Thỏ là 1 động vật có sức đề kháng yếu, chúng rất dễ tác động bởi các yếu tố bên ngoài môi trường gây stress và mắc tỉ lệ chết rất cao , đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm.
Nguyên nhân bệnh xuất huyết thỏ
Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Calici thuộc họ Caliciviridae, giống Lagovirus gây ra. Virus gây bệnh có đường kính 32 – 35 mm, vỏ protein capside gồm 2 mảnh nối với nhau bởi vùng bản lề: đầu tận cùng N 200 – 250 nằm ở bên trong, đầu C 200 – 250 ở phía bên ngoài và nhô ra.
Một số đặc điểm của bệnh xuất huyết thỏ
Loài cảm nhiễm: Thỏ nuôi và thỏ hoang dại đều có thể mắc bệnh. Thỏ bị bệnh có tỷ lệ chết cao 80 – 100%.
Lứa tuổi mắc bệnh: thỏ trên 50 ngày tuổi, thỏ nái và thỏ sinh sản đặc biệt mẫn cảm với virus (OIE, 2000). Thỏ dưới 50 ngày tuổi ít nhạy cảm với bệnh.
Mùa vụ mắc bệnh: Xảy ra quanh năm.
Đường lây truyền: Bệnh có thể lây trực tiếp do tiếp xúc trực tiếp với thú bệnh hoặc gián tiếp thông qua không khí, các chất thải như phân, nước tiểu , thức ăn , dụng cụ vật nuôi . Thỏ bệnh trở thành vật mang trùng và có thể đào thải vius ra môi trường trong vòng 4 tuần sau khi khỏi bệnh.
Cơ chế sinh bệnh : Đầu tiên virus xâm nhập gây tổn thương gan , ruột non và các lympho . tiếp theo, từ các cơ quan trên , virus xuyên qua các thành mạch xâm nhập vào máu . Tại đây chúng hình thành nên các cục huyết khối gây bại huyết , xuất huyết và chết hàng loạt.
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh xảy ra rất nhanh, nhiều trường hợp thỏ không có biểu hiện gì trước khi chết. Thời gian mang bệnh ngắn, thông thường 1 – 3 ngày. Khi chết, tất cả đều có tư thế rất giống nhau đó là đầu hất về phía sau. Tùy vào độc lực, số lượng vi khuẩn và sức đề kháng của thỏ mà bệnh có nhiều thể khác nhau: thể quá cấp tính, thể cấp tính và thể mãn tính.
Thể quá cấp tính: Thỏ chết đột ngột sau khi bị nhiễm 10 – 12 giờ. Các biểu hiện rõ nhất là thỏ chạy nhảy, giãy giụa mạnh và kêu la trong chuồng trước khi chết. Thể này thường gặp vào giai đoạn đầu của ổ dịch. thỏ biểu hiện mệt mỏi ủ rũ, bỏ ăn, ít vận động. Một vài giờ trước khi chết , thỏ bệnh thường có các triệu chứng thần kinh như : chạy nhảy lồng lộn, co giật, kêu rên khác thường .Giai đoạn cuối thường liệt 2 chân, hai chân sau đạp như kiểu “chèo thuyền”. Độc tố của virus tác động lên não làm cho đầu, cổ của thỏ bệnh bị cong vẹo sang một bên hoặc ngửa ra phía sau. Thỏ thường chảy nước bọt , nước rãi . Tỉ lệ chết 50%-100%
Thể cấp tính: Biểu hiện sốt cao (trên 400 C), khó thở. Thỏ suy nhược, khát nước, bỏ ăn chỉ 3 – 4 giờ trước khi chết. Ngoài ra, thỏ có biểu hiện lờ đờ, di chuyển chậm chạp, trước khi chết trở nên bị kích động, chạy khắp chuồng, co giật, kêu ré lên, phân sệt đen kéo thành sợi và có dịch nhờn ở hậu môn. Một vài thỏ trong xoang mũi có dịch lẫn máu và bọt dẫn đến biểu hiện nghẹt thở. Thể này thường xảy ra ở giai đoạn giữa của vụ dịch.
Thể mãn tính: Thỏ có biểu hiện lờ đờ, giảm ăn và biếng ăn trong 1 – 2 ngày, biểu hiện gầy mòn, xù lông và tử vong. Ở thể này, thỏ trở thành thể mang trùng và có thể phát tán virus.
BIỂU HIỆN BỆNH
- Khi thỏ chết, khám nghiệm tử thi thấy các bệnh tích sau :
- Tổ chức dưới da bi xuất huyết điểm
- Gan, thận của thỏ bị sưng to, xung huyết , xuất huyết
- Các cơ quan nội tạng khác như ruột non, dạ dày xung huyết, xuất huyết
- Khí quản , phổi xung huyết và chuwaas nhiều dịch nhày
Phòng trị bệnh
Đối với bệnh này về nguyên lý không điều trị được. Tuy nhiên để tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng kế phát cho thỏ, chúng ta dùng các thuốc trợ lực như: vitamin c , bcomplex, các kháng sinh như : enrofloxaxin , Gentamycin..
Khi có dịch xảy ra: Cách ly thỏ bị bệnh ra, tiến hành vệ sinh khử trùng bằng vôi, thuốc khử trùng.
Khi chưa có dịch: Thường xuyên cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng, sạch sẽ hợp vệ sinh. Thức ăn nước uống luôn tươi mới, tránh nhũn nát, nấm mốc nhằm tăng sức đề kháng cho thỏ . Bát ăn phải được lau chùi, quét dọn hằng ngày.
Phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, máng ăn , máng uống định kì 1 lần/tuần .
Tiêm phòng định kì cho thỏ 2 lần/năm . Đối với đàn thỏ chưa tiêm lần nào thì tiến hành tiêm 1 mũi /2 lần . Mỗi mũi cách nhau 14 ngày để nâng cao khả năng miễn dịch . Các lần khác cách nhau 6 tháng.
Nguồn: Phân viện Thú y miền Trung
- bệnh ở thỏ li>
- Bệnh xuất huyết thỏ li> ul>
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
Tin mới nhất
T5,19/12/2024
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất