán lá gan cho bò sữa 2 lần/năm, thường vào tháng 4 và tháng 8, bằng sản phẩm ZENTAB hoặc LOZAN. Nên theo dõi bò sữa mắc bệnh, có biện pháp cách ly kịp thời, không nên chăn thả tự do để hạn chế tối đa việc nhiễm bệnh từ môi trường.

    – Khi cắt cỏ cho bò sữa ăn, Quý bà con nên lưu ý không nên cắt quá sát gốc bởi vì phần chìm trong nước có nguy cơ nhiễm sán lá rất cao. Diệt mầm bệnh từ môi trường tự nhiên như ủ phân để diệt trứng và ấu trùng sán lá gan, tránh hiện tượng khuếch tán mầm bệnh.

     

    – Diệt ký chủ trung gian. Tháo khô các vùng ngập nước để diệt ốc, dùng CuSO4 nồng độ 3 – 4‰ phun trên đồng cỏ và cây thủy sinh để diệt ốc, cắt đứt giai đoạn phát triển của sán lá ở thời kỳ ấu trùng hoặc nuôi vịt và cá để diệt ốc. Định kỳ tiêu độc, sát trùng chuồng trại và môi trường chăn thả bằng sản phẩm IODINE

     

    – Thường xuyên bổ sung chế phẩm dinh dưỡng CALCIUM PLUS, PROMISE E.Sel – H vào khẩu phần ăn hằng ngày của bò sữa để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng với bệnh sán lá gan cũng như các bệnh giun sán khác.

    7.2. Điều trị

     

    Cách ly con bệnh để thuận tiện cho việc điều trị và tránh lây lan mầm bệnhbằng cách áp dụng các biện pháp đồng bộ sau:

     

    – Sử dụng sản phẩm đặc trị bệnh sán lá gan trên bò sữa CLOMEC

    – Giúp bò sữa nhanh phục hồi chức năng gan; bổ máu, bồi dưỡng thể trạng bằng sản phẩm HERBATOX IRON-DEXTRAN+B12

    – Cung cấp dưỡng chất giúp bò sữa vượt nhanh qua bệnh, phục hồi sản lượng sữa bằng các sản phẩm CALCIUM PLUS, PROMISE E.Sel – H (Cách sử dụng các sản phẩm trên theo Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu)

     

    Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu luôn đồng hành cùng bà con chăn nuôi để đưa ra những giải pháp tối ưu trong chăn nuôi, mang tới những sản phẩm chất lượng cao, đồng hành cùng sự thịnh vượng của bà con chăn nuôi. Với phương châm “Dùng Thuốc Á Châu, Nuôi Đâu Thắng Đó”, chúng tôi không ngừng cố gắng tìm tòi, chủ động đưa ra thị trường những sản phẩm chiến lược chất lượng cao, với mong muốn mang lại lợi nhuận chăn nuôi tối ưu nhất đến với bà con chăn nuôi trong và ngoài nước.

     

    Mọi thông tin chi tiết về các sản phẩm thuốc thú y của Công ty TNHH thuốc Thú y Á Châu, Quý Bà Con vui lòng liên hệ qua Hotline công ty. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7, đồng hành cùng Quý Bà Con./.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.