Bệnh tụ huyết trùng trâu bò và cách phòng trị
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh tụ huyết trùng trâu bò và cách phòng trị

    Bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm, mưa nắng thất thường hoặc gia súc thay đổi điều kiện sống, điển hình ở trâu, bò chuyển vùng.

     

    1. Nguyên nhân gây bệnh

     

    Bệnh do vi khuẩn Pasteurella gây nên.

     

    Vi khuẩn tụ huyết trùng dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng, ánh nắng mặt trời và chất sát trùng. Vi khuẩn bị diệt ở nhiệt độ 580C trong 20 phút, 800C sau 10 phút; 1000C chết ngay.

     

    Trong tổ chức của động vật bệnh bị thối nát, vi khuẩn sống được 1 – 3 tháng, các chất sát trùng thông thường diệt vi khuẩn nhanh chóng như axit phenic 5%, crezil 3%, nước vôi 1%, formol 2% ….

     

    Vi khuẩn sống khá lâu và sinh sản trong đất ẩm thiếu ánh sáng, có nhiều muối nitrat và chất hữu cơ.

     

    Trong chuồng nuôi súc vật và trên đồng cỏ vi khuẩn sống hàng tháng, có khi hàng năm.

     

    2. Điều kiện lây lan bệnh

     

    2.1. Loài vật mắc bệnh

    Trong tự nhiên, trâu bò dễ mắc bệnh nhất. Bệnh từ trâu, bò có thể lây sang ngựa, chó và lợn. Vì vậy, trong ổ dịch tụ huyết trùng trâu, bò cần chú ý phòng bệnh cho các loài động vật này. Bê, nghé đang bú mẹ ít mắc, trâu bò 2 – 3 tuổi mắc bệnh nhiều hơn trâu, bò già. Ở nước ta, trâu thường mắc bệnh nhiều và nặng hơn bò.

     

    2.2. Cách nhiễm bệnh

    Bệnh tụ huyết trùng thường phát sinh ở các vùng nóng ẩm. Vào mùa mưa, vi khuẩn sẵn có trong đất được nước đưa lên mặt đất, dính vào rơm, cỏ và nước uống. Trâu bò ăn, uống phải vi khuẩn sẽ nhiễm bệnh.

     

    Sau khi vào đường tiêu hoá, vi khuẩn qua niêm mạc bị tổn thương do ký sinh trùng, rơm, cỏ cứng và dị vật, chúng xâm nhập vào máu, đến hệ thống lympho ruột, hạch sau hầu làm hạch này sưng rất to. Từ đó, vi khuẩn xâm nhập vào các hạch lympho khác như hạch trước vai, hạch trước đùi làm cho các hạch này cũng sưng to và bị thuỷ thũng. Vì vậy trâu, bò bị bệnh tụ huyết trùng thường có biểu hiện đặc trưng là sưng hạch hầu.

     

    Trong điều kiện bình thường, ở đa số trâu, bò khoẻ, vi khuẩn tụ huyết trùng thường sống trên niêm mạc đường hô hấp. Có tới 80% số trâu, bò khỏe mang vi khuẩn nhưng chúng không gây bệnh, giữa vi khuẩn và súc vật có sự cân bằng sinh học. Khi gặp các yếu tố ngoại cảnh bất lợi như: thời tiết thay đổi đột ngột, thiếu thức ăn, làm việc nặng nhọc, thay đổi điều kiện sống… làm sức đề kháng của con vật giảm sút, thế cân bằng sinh học bị phá vỡ, vi khuẩn tăng cường độc lực, tăng nhanh số lượng và xâm nhập vào máu để gây bệnh.

     

    2.3. Phương thức truyền lây

    Bệnh lây lan trực tiếp từ con ốm sang con khỏe thông qua tiếp xúc, chung đụng nguồn thức ăn, nước uống, nhốt cùng chuồng, chăn cùng bãi chăn thả hoặc dùng chung các dụng cụ chăn nuôi.

     

    Bệnh có thể lan xa do việc mổ thịt súc vật ốm, phân tán thịt, da. Chó, mèo, chuột, côn trùng hút máu là các môi giới trung gian truyền bệnh đi xa.

     

    2.4. Mùa phát bệnh

    Bệnh xảy ra rải rác quanh năm ở các vùng nóng ẩm, nhưng thường tập trung vào mùa mưa (từ tháng 6 – tháng 9).

     

    3. Triệu chứng

    Trâu, bò thường mắc bệnh ở 3 thể sau đây:

     

    3.1. Thể ác tính

    Thể này thường ít gặp. Trâu, bò phát bệnh rất nhanh. Con vật đột nhiên lên cơn sốt cao 41 – 420C và trở nên hung dữ, điên loạn, đập đầu vào tường và chết trong vòng 24 giờ. Bê nghé 3 – 18 tháng thể hiện triệu chứng thần kinh: giãy giụa, ngã vật xuống rồi chết, có khi con vật đang ăn bỗng chạy lồng lên, điên loạn, run rẩy, ngã xuống rồi lịm đi.

     

    3.2. Thể cấp tính

    Thể này xảy ra phổ biến ở trâu, bò. Thời gian ủ bệnh ngắn từ 1 – 3 ngày, con vật không nhai lại, mệt lả, bứt rứt, sốt cao đột ngột 40 – 420C. Các niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm rồi tái xám. Nước mắt, nước mũi chảy liên tục. Các hạch lâm ba đều sưng, đặc biệt là hạch dưới hầu sưng rất to, làm cho con vật lè lưỡi ra, thở khó khăn, người ta thường gọi là bệnh “trâu bò hai lưỡi”. Hạch lâm ba trước vai, trước đùi sưng, thuỷ thũng, làm cho con vật đi lại khó khăn.

     

    Vật bệnh thể hiện hội chứng hô hấp, thở mạnh và khó khăn do viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, có tụ huyết và viêm phổi cấp.

     

    Một số trâu bò bị bệnh thể đường ruột, lúc đầu phân táo bón, sau đó ỉa chảy dữ dội, phân có lẫn máu và niêm mạc ruột. Bụng con vật chướng to do viêm phúc mạc và có tương dịch trong xoang bụng.

     

    Lúc sắp chết, con vật nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó khăn, có nhiều chấm xuất huyết đỏ sẫm ở các niêm mạc. Bệnh tiến triển 3 – 5 ngày. Tỷ lệ chết 90 – 100%. Nếu bệnh chuyển sang nhiễm trùng máu thì con vật sẽ chết trong 24 – 36 giờ.

     

    3.3. Thể mạn tính

    Con vật mắc bệnh ở thể cấp tính, nếu không chết, bệnh sẽ chuyển thành mạn tính, vật bệnh thể hiện viêm ruột mạn tính: lúc ỉa chảy, lúc táo bón, viêm khớp làm cho con vật đi lại khó khăn, viêm phế quản và viêm phổi mạn tính.

     

    Bệnh tiến triển trong vài tuần. Con vật có thể khỏi bệnh, các triệu chứng nhẹ dần, nhưng thường con vật gầy rạc và chết do kiệt sức.

     

    4. Bệnh tích

     

    Tụ huyết và xuất huyết ở niêm mạc mắt, mồm, mũi và tổ chức dưới da. Cơ thịt mầu tím hồng thấm nhiều nước.

     

    Hệ thống hạch lâm ba sưng to, thuỷ thũng và xuất huyết rõ nhất là hạch hầu, hạch vai và hạch trước đùi.

     

    Tim sưng to trong xoang bao tim, màng phổi, xoang ngực và xoang bụng tích nhiều nước vàng. Phổi viêm gan hoá từng đám.

     

    5. Chẩn đoán bệnh

     

    Dựa vào dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích điển hình như sốt cao đột ngột, niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm rồi tái xám. Nước mắt, nước mũi chảy liên tục. Các hạch lâm ba sưng, đặc biệt là hạch dưới hầu sưng rất to, làm cho con vật lè lưỡi ra, thở khó. Hạch lâm ba trước vai, trước đùi sưng, thuỷ thũng, làm cho con vật đi lại khó khăn. Tim sưng to trong xoang bao tim, màng phổi, xoang ngực và xoang bụng tích nhiều nước vàng. Phổi viêm gan hoá từng đám.

     

    Chẩn đoán phòng thí nghiệm: Phân lập vi khuẩn gây bệnh.

    Bệnh tụ huyết trùng trâu bò và cách phòng trị

    Tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng cho bò

     

    6. Phòng bệnh

     

    6.1. Vệ sinh phòng bệnh

    Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, định kỳ tẩy uế, tiêu độc khủ trùng. Ở bãi chăn thả và quanh khu vực chuồng nuôi cần phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thoát nước ở chỗ có vũng nước tù để hạn chế sự tồn tại của mầm bệnh trong tự nhiên.

     

    Tăng cường sức đề kháng cho con vật bằng cách vệ sinh thức ăn, nước uống, ăn, uống đủ, chăm sóc sử dụng và khai thác hợp lý.

     

    Khi có dịch xảy ra phải phát hiện kịp thời gia súc ốm để cách ly điều trị, tránh làm lây lan bệnh, công bố dịch, cấm không cho vận chuyển và mổ thịt trâu, bò. Trâu, bò chết phải chôn sâu, đổ vôi bột vào hố chôn.

     

    Toàn bộ chuồng trại, bãi chăn phải được vệ sinh, tẩy uế và trống chuồng, bãi chăn thả triệt để. Đốt rác thải và ủ phân có trộn vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh.

     

    6.2. Phòng bệnh bằng vắc xin

    Tiêm vắc xin tụ huyết trùng, liều lượng và cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất; Thông thường, 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

     

    Chú ý, đối với trâu, bò chuẩn bị vận chuyển, thay đổi điều kiện sống cần tiêm vắc xin trước khi chuyển đàn 21 ngày.

     

    7. Điều trị bệnh

    Do bệnh thường xảy ra ở thể quá cấp và cấp tính nên cần phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời mới có kết quả cao.

     

    7.1. Dùng kháng sinh để điều trị bệnh

    Có thể dùng 1-2 loại kháng sinh sau đây: Streptomycin, Ampikana, Oxytetracylin, Gentamicin – Doxycyclin, Lincospecto.

     

    Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

     

    7.2. Trợ sức

    Ngoài việc dùng kháng sinh cần tiêm cho con vật các thuốc trợ tim, trợ sức như: Long não, Cafein, Stricnin, Analgil và Vitamin B1, Vitamin C.

     

    Trong những trường hợp cần thiết có thể truyền dịch.

     

    Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để vật nuôi nhanh bình phục.

     

    Nguyễn Thị Liên Hương
    Nguồn: TT KN Quốc gia

    20 Comments

    1. Dương Hết

      Bò ở chỗ e đang có dịch, đa số là bò 3bbb cứ bỏ ăn rồi lăn ra chết dịch lây rất nhanh có nhiều hôn mất trăng xỉu lên xỉu xuống. Cho e hỏi mình nên phòng bệnh này như thế nào ạ?

    2. 0383030063

      Trâu bò mang Thai tiêm vắc-xin vào có sao không

    3. 0383030063

      Trâu bò mang thai có sử dụng được vắc-xin tụ huyết trùng không

    4. Huỳnh Thanh Hải

      Mình có thuốc trị bệnh tụ huyết trùng, sẻ khỏi chỉ 2 lần uống.

    5. Huỳnh Thanh Hải

      Mình có thuốc trị bệnh tụ huyết trùng, sẻ khỏi chỉ 2 lần uống. Liên hệ 0369310639.

    6. Đặng Đình Mão

      Mình có con nghé sau khi Thú y tiêm bệnh tụ huyết trùng xong sau hai tuần rồi giờ thấy nó cứ lờ đờ ăn uống không đươc. Khỏe hai chân trước cứ dạng ra cho hỏi phải làm thế nào?

    7. Lương song toàn

      Bài viết Chung chung khó áp dụng quá

    8. Lường Thị Phượng

      Nhà mình có con bò mẹ hay bị ngất đi 1 phút là tỉnh lại khoảng 4-6 ngày bị 1 lần, đó là bệnh gì? Có thuốc chữa không? Ai biết nhắn tin cho mình với. Sdt 0966460069 Phượng.

    9. Nguyễn Thị Nga

      Bò mẹ mang thai có chích thuốc điều trị được không?

    10. Hữu Phước

      Bò mình bị tụ huyết trùng không phát hiện sớm, sáng dậy mới thấy. Hiện tại bò nhà mình đã ăn lại được nhưng đã 5 ngày rồi vẫn không thể tự đứng dậy chỉ đi trước rồi ngã, ai biết cách nào giúp bò nhà mình đứng dậy được giúp mình với ạ?

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.