Thoát nghèo nhờ nuôi dê - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Thoát nghèo nhờ nuôi dê

    Sau gần 3 năm triển khai, mô hình nuôi dê phát triển kinh tế cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) nghèo ở xã Cam Thịnh Tây (TP. Cam Ranh) do UBND tỉnh Khánh Hoà hỗ trợ đã mang lại những hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện cho người dân từng bước vươn lên thoát nghèo.

     

    Sinh kế cho người dân

     

    Một ngày cuối tháng 12-2024, chúng tôi theo chân ông Mang Lộc – công chức Lao động – Thương binh và Xã hội của xã Cam Thịnh Tây và ông Mang Cường – Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Thịnh Sơn ngược lên ngọn núi A Ma Nhông, nơi chăn thả dê của một số hộ ĐBDTTS. Tại khu đất dọc con đường qua thôn Sông Cạn Trung, chúng tôi gặp bà Cao Thị Kim Hoàng đang dõi ánh mắt về phía đàn dê trong những lùm cây phía xa. Hỏi chuyện, bà Hoàng phấn khởi cho biết, đầu năm 2022, gia đình bà được tỉnh hỗ trợ 3 con dê nái đang có chửa để nuôi phát triển kinh tế. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên khi dê con mới đẻ ra bị chết. Về sau, được cán bộ của xã, thôn thường xuyên chỉ dẫn, gia đình bà đã tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc đàn dê khỏe mạnh và sinh trưởng tốt. Hiện tại, gia đình bà có hơn 10 con dê. Để có thêm thu nhập, hằng ngày, bà Hoàng còn nhận chăn thuê thêm hàng chục con dê cho người dân trong thôn để lấy tiền công.

    Đàn dê của người dân xã Cam Thịnh Tây.

     

    Được biết, gia đình bà Hoàng là 1 trong 45 hộ ĐBDTTS nghèo của xã Cam Thịnh Tây được UBND tỉnh hỗ trợ mô hình nuôi dê phát triển kinh tế từ đầu năm 2022. Trước đây, cuộc sống của gia đình bà Hoàng chủ yếu dựa vào 2 sào rẫy trồng bắp, mì và tiền công làm thuê ít ỏi của bà. Từ khi được hỗ trợ mô hình nuôi dê, bà Hoàng nghỉ việc làm phụ hồ để chăm sóc đàn dê của gia đình và chăn dê thuê, coi đây là công việc ổn định. Nhờ chăm sóc chu đáo, cứ vài tháng, bà Hoàng lại có dê bán, phần giải quyết sinh hoạt, phần đầu tư nuôi gà thả vườn để tăng thêm thu nhập, góp phần giúp gia đình thoát nghèo.

     

    Gia đình bà Thị Tuyên (trú thôn Thịnh Sơn) đã thoát nghèo, xóa được nhà tạm vách ván dột nát từ đầu năm 2023. “Trước đây, cuộc sống của gia đình tôi chủ yếu dựa vào 5 sào rẫy trồng mì, bắp và tiền chăn dê thuê nên rất khó khăn. Từ khi được Nhà nước hỗ trợ dê giống, tôi quyết định trồng rừng trên 3 sào rẫy để có nơi chăn thả dê. Từ 3 con dê cái ban đầu, đến nay, gia đình đã có gần 30 con. Tôi đã bán 21 con dê đực, còn dê cái để lại nuôi. Dồn tiền bán dê cùng tiền tích cóp được, đến cuối năm 2022, tôi vay thêm Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng căn nhà kiên cố với chi phí khoảng 180 triệu đồng. Gia đình tôi có nhà mới, phấn khởi hơn nữa là đã thoát nghèo được 2 năm qua”, bà Tuyên chia sẻ.

     

    Vươn lên thoát nghèo

     

    Ở xã Cam Thịnh Tây, số hộ ĐBDTTS chiếm 99,5%; người dân chủ yếu dựa vào trồng mì, bắp nhưng hiệu quả thấp nên đời sống còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, điều kiện tự nhiên của xã rất thích hợp cho việc chăn thả dê và thực tế nhiều hộ dân đã nuôi dê hiệu quả.

     

    Theo đó, Chương trình hỗ trợ mô hình nuôi dê cho ĐBDTTS nghèo của xã Cam Thịnh Tây được triển khai từ đầu năm 2022, đến nay đã đem lại hiệu quả thiết thực. Để có được kết quả đó, đầu tiên phải kể đến sự quản lý khoa học, sát sao của chính quyền và đoàn thể địa phương. Ngay từ khi tỉnh có chủ trương triển khai chương trình hỗ trợ, địa phương đã tập trung khảo sát, xác định đúng đối tượng thụ hưởng là 45 hộ ĐBDTTS nghèo. Sau đó, họp các hộ thụ hưởng chính sách để thống nhất mô hình chăn nuôi phù hợp với thực tế địa phương; tổ chức tập huấn, hướng dẫn từ khâu xây dựng chuồng trại đến chăm sóc vật nuôi. Sau khi thống nhất chọn mô hình nuôi dê, với số tiền hỗ trợ 450 triệu đồng từ chương trình, UBND xã liên hệ với các cơ sở cung cấp con giống để chọn giống dê bách thảo lai đã quen với điều kiện tự nhiên của địa phương. Người dân tự đến lựa chọn con giống và UBND xã đứng ra thanh toán tiền cho cơ sở cung cấp. Đây là hình thức triển khai chặt chẽ, khoa học, vừa đảm bảo tính tự chủ của đối tượng thụ hưởng trong việc lựa chọn con giống, vừa đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ được sử dụng đúng mục đích. Khởi đầu thuận lợi, đến năm 2023, có thêm 27 hộ nghèo được thụ hưởng từ chương trình của tỉnh với 81 con dê giống; năm 2024 có thêm 20 hộ được hỗ trợ 60 con dê giống. Khi người dân nhận dê giống về nuôi, chính quyền địa phương, trực tiếp là Ban Giám sát cộng đồng của xã thường xuyên giám sát, đồng thời triển khai cho thành viên mặt trận các thôn nắm bắt tình hình chăn nuôi của từng gia đình được hỗ trợ.

     

    UBND xã còn giao trách nhiệm cho cán bộ thú y thường xuyên kiểm tra, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi dê cho người dân, nhất là những lúc dê cái sinh sản, hoặc có con bị bệnh. Nhờ đó, mô hình nuôi dê của các hộ được hỗ trợ từ chương trình đều phát triển tốt. Từ tổng đàn dê 276 con của 92 hộ được tỉnh hỗ trợ, đến cuối năm 2024 đàn dê đã phát triển lên 950 con. Nhờ phát triển mô hình nuôi dê, trong năm 2024, toàn xã có 83 hộ với 311 khẩu đã vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, toàn xã chỉ còn 71 hộ nghèo (với 249 khẩu), chiếm tỷ lệ 4,65%. Ông Mang Duyên – Phó Chủ tịch UBND xã Cam Thịnh Tây cho biết, điều kiện tự nhiên ở địa phương rất thích hợp cho việc chăn thả dê. Thời gian qua, người dân chuyển đổi nghề, nhiều diện tích rẫy bỏ hoang nên địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không bán đất mà để lại trồng rừng, tạo môi trường để chăn thả dê, mở rộng quy mô chăn nuôi, tạo thu nhập bền vững cho người dân. Nhờ được tỉnh quan tâm hỗ trợ, những hộ ĐBDTTS nghèo đã có được đàn dê cho riêng mình, tạo sinh kế và vươn lên thoát nghèo.

     

    THÀNH LONG

    Nguồn: Báo Khánh Hoà

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Ngô Thị Phương
  • Xin giá ạ

  • Diệp thị bich
  • 0988952608

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.