Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gia cầm là bệnh đường hô hấp với các biểu hiện đặc trưng vật nuôi ngạt từng cơn, khạc đờm lẫn máu, phù nề đầu và có thể kèm theo viêm mí mắt.
A- Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gia cầm (Laringotrachetis infectiosa avium, Infectious laringotracheitis- ILT)
1. Giới thiệu
Viêm thanh khí quản là bệnh truyền nhiễm của đường hô hấp trên với các biểu hiện đặc trưng: ngạt từng cơn, khạc đờm lẫn máu phù nề đầu và có thể kèm theo viêm mí mắt.
2. Nguyên nhân:
Do virus thuộc nhóm Herpes
3. Loài gia cầm mắc bệnh
Gà, gà lôi, gà tây chim.
4. Tuổi gia cầm mắc bệnh:
Từ sau 20 ngày đến dưới 1 năm tuổi bệnh nặng nhất vào giai đoạn gà được 3- 5 tháng tuổi.
5. Mùa phát bệnh:
Bệnh xảy ra quanh năm, nặng nhất là vào mùa nóng ẩm, điều kiện vệ sinh chăn nuôi kém.
6. Phương thức lây truyền:
Truyền dọc từ mẹ sang con, truyền ngang qua đường hô hấp và đường miệng.
7. Triệu chứng:
Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm có 5 thể biểu hiện: cấp tính dưới cấp, mãn tính, thể mắt, thể ẩn bệnh.
7.1. Thể cấp tính:
– Có một số gà bị chết đột tử.
– Một số khác buồn ngủ, ủ rũ, xù lông, thở khó, ngạt từng cơn, rướn dài cổ khi hít khí và ngáp hoặc hắt hơi.
– Cuối cơn ngạt gà lắc đầu khạc đờm đôi khi có lẫn máu.
– Da, mào tích màu xanh tím.
– Các biểu hiện viêm mũi, viêm mí mắt, chảy nước mắt nước mũi luôn hiện hữu.
– Tỷ lệ ốm cao tỷ lệ chết cũng rất cao 50 -70 %.
Gà chảy nước mắt
7.2. Thể dưới cấp
– Viêm mũi, viêm mắt, viêm xoang má làm cho gà bị phù đầu giống như sổ mũi truyền nhiễm hoặc bệnh cúm gà chảy nhiều nước mũi, nước mắt.
– Ho ngạt từng cơn thưa thớt.
– Gà ăn kém giảm đẻ, tỷ lệ ốm khoảng 50%. Tỷ lệ chết không quá 20% bệnh kéo dài 2 – 3 tuần thì chuyển qua thể mãn tính.
7.3. Thể mắt
– Thể này thường xảy ra ở gà từ 20- 40 ngày tuổi.
– 1 trong 2 mắt bị viêm, sợ ánh sáng nên gà bệnh thường tìm chỗ ít ánh sáng để đứng hoặc nằm, chảy nước mắt, 2 mí mắt bi viêm dính lại với nhau dẫn đến viêm toàn mắt, mù mắt.
– Một trong 2 bên đầu hoặc cả 2 bên đều phù sưng to.
7.4. Thể mãn tính
– Các triệu chứng ho thở ngạt xáy ra với tần số thấp.
– Tỷ lệ đẻ giảm nhẹ nhưng kéo dài.
– Tỷ lệ chết giảm 5%.
– Bệnh kéo dài hàng tháng, thậm chí đến 2 tháng.
7.5. Thể ấn bệnh
Đây là thể bệnh mang trùng, không có dấu hiệu bệnh rõ rệt.
8. Mổ khám
8.1. Thể cấp và dưới cấp:
– Niêm mạc và thanh mạc của khí quản phù nề, máu đỏ hoặc xuất huyết điểm, chứa nhiều dịch nhầy lẫn mãu, đôi khi cả cục máu.
Thanh mạc của khí quản xuất huyết
– Niêm mạc thanh quản cũng phù nề đỏ hoặc được phủ một lớp màng nhầy trắng.
– Viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm xoang).
– Viêm mí mắt, phù nề đầu.
– Túi Fabricius sưng to, bổ đôi thấy dồn máu đỏ hồng.
– Niêm mạc hậu môn phù nề đỏ hồng dễ nhầm với Newcastle nhưng không có viêm xuất huyết ở van hồi manh tràng, ruội non và dạ dày tuyến.
8.2. Thể mãn và ẩn bệnh
– Niêm mạc vùng họng, thanh quản, khí quản được phủ 1 lớp màng giả Fibrin mỏng khí bóc màu trắng ngà giống như bệnh nấm đường tiêu hóa hoặc bệnh tiếu vitamin A.
– Các bệnh tích khác không rõ.
9. Điều trị
Phải thực hiện 2 việc đồng thời:
– Uống hoặc nhỏ trực tiếp ngay lập tức vacxin ILT- Laringo vào đàn gà bệnh. Sau 10 ngày cho uống nhắc lại lần 2.
– Cho uống theo 1 trong 2 phác đồ:
Phác đồ 1: 1g CCRD.Năm Thái kết hợp 1g Gentafam-1 hoặc 1g Hepaton và 1g Super vitamin pha chúng vào 1l nước cho gà uống cả ngày, uống liên tục 4-5 ngày là khỏi.
Phác đồ 2: Lấy 1g CCRD.Năm Thái kết hợp 1g Anti CRD.LA hoặc Tydox TA và 1g Doxyvit pha chung 1l nước cho gà uống cả ngày, uống 4-5 ngày là khỏi.
10. Phòng bệnh
Giữ gìn vệ sinh chăn nuôi thú y thật tốt.
Chủ động dùng vacxin
+ Lần 1: Nhỏ mũi, mắt, mồm vacxin ILT- Laringo lúc gà đặt 15- 25 ngày tuổi.
+ Lần 2: uống vacxin ILT- Laringo lúc gà 45- 50 ngày tuổi.
+ Lần 3: cho uống lại vacxin ILT- Laringo trước khi gà đẻ 15- 30 ngày.
B- Viêm phế quản truyền nhiễm ở gia cầm (Bronchitis infectiosa avium, Infectious bronchitis- IB)
1. Giới thiệu
Viêm phế quản là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh với các biểu hiện phong phú ở hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ sinh sản phụ thuộc vào tuổi gà mắc bệnh.
2. Nguyên nhân
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm do virus thuộc nhóm Caronaviridae gây ra.
3. Loài gia cầm mắc bệnh
Gà, gà tây, cút chim.
4. Tuổi gà mắc bệnh
Tất cả các lứa tuổi gà đều có thể mắc bệnh.
Nhưng bệnh thường bùng phát vào 2 giai đoạn:
+ Lúc 1- 50 ngày tuổi.
+ Lúc gà đẻ cao nhất ( đẻ 85- 98%).
5. Mùa phát bệnh
Không phụ thuộc vào khí hậu.
6. Phương thức truyền lây
Bệnh truyền dọc từ mẹ sang con qua phôi và tryền ngang qua đường hô hấp và ăn uống.
7. Triệu chứng
7.1.Thể bình thường ở gà con 1- 50 ngày tuổi
– Bệnh bùng phát bất ngờ, lây lan rất nhanh ra cả đàn.
– Giảm và chán ăn, lông xù.
– Thở khó, há mồm rít khí tiếng rít sau giống tiếng sáo diều trùng lặp với nhịp thở.
– Chảy nhiều nước mũi do viêm khí quản, phổi.
7.2. Thể thận ở gà con 1- 50 ngày tuổi
Gà sốt cao uống nhiều nước, tiêu chảy mạnh, phân loãng trắng, cho gà uống kháng sinh chỉ giảm hoặc ngừng tiêu chảy 1-2 ngày, sau đó kháng sinh không có tác dụng, gà tiếp tục ỉa chảy.
Các biểu hiện khác như thể bình thường. Tỷ lệ chết từ rất ít không đáng kể đến rất nhiều, tùy vào thể bệnh và tuổi gà. Riêng thể thận luôn có tỷ lệ chết rất cao.
7.3. Viêm phế quản ở gà đẻ
Đàn gà đẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện bệnh lý, chúng ăn uống bình thường. Bỗng nhiên thấy mào gà đỏ tươi hơn bình thường tức là lúc IB bắt đầu bùng phát.
– Tỷ lệ đẻ sụt giảm mạnh từ 85- 98% xuống 30 – 40%, thậm chí có đàn xuống 25% trong khi đàn gà không có biểu hiện ốm.
– Vỏ trứng xù xì, biến dạng và dầy hơn bình thường.
Mổ khám
8.1. Ở thể IB bình thường
– Khí quản chứa nhiều tiết dịch.
Khí quản tiết dịch nhầy
– Phế quản, phế nang cũng chứ nhiều dịch nhầy.
– Túi khí, phổi bị viêm phù nề.
8.2. IB thể thận
– Thận sưng to, lồi lên, màu nhợt nhạt nổi rõ các mao quản.
– 2 ống dẫn nước tiểu 2 bên thận chứa đầy urat trắng.
– Cơ thể gà khô xác khô do mất nước.
8.3. IB ở gà đẻ
– Mào tích đỏ tươi hơn lúc bình thường.
– Ống dẫn trứng ngắn và bé lại rất nhiều, trong đó có nhiều chất lỏng nhầy.
– Buồng trứng bị viêm thoái hóa, có màu vàng đỏ tươi đặc biệt các mạch máu trên các phôi trứng đỏ tươi nổi rõ, nhìn rõ, nhiều trường hợp gà bị chết đột tử do vỡ dập trứng non và gây viêm dính phúc mạc với các cơ quan nội tạng.
9. Điều trị
Phải tiến hành song song 2 bước:
Bước 1: Can thiệp ngay vacxin vào đàn gà bệnh.
– Nếu đàn gà chưa được dùng vacxin ND- IB hoặc IB chủng H120 thì cho uống IB chủng H120, sau 7 ngày cho uống vacxin IB chủng H52 hoặc IB.88 hoặc 793.B.
– Nếu đàn gà đã được dùng vacxin ND- IB hoặc IB chủng H120 thì cho uống ngay vacxin IB chủng H52 hoặc 4/91 hoặc IB.88 chủng 793.B
Bước 2: Cho uống CCRD.Năm Thái 1g kết hợp với Gentafam 1g, cùng pha vào 1 lít nước cho gà uống 4 ngày đêm.
Làm đủ 2 bước bệnh sẽ khỏi sau 5 ngày.
10. Phòng bệnh
Chủ động dùng vacxin IB chủng H120 nhỏ mũi mồm cho gà con lúc 3-4 ngày tuổi lần 1,cho uống nhắc lại lần 2 lúc 18- 21 ngày tuổi và cho uống IB chủng H52 hoặc 4/91 hoặc IB.88 chủng 793.B lúc 30- 35 ngày tuổi. Nếu nuôi gà đẻ thì cho uống nhắc lại 15 ngày trước khi gà đẻ.
Để tránh lặp đi lặp lại ngày xử dụng vacxin chống 2 bẹnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm người ta dùng vacxin nhị giá ND- IB vào các đợt:
+ Đợt 1: Lúc 3-4 ngày tuổi, nhỏ mắt, mũi, mồm.
+ Đợt 2: Cho uống lúc 18- 21 ngày tuổi đẻ phòng 2 bệnh cũng lúc.
Nếu có nguy cơ mắc bệnh IB thể thận thì lần 2 nên sử dụng vacxin IB chủng H52 đó là 4/91 hoặc IB.88. Nếu nuôi gà đẻ thì trước khi lên đẻ 15 ngày cho gà uống lại IB chủng H52 tức 4/91 hoặc IB.88.
PGS- TS Lê Văn Năm
Nguồn: Toquoc.vn
- chăn nuôi gà li>
- bệnh ở gà li>
- bệnh ilt li>
- Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất