Bệnh viêm hồi tràng hay viêm ruột tăng sinh trên heo do vi khuẩn Lawsonia intracellularis gây ra với 4 thể bệnh là:
• Thể ruột tăng sinh xuất huyết (PHE)
• Hội chứng tăng sinh tuyến ruột (PIA).
• Thể bệnh viêm ruột hoại tử (NE)
• Thể bệnh viêm hồi tràng cục bộ (RI)
Trong đó có 2 thể bệnh chính là PHE và PIA, hai trường hợp còn lại gồm NE và RI thường là biến chứng từ một trong 2 thể bệnh trên. Tuy nhiên biểu hiện lâm sàng của mỗi thể bệnh trên là hoàn toàn khác nhau nên khi mô tả chúng ta cần mô tả một cách riêng biệt cả 4 thể bệnh trên.
1. Bệnh viêm hồi tràng: Hội chứng tăng sinh tuyến ruột (PIA)
PIA có khuynh hướng xuất hiện ở heo con đang phát triển, đặc biệt là từ 6-8 tuần tuổi và kéo dài đến khi kết thúc đàn hơn 3 tháng tuổi. Biểu hiện điển hình là heo tiêu chảy phân nhão và có màu xi măng chứ không phải lỏng như nước (xem ảnh dưới đây)
Tiêu chảy phân màu xi măng đặc trưng của heo bị Bệnh viêm hồi tràng trên heo – PIA
Trong một số trường hợp, rối loạn đường ruột nhẹ đến nỗi phân hầu như không khác thường là mấy. Khi đó, bệnh chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của heo – gọi là bệnh cận lâm sàng cổ điển. Kết quả là trong đàn xuất hiện những heo còi cọc và tăng trưởng chậm hơn hẳn gây ra sự chênh lệch về thể trạng khá lớn trong đàn và hay nhầm với hội chứng còi cọc trên heo do Circovirus (xem ảnh sau).
Thể trạng heo trong đàn không đồng đều
Khi heo nhiễm bệnh, thành ruột non (đoạn cuối ruột non – hồi tràng) và thành ruột già (đoạn đầu ruột già – manh tràng) trở nên dày hơn (xem chi tiết trong ảnh dưới đây) và khi tình trạng này kéo dài trong vài tuần trở lên sẽ gây ra hiện tượng mất máu mãn tính cà tiêu chảy.
Cuối cùng, heo sẽ khỏi bệnh trong hầu hết trường hợp nhưng rất còi cọc và thường trại buộc phải loại bỏ những heo này để không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Hiếm thấy trường hợp nào heo bị PIA không có biến chứng mà lại dẫn đến tử vong.
Thành ruột viêm tăng sinh dày hơn so với bình thường khá nhiều.
Trong nhiều trang trại mà nhất là những trại có heo bệnh trên 10 tuần tuổi thường tìm thấy các mầm bệnh kế phát khác như xoắn khuẩn Sprirocaetes, Salmonella, Yersinia…Khi đó hiện tượng viêm lan xuống cả ruột già và thường gọi là viêm đại tràng.
Tuổi heo mắc các thể của bệnh viêm hồi tràng trên heo
Các mầm bệnh kế phát này thường sẽ làm thay đổi đặc tính tiêu chảy của bệnh và trong một số trường hợp nó sẽ gây xuất huyết ruột và giết chết heo.
2. Bệnh viêm hồi tràng: Thể bệnh viêm ruột hoại tử (NE)
Thành niêm mạc ruột đoạn hồi tràng dày lên và lồi lõm rất giống với bệnh viêm ruột hoại tử do Salmonella gây ra nhưng điểm khác là giới hạn viêm thường không vượt ra ngoài đoạn hồi tràng (xem thêm chi tiết ở ba ảnh sau).
Thành ruột (hồi tràng) dày lên che mất phần viêm hoại tử bên trong.
Niêm mạc ruột hoại tử màu vàng mật điển hình của bệnh tích viêm ruột hoại tử
Ruột viêm hoại tử chất chứa trong ruột đen
3. Bệnh viêm hồi tràng: Thể bệnh viêm hồi tràng cục bộ (RI)
Mỗi đoạn của hồi tràng sẽ bị tổn thương theo một kiểu khác nhau. Đoạn thì bị hoại tử nhưng có đoạn lại chỉ bị tăng sinh dày lên. Đây là thể bệnh ít gặp và thường là do biến chứng của các thể khác gây nên.
Hồi tràng viêm với cùng lúc nhiều bệnh tích khác nhau
4. Bệnh viêm hồi tràng: Thể ruột tăng sinh xuất huyết (PHE)
Đây là thể bệnh nặng nhất và gặp nhiều nhất trong thực tế. Thường khi phát hiện ra thì heo đã chết nhưng cũng có trường hợp heo bệnh còn sống với các biểu hiện heo nhợt nhạt, ủ rũ, phân đen trông như hắc ín và có mùi hôi (biểu hiện này không thể chẩn đoán lâm sàng được với bệnh loét dạ dày).
Khi mổ khám heo bệnh, phần cuối ruột non và đầu ruột già được lấp đầy bằng những cục máu đông dài như sợi dây nằm gọn trong ruột có hình ảnh minh họa. Phần phân đen như hắc ín thì nằm phía đoạn ruột già dưới chỗ có máu đông.
Một sợi dây máu đông đặc trưng của PHE
Thành ruột phần hồi tràng có thể dày lên nhưng bề mặt lớp niêm mạc thường bị trầy xước và viêm loét. Chỗ xuất huyết trên niêm mạc ruột thường không nhìn thấy được bằng mắt thường
Cơ chế cụ thể dẫn đến các triệu chứng bệnh tích lâm sàng của PHE đến nay vẫn là một bí ẩn với các nhà khoa học nhưng hiện tại được lý giải theo 2 hướng như sau:
– Một là do những con heo sạch bệnh gặp phải một lượng mầm bệnh quá dày đặc.
– Hai là do có thể trước đó heo đã bị nhiễm bệnh và bây giờ bị lại nên bệnh phát triển thành phản ứng quá cấp tính gây ra những tổn thương như trên.
PHE thường xảy ra lẻ tẻ trong đàn và có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà đặc biệt là vào mùa lạnh và trên những con heo mới được nhập về để thay thế đàn gần đây.
Dưới đây là một số hình ảnh triệu chứng, bệnh tích lâm sàng khác của bệnh.
Heo bị tiêu chảy trong bệnh viêm hồi tràng trên heo
Phân của heo mắc bệnh viêm hồi tràng trên heo
Heo chết và mổ khám heo trong bệnh viêm hồi tràng trên heo
Biểu hiện của ruột heo trong bệnh viêm hồi tràng trên heo
Thành ruột của heo mắc bệnh viêm hồi tràng trên heo
Trên đây VietDVM đã giới thiệu một số hình ảnh về biểu hiện bên ngoài và biểu hiện bệnh tích của 4 thể bệnh của Bệnh viêm hồi tràng trên heo.
VietDVM team
(bài viết có sử dụng tư liệu hình ảnh của
các đồng nghiệp và độc giả cung cấp)
Nguồn: VietVDM
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
Tin mới nhất
CN,05/01/2025
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất