Xuất hiện: Trên toàn thế giới, đặc biệt tỉ lệ mắc cao khi chăn nuôi theo đàn.
Lứa tuổi: Heo con cai sữa, heo lứa/ heo vỗ béo.
Nguyên nhân: Vi khuẩn – Lawsonia intracellularis; vệ sinh chăn nuôi kém
Triệu chứng: Tiêu chảy, nhung mao ruột bị ăn mòn, xanh xao, phân đen, chết đột ngột.
Nguyên nhân
Viêm ruột hoại tử (NE) là giai đoạn cuối của một số bệnh đường ruột. Hầu hết là một giai đoạn trong các bệnh viêm ruột tăng sinh (PE, viêm ruột), cũng có thể do bệnh viêm hồi tràng cục bộ (RI), hội chứng tăng sinh tuyến ruột (PIA) và thể ruột tăng sinh xuất huyết (PHE).
Bệnh viêm ruột tăng sinh gây ra bởi vi khuẩn Lawsonia intracellularis, nhân lên trong các tế bào. Nó là một vi khuẩn gram âm, cong, hình que với đầu thon và có thể được nhân lên trong môi trường nuôi cấy nhân tạo ở một số phòng thí nghiệm chuyên ngành trên thế giới. Các vi khuẩn có thể sinh sản trong tế bào sau 7-14 ngày và có thể tồn tại bên ngoài tế bào tối đa 2 tuần ở 5°C nhưng không nhân lên. Việc nuôi cấy này có thể gây ra tất cả các dạng của bệnh. Vi khuẩn xâm nhập vào tế bào nhung mao ruột, thường là các tế bào ở cuối ruột non (hồi tràng) và đôi khi là ở những tế bào ruột già và nhân lên, tạo thành các tế bào chưa trưởng thành, khi đó, các tế bào chưa trưởng thành này làm các tế bào nhung mao mất khả năng hấp thụ, kích thích các crypts giãn rộng hơn, do đó làm niêm mạc ruột không thể hấp thụ chất dinh dưỡng, do đó làm niêm mạc ruột ở vùng nhiễm bệnh dầy lên. Khi ruột hồi phục niêm mạc vẫn có thể bị phá vỡ và bị hoại tử như ở bệnh viêm ruột hoại tử, cuối cùng dẫn đến tăng sinh của lớp cơ bên dưới ở vùng ruột tăng sinh, hoặc thành “ruột ống dẫn nước”. Việc phá vỡ nhanh các tế bào nhung mao ruột có thể gây mất lượng máu lớn tại hồi tràng và gây ra hiện tượng xuất huyết tăng sinh. Những con heo phục hồi được sẽ không bị tái nhiễm.
Phương thức truyền lây
Con đường truyền lây phổ biến nhất của nhiễm trùng Lawsonia intracellularis là lây từ heo bị bệnh sang heo khỏe mạnh qua phân, thường là lây nhiễm trong cùng đàn. Vì vi khuẩn có thể tồn tại trong thời gian ngắn bên ngoài tế bào nên việc truyền lây có thể xảy ra gián tiếp sau khi tiêu thụ thức ăn và nước nhiễm mầm bệnh, hoặc di chuyển động vật mẫn cảm vào chuồng hay phương tiện bị nhiễm mầm bệnh. Các vi khuẩn có thể tồn tại trên chuột và một số loài gặm nhấm khác, đây cũng có thể là một nguồn lây nhiễm.
Dấu hiệu lâm sàng
Dấu hiệu thường gặp nhất là trên heo cai sữa và kéo dài khoảng 6 tuần. Thời gian ủ bệnh có thể lên tới 3-6 tuần và xảy ra ở mọi lứa tuổi từ 3-4 tuần đến khi trưởng thành. Dấu hiệu đầu tiên là không tăng cân, hoặc giảm cân với mức độ khác nhau. Những con heo bị ảnh hưởng màu da nhợt nhạt, có thể nôn mửa, thiếu máu, có thể có phân đen do máu bị biến đổi thành màu đen. Một số con trong phân có những hạt lợn cợn, màu như xi măng ướt, đặc biệt là những con heo có nhiễm trùng với các vi khuẩn khác như xoắn khuẩn. Sau 4-6 tuần bị ảnh hưởng heo có thể hồi phục hoàn toàn. Một số có thể chết đột ngột ở giai đoạn này với hiện tượng ruột tăng sinh và xuất huyết nhanh. Heo thường có màu da nhợt nhạt, nhiệt độ cơ thể thấp (37.8°C, 100°F) ở 1-2 giờ trước khi chết và có thể thấy ở bất kì độ tuổi nào từ 6-10 tuần trở lên.
Đàn heo giống có thể chết đột ngột do ruột bị xuất huyết tăng sinh khi bệnh lần đầu tiên xâm nhập vào đàn. 12% số con trong đàn bị ảnh hưởng và 6% trong số đó có thể chết. Một số con có khả năng hồi phục nhưng vẫn sẽ bị còi cọc. Chúng có biểu hiện ốm, da nhợt nhạt và có thể bị tiêu chảy nhẹ.
Đây là những dấu hiệu cho thấy heo có thể bị viêm ruột hoại tử.
Bệnh viêm ruột tăng sinh và các hội chứng liên quan của nó (NE, PIA, PHE và RI) cần được chú ý nếu heo đang phát triển mà màu da trở nên nhợt nhạt và có tình trạng phân đen. Ở heo trưởng thành, những triệu chứng này thường là hiện tượng heo chết đột ngột do viêm ruột xuất huyết tăng sinh, hoặc cũng có thể là do viêm loét dạ dày. Hiện tượng tiêu chảy hoặc phân lỏng không phải là một dấu hiệu đáng tin cậy của bệnh nhưng thường xảy ra. L. intracellularis có thể được xác định qua Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) bằng kháng thể được phát hiện trong máu của đàn bị nhiễm bệnh.
Bệnh tích
Bệnh viêm ruột tăng sinh có thể được xác định nhờ vào mổ khám bệnh tích của heo bị nhiễm bệnh. Heo thường nhợt nhạt và tình trạng cơ thể kém. Phần cuối hồi tràng dày lên, nhợt nhạt và các tế bào nhung mao bị biến dạng thành các nếp gấp để chống lại sự kéo giãn. Ruột già cũng có thể bị ảnh hưởng. Có thể có những cục máu đông trong phần ruột bị ảnh hưởng, máu này sẽ thành máu đen khi nó tới ruột già. Không có hiện tượng loét dạ dày.
Lớp nhung mao ruột bị ảnh hưởng, có thể được bao phủ bới các mô chết trong giai đoạn của bệnh nên được gọi là viêm ruột hoại tử. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm sẽ xác định chính xác sự xuất hiện của bệnh hoặc nhiễm trùng. Những thay đổi đặc trưng trong sự sắp xếp các tế bào của niêm mạc ruột có thể được nhìn thấy bằng kính hiển vi. Các vi khuẩn có tể được chứng minh nhờ phân lập tế bào và được xác nhận là Lawsonia intracellularis.
Điều trị và phòng bệnh
Những con heo có dấu hiệu lâm sàng có thể được điều trị bằng tetracycline tác dụng kéo dài hoặc tiêm kháng sinh như tylosin, tiamulin và lincomycin. Dùng thuốc pha vào nước điều trị cho cả nhóm: tetracycline, tylosin, tiamulin và lincomycin thường có hiệu quả điều trị. Điều trị hiệu quả kém khi heo thực sự mắc viêm ruột hoại tử.
Điều trị bằng Chlortetracycline trong khẩu phần ăn 2 tuần sẽ có tác dụng tương tự, sử dụng valnemulin, tiamulin, aivlosin hoặc tylosin cũng có hiệu quả. Vì bệnh có thể tái phát 3 tuần nên sau khi kết thúc điều trị ở các nhóm bị nhiễm cần phải bố sung đợt điều trị thứ 2 thường được thực hiện sau 18 ngày sau khi kết thúc liệu trình điều trị đầu tiên.
Khi mắc các bệnh xoắn khuẩn, nhiễm khuẩn salmonella hoặc các bệnh vi khuẩn khác, việc điều trị nên được thay đổi để phù hợp. Kiểm soát dựa trên điều trị. Việc điều trị có thể được sử dụng ở liều thấp, nhưng bệnh sẽ tái phát ngay sau khi ngưng điều trị. Thông thường, hai đợt điều trị sẽ được đưa ra, bắt đầu 18 ngày sau khi nhập heo vào trại hoặc sớm hơn nếu bệnh xảy ra.
Sát trùng với nhóm amoni, iot, chất khử trùng oxy hóa vào cuối thời gian điều trị và kiểm soát động vật gặm nhấm sẽ làm giảm nguy cơ tái nhiễm. Các đàn được cắt bỏ tử cung và duy trì cách ly thường không có bệnh, nhưng có thể bị nhiễm bệnh. Đàn nhân giống phải được nhập từ đàn bố mẹ sạch. Tiêm vaccine nhược độc của L. intracellularis có thể ngăn ngừa các triệu chứng lâm sàng hoặc ngăn ngừa nhiễm độc lực của vi khuẩn L. intracellularis.
Biên dịch: Ecovet Team (Pigprogress.net)
Nguồn: Ecovet
- Bệnh viêm hồi tràng li>
- bệnh viêm ruột hoại tử li> ul>
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
- Chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh về tai trên chó, mèo
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất