[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nghiên cứu trên 2.192 lợn nái lai F1(LxY) trên địa bàn 3 tỉnh đồng bằng sông Hồng gồm Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Hà Nam cho thấy rằng tỷ lệ lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ trung bình là 28,92%. Một số yếu tố ảnh hưởng tới bệnh viêm tử cung của lợn nái ngoại sau đẻ bao gồm lứa đẻ, mùa vụ, hiện tượng thai chết lưu, can thiệp bằng tay trong quá trình đẻ, số con sinh ra/lứa, thời gian đẻ và thời gian thích nghi của lợn nái ngoại.
Bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường xảy ra sau thời điểm nái đẻ
Đối tượng và thời gian nghiên cứu
Lợn nái lai F1(LxY) được phối theo phương thức thụ tinh nhân tạo với lợn đực Duroc hoặc Pietrain, từ tháng 04/2016 đến tháng 04/2017 tại các trang trại lợn nái ngoại thuộc 3 tỉnh đồng bằng sông Hồng gồm Vĩnh Phúc, Hà Nam và Hưng Yên. Lợn được nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp với hệ thống chuồng kín có quạt hút gió, hệ thống chuồng được chia thành hai khu riêng biệt là khu chuồng nái mang thai và khu chuồng đẻ với hệ thống chuồng sàn. Thức ăn sử dụng cho lợn nái là thức ăn công nghiệp dạng viên được chia ra theo các giai đoạn của lợn nái như thức ăn cho lợn nái giai đoạn mang thai, thức ăn cho lợn nái trong giai đoạn đẻ.
Lợn nái sau khi đẻ được quan sát, theo dõi hàng ngày và chẩn đoán viêm tử cung dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình bởi các kỹ thuật quản lý trại. Lợn nái được kết luận là viêm tử cung khi có dịch mủ chảy ra ngoài từ âm hộ, dịch mủ có thể có các màu: trắng, hồng, nâu, xanh không có mùi hoặc có mùi tanh, hôi thậm chí dịch mủ có mùi thối khắm. Ngoài ra, còn dựa thêm vào các triệu chứng khác như: sốt, giảm tiết sữa và giảm lượng thức ăn thu nhận.
Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại 3 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng là khá cao với trung bình là 28,92%, trong đó cao nhất là ở Hà Nam (31,24%) và thấp nhất là ở Vĩnh Phúc (27,45%). Tuy nhiên, sự sai khác về tỷ lệ lợn nái bị viêm tử cung giữa 3 tỉnh là không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0.05).
Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Thanh (2003) công bố vùng đồng bằng Sông Hồng với tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung lợn nái sau đẻ là 23,65% tại thời điểm nghiên cứu; Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) công bố tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái tại Tiên Du, Bắc Ninh là 39,54%; Kirwood (1999) công bố tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái tại Anh biến động 11-37,2% theo đàn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái F1(LxY) nuôi tại đồng bằng sông Hồng
Ảnh hưởng của lứa đẻ
Tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái ngoại F1(LxY) khác nhau giữa các lứa đẻ. Nhóm có tỷ lệ mắc viêm tử cung cao nhất là nhóm lợn nái lứa đẻ >5 (39,68%); nhóm có tỷ lệ mắc viêm tử cung thấp nhất là nhóm lứa 2–5 (23,30%) và nhóm lứa 1 có tỷ lệ mắc viêm tử cung là 37,13%. Mức chênh lệch về tỷ lệ viêm tử cung ở hai nhóm lứa 1 và lứa > 5 so với nhóm lứa 2-5 là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Theo chúng tôi tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái lứa đầu cao là do khớp bán động háng mới mở lần đầu, đường sinh dục chưa giãn nở dẫn đến lợn khó đẻ, công nhân thường dùng tay can thiệp dẫn đến sây sát niêm mạc tử cung gây viêm. Lợn nái đẻ nhiều lứa thì trương lực cơ tử cung giảm, tử cung co bóp yếu dẫn đến lợn nái gặp khó khăn trong việc đẩy thai và các sản dịch ra ngoài. Đồng thời, sự hồi phục của tử cung chậm, cổ tử cung đóng muộn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Còn ở các lứa đẻ 2–5 lúc này tử cung đàn hồi tốt nên tỷ lệ lợn nái mắc viêm tử cung thấp hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với công bố của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2007): lợn nái đẻ lứa đầu và lợn nái đã đẻ nhiều lứa có tỷ lệ mắc viêm tử cung sau đẻ cao hơn ở các lứa khác.
Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ
Đàn lợn nái ngoại nuôi tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ viêm tử cung cao nhất vào mùa hạ (37,61%) sau đó tới mùa xuân (30,52%) và thấp nhất vào mùa đông (22,96%). Mức chênh lệch về tỷ lệ bệnh viêm tử cung lợn nái ngoại giữa mùa hạ với các mùa còn lại là có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái vào xuân và mùa hạ cao là do mùa xuân thời tiết lạnh, độ ẩm cao còn mùa hạ nhiệt độ và độ ẩm đều cao làm cho lợn nái bị stress nhiệt, làm giảm sức đề kháng của lợn nái đồng thời điều kiện như vậy rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Ngược lại, mùa thu và mùa đông khi thời tiết mát mẻ, khô ráo nên sức đề kháng của vật nuôi cũng được tăng cường, ngoài ra mùa đông nhiệt độ thấp không thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Hiện tượng thai chết lưu
Lợn nái F1(LxY) có thai chết lưu mắc tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao hơn hẳn so với tỷ lệ này ở lợn nái có thai không chết lưu (36,97% so với 27,26%). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Theo chúng tôi, nguyên nhân của hiện tượng này là do khi lợn nái có thai bị chết lưu lâu ngày làm thai bị phân hủy trong tử cung của lợn nái, đây là nguồn chứa vi khuẩn và từ đó xâm nhập vào niêm mạc tử cung gây viêm. Tác giả Egbodo và cộng sự (2016) khi nghiên cứu về hệ vi sinh vật phân lập được từ thai chết lưu, nhóm tác giả đã phân lập được các vi khuẩn Staphylococcus spp, Micrococcus spp, Corynebacterium spp và Neisseria spp từ bào thai lợn bị chết lưu.
Ảnh hưởng của việc can thiệp bằng tay
Lợn nái bị can thiệp bằng tay trong quá trình đỡ đẻ thì có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung (40,50%) cao hơn hẳn so với lợn nái không bị can thiệp bằng tay (25,36%). Theo chúng tôi, nguyên nhân của hiện tượng này là do trong quá trình kỹ thuật trang trại can thiệp bằng tay để đỡ đẻ đã làm sây sát niêm mạc tử cung ở lợn nái, đặc biệt tay của cán bộ kỹ thuật nếu không được sát trùng cẩn thận từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm tử cung ở lợn nái. Tác giả Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) cho biết can thiệp bằng tay là yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm tử cung sau đẻ ở lợn lên đến 12,25 lần (P<0,0001).
Số con sinh ra/lứa đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại
Theo chúng tôi nguyên nhân của việc này là do những lợn nái đẻ số lượng con nhiều thì thời gian đẻ càng dài, cổ tử cung mở càng lâu, cơ hội xâm nhập của các vi khuẩn từ bên ngoài vào tử cung càng lớn. Tác giả Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) cho biết thời gian đẻ kéo dài làm tăng tình trạng stress ở lợn và làm ảnh hưởng tới khả năng chống lại các nguyên nhân gây viêm tử cung, làm cho lợn dễ bị mắc viêm tử cung hơn.
Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái F1(LxY) có thời gian đẻ trên 4 giờ (38,23%) cao hơn so với lợn nái có thời gian đẻ từ 4 giờ trở xuống (18,24%). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Theo chúng tôi, nguyên nhân hiện tượng này là do khi đẻ cổ tử cung mở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào tử cung lợn nái gây viêm, thời gian đẻ càng dài cổ tử cung mở càng lâu. Tác giả Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) cho biết: thời gian đẻ càng lâu thì nguy cơ bị viêm tử cung sau đẻ ở nái càng tăng lên (P=0,001). Thời gian đẻ cứ kéo dài thêm 1h thì nguy cơ bị mắc viêm tử cung tăng lên 1,46 lần.
Zaneta và cộng sự (2006) chỉ ra rằng thời gian đẻ của lợn nái kéo dài sẽ làm chậm thời gian hồi phục của tử cung sau đó và đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây viêm. Theo Oliviero và ctv (2008) thời gian đẻ của lợn kéo dài còn có mối quan hệ mật thiết với tình trạng stress ở lợn nái, lợn trong tình trạng stress nặng hơn có thời gian đẻ lâu hơn lợn trong tình trạng ít stress hơn
Thời gian thích nghi
Lợn nái ngoại F1(LxY) có thời gian nuôi thích nghi từ 7 ngày trở xuống có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao hơn so với lợn nái có thời gian nuôi thích nghi lớn hơn 7 ngày (35,77 % và 22,42%). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Theo chúng tôi lợn nái được chuyển lên chuồng đẻ thời gian ngắn lợn chưa quen chuồng mới dễ bị stress dẫn đến giảm sức đề kháng chung tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung. Papadopoulos và ctv (2010) cho biết, lợn được chuyển từ chuồng mang thai về chuồng đẻ > 7 ngày trước khi đẻ có nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung, viêm vú và mất sữa ít hơn 6,72 lần so với lợn được chuyển về chuồng đẻ < 4 ngày trước khi đẻ.
ThS NGUYễN CÔNG TOảN
VÀ TS NGUYễN VĂN THANH
Khoa Thú y,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đã có các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới bệnh viêm tử cung của lợn nái sau. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra một cách đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng tới bệnh viêm tử cung của lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng sông Hồng. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là đưa ra được tỷ lệ và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng sông Hồng.
- heo nái li>
- dinh dưỡng cho heo nái li>
- năng suất heo nái li>
- chăm sóc heo nái li>
- tỷ lệ heo nái li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất