Nhờ nắm vững quy luật biến động của giá trứng thuỷ cầm trên thị trường, ông Phạm Văn Bạch đã điều chỉnh tỷ lệ nuôi đàn ngan, vịt sinh sản hợp lý trong gia trại để dễ dàng thu lời 100 triệu đồng/năm.
Trang trại thủy cầm của ông Bạch
Gia đình ông Phạm Văn Bạch ở thôn Lũng Xuyên, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, Hà Nam là hộ nông dân có bề dày kinh nghiệm chăn nuôi thuỷ cầm hàng chục năm. Chỉ với 1.600 con ngan, vịt đẻ, mỗi năm ông Bạch dễ dàng “bỏ ống” được trên 100 triệu đồng. Ngoài ra vợ chồng ông còn thường xuyên gieo cấy 5 sào lúa Bắc thơm 7 để có thóc ăn dư dả suốt năm.
Theo kinh nghiệm của ông Bạch, thị trường trứng ngan, vịt thường có quy luật, giá trứng vịt lên thì giá trứng ngan giảm, ngược lại giá trứng ngan lên thì giá trứng vịt lại giảm.
Cụ thể như nửa đầu năm nay, giá trứng vịt giảm xuống còn 1.500 – 1.600 đồng/quả, giá trứng ngan lại tăng tới 6.000 đồng/quả. Khi đó những người nuôi vịt đẻ giữ được hòa vốn đã là tốt, còn người nuôi ngan đẻ lại lãi có trên 2.000 đồng/quả trứng (khá cao).
Hiện tại giá trứng vịt đã tăng lên 2.300 – 2.500 đồng/quả, giá trứng ngan giảm còn dưới 4.000 đồng/quả. Lúc này người nuôi vịt đẻ được lãi 700 – 800 đồng/quả trứng, người nuôi ngan đẻ cơ bản là hòa vốn.
Do nắm vững được sự biến động của giá trứng thuỷ cầm, ông Bạch đã duy trì nuôi số lượng đàn vịt đẻ luôn gấp 2 lần số lượng đàn ngan đẻ. Nhờ 2 loại thủy cầm sinh sản này hỗ trợ giá trứng cho nhau, gia đình ông đã tránh được rủi ro thua lỗ khi giá trứng bấp bênh, ổn định nguồn thu nhập cao.
Ông Bạch cho biết, nuôi ngan vịt đẻ, nguồn thu từ bán trứng cơ bản chỉ đủ chi phí vật tư chăn nuôi và chọn lọc nuôi gối đàn được đủ lượng thủy cầm hậu bị. Nguồn lãi có thể “bỏ ống” được, chủ yếu là từ đàn ngan, vịt bố mẹ (không còn khả năng khai thác trứng kinh doanh hiệu quả) bán thanh lý, làm thịt thủy cầm thương phấm, giá trị ước trên 100 triệu đồng/1.600 con/1 năm (tùy loại).
Ngoài cách chăn nuôi ngan, vịt đẻ cho thu lợi dễ dàng như gia đình ông Bạch, người chăn nuôi thuỷ cầm sinh sản qui mô gia trại cũng có thể chỉ nuôi 1 loại, vịt đẻ hoặc ngan đẻ kết hợp đầu tư thêm máy ấp trứng, bán con giống hoặc trứng vịt lộn để tăng giá trị quả trứng, giảm thiểu rủi ro thua lỗ khi giá trứng bấp bênh.
Theo ông Bạch, để đảm bảo đàn ngan vịt đẻ nhiều, đẻ đều, người chăn nuôi nên chọn giống vịt siêu trứng và ngan Pháp R71SL. Tuân thủ chặt chẽ quy trình chăn nuôi ngan vịt an toàn sinh học. Cho ăn đầy đủ. Nên chọn mua cám công nghiệp Cargill chuyên cho ngan vịt đẻ. Thay thế kịp thời các con ngan vịt có biểu hiện kém ăn, gầy yếu, đẻ ít….
Yêu cầu con giống nuôi hậu bị phải có chân cao, mình trường, cổ dài, mắt sáng, đi lại nhanh nhẹn, không khuyết tật (khoèo chân, hở rốn, chân khô), có màu sắc lông tơ đặc trưng của giống.
Thông thường vịt nuôi hậu bị sau 4 tháng đã bắt đầu đẻ, chu kỳ khai thác trứng kinh doanh từ 17 – 18 tháng. Ngan giống hậu bị sau nuôi 6 tháng mới bắt đầu đẻ, chu kỳ khai thác trứng kinh doanh 7 – 8 tháng. Hết chu kỳ khai thác trứng kinh doanh của ngan vịt bố mẹ, cần thay mới bằng con giống nuôi hậu bị.
Ngoài ra, để lưu giữ được thương lái đến bao tiêu trứng tại gia đình, người nuôi thuỷ cầm sinh sản cần đảm bảo đủ tỷ lệ nuôi 1 ngan đực/3 – 4 ngan cái, và 1 vịt đực/8 – 9 vịt cái, để các loại trứng trước khi xuất chuồng đều đã được phối giống đầy đủ.
Bằng cách chăn nuôi này đàn ngan vịt của gia đình ông Bạch luôn đạt tỷ lệ đẻ tối đa (95% với vịt, 70% với ngan), đẻ đều 26 – 28 trứng/con, và luôn được thương lái hợp đồng thu mua hết.
“Gia đình ông Phạm Văn Bạch là một trong số các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương. Cách nuôi ngan, vịt cho thu nhập bền vững của ông đang là động lực thúc đẩy phát triển nuôi thuỷ cầm gia trại trên địa bàn”, ông Bùi Văn Nguyên, Giám đốc HTX Nông nghiệp xã Yên Bắc.
Hải Tiến
Nguồn: Báo Nông nghiệp VN
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi thủy cầm li>
- chăn nuôi vịt li> ul>
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Nuôi chim bồ câu Pháp tạo thu nhập cho nông dân địa phương
- Nuôi gà sao an toàn sinh học hiệu quả cao
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất