Ít tốn công chăm sóc, ít dịch bệnh, thời gian nuôi rút ngắn nhưng vịt tăng trọng tốt, đẻ trứng to, bỏ vốn ít thu lời nhiều… Đó là những nhận định của người dân các phương thuộc tỉnh Vĩnh Long khi thực hiện mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học (ATSH).
Nhiều lợi ích
Những ngày này, về xã Tân Long (huyện Mang Thít), nơi đâu cũng nghe người dân khen ngợi mô hình “Chăn nuôi vịt chuyên trứng ATSH”. Theo người dân nơi đây, mô hình này rất tiện lợi, tốn ít công sức mà lại đem về lợi nhuận cao. Gặp chúng tôi, anh Đinh Văn Liêm khoe, tôi bắt đầu nuôi 400 con vịt (giống vịt Triết Giang) chuyên trứng theo hướng ATSH từ tháng 7.2014. Đến nay, thu được 85.000 hột vịt, với giá trung bình là 1.900 đồng/hột, thu lời khoảng 39 triệu đồng.
Anh Liêm chia sẻ: “Trước đây, ngoài làm lúa, để tăng thu nhập, gia đình anh thường nuôi vịt chạy đồng. Tuy nhiên những năm gần đây tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nuôi vịt chạy đồng ngày càng gặp rủi ro, đôi khi mất trắng. Nhờ được Hội Nông dân xã, Trạm khuyến nông huyện vận động nên mạnh dạn đăng ký tham gia mô hình”.
Ông Liêm mừng vì đàn vịt phát triển khỏe mạnh, đem lại lợi nhuận cao
Sau khi được Trạm khuyến nông tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng chuồng trại, quy trình chăm sóc, tiêm phòng một số bệnh trên vịt, đặc biệt là kỹ thuật làm đệm lót sinh học. “Tôi làm chuồng vịt có chiều ngang 4m, dài 10m, ao thả 400m2. Giai đoạn vịt úm (giai đoạn nhỏ), tôi làm đệm lót với kích thước nhỏ, với một lớp nhựa, trấu và mùn cưa. Trong chuồng, tôi treo 4 bóng đèn, điều chỉnh nhiệt độ tùy theo phản ứng của đàn vịt cho phù hợp. Khi vịt được 7 ngày tuổi tôi rải men BALASA và trong suốt quá trình nuôi thường xuyên cài đảo, bổ sung men để đệm lót có hiệu quả” – anh Liêm chia sẻ kinh nghiệm.
Sau khi thành công với mô hình “Chăn nuôi vịt chuyên trứng ATSH”, nhiều hộ dân cùng xã Tân Long đến tham quan, học hỏi, chia sẻ cách làm của anh Liêm.
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long, giá bán của hột vịt nuôi theo mô hình cao hơn giá của hột vịt nuôi chạy đồng từ 50-100 đồng/hột vì hột vịt đồng đều hơn cả về độ lớn và độ dày vỏ trứng. Do được chăm sóc tốt, việc tiêm ngừa vaccine được thực hiện dễ dàng và đầy đủ nên dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn so với nuôi chạy đồng.
Nhờ áp dụng đệm lót sinh học, khu vực nuôi không có mùi hôi, không có ruồi nhặng, chuồng vịt luôn khô ráo, nông dân không phải thay chất độn chuồng mỗi ngày. “Môi trường nuôi luôn được hợp vệ sinh không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, đặc biệt là các hộ lân cận. Với nhiều ưu điểm trên, từ nguồn vốn của tỉnh, từ năm 2014 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long thực hiện dự án “Hỗ trợ phát triển chăn nuôi vịt chuyên trứng ATSH. Theo Dự án trên, tỉnh cho 39 hộ tại 5 xã trên địa bàn tỉnh nuôi” – bà Nguyễn Thị Mai – Trưởng phòng Thông tin – Quảng bá (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long) cho biết.
Song song đó, việc sử dụng đệm lót sinh học trong nuôi vịt giúp nông dân rút ngắn thời gian nuôi, vịt ít bệnh tật, giảm chi phí thuốc thú y, giảm hao hụt đầu con. Từ đó, thu nhập của người dân sẽ cao hơn do chi phí thấp, trong quá trình nuôi người dân tiết kiệm 60% chi phí lao động, giảm 10% chi phí thức ăn.
Mở rộng quy mô, kiểm soát chất lượng con giống
Trước những kết quả đạt được, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long đang tiếp tục hỗ trợ các mô hình nuôi vịt ATSH, đặc biệt là áp dụng đệm lót sinh học. Đồng thời, hỗ trợ nông dân tham quan nhiều mô hình có liên quan ở các tỉnh, thành lân cận để học thêm những kỹ thuật mới trong chăn nuôi, tăng thêm thu nhập.
Kế hoạch đến năm 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long đầu tư gần 2 tỷ đồng cho người dân thả nuôi 36.600 con vịt siêu thịt áp dụng đệm lót sinh học.
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long, kế hoạch trên được triển khai theo quy mô tăng dần và hứa hẹn mang lại nhiều thành công. Cụ thể, năm 2015 sẽ đầu tư gần 400 triệu đồng để người dân thả nuôi 8.000 con; năm 2016 đầu tư trên 600 triệu đồng để người dân nuôi 13.200 con. Đến năm 2017 sẽ đầu tư quy mô cao nhất với trên 753 triệu đồng để người dân nuôi 15.400 con. Riêng kế hoạch trong năm 2015, đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chuyển giao cho 40 hộ dân nuôi 8.000 con vịt. Hiện đàn vịt đã được 1 tháng tuổi và phát triển rất tốt.
Mô hình nuôi vịt áp dụng đệm lót sinh học ở xã Tân Long
Theo phóng viên tìm hiểu, nhiều hộ dân nuôi vịt sử dụng đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có nơi tiêu thụ sản phẩm chưa thật sự ổn định. Vì vậy, nhiều hộ dân mong muốn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh giới thiệu, tạo điều kiện để người dân ký kết mua bán trứng với các công ty thu mua, bao tiêu sản phẩm.
Về vấn đề này, ông Trần Văn Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Hiện trung tâm đang giới thiệu các mô hình nuôi hiệu quả với các công ty, nơi tiêu thụ các sản phẩm từ vịt để bà con yên tâm về đầu ra. Hướng tới đây, ngành khuyến nông sẽ định hướng cho bà con nông dân nuôi một vài giống vịt mới; ít bị ảnh hưởng bởi tác động của khí hậu khắc nghiệt, ít bị nhiễm bệnh, ít ảnh hưởng đến môi trường nuôi chung quanh nhưng trọng lượng tăng nhanh và đem lại lợi nhuận cao cho người dân. Đồng thời, ngành chức năng cũng tăng cường công tác quản lý việc mua bán con giống ở các cơ sở nhân giống”.
“Ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã từng bước nâng cao nhận thức nhận thức và tay nghề của người nuôi vịt nói riêng và người nuôi gia súc gia cầm nói chung. Qua đó, góp phần chuyển đổi phương thức chăn nuôi truyền thống, nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia trại, bán công nghiệp và công nghiệp quy mô lớn có kiểm soát, hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngành khuyến nông bước đầu tạo được niềm tin với người dân” – ông Sơn nhấn mạnh.
TS.Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: “Tất cả các mô hình được triển khai đều đảm bảo an toàn, không dịch bệnh, đặc biệt là không xảy ra dịch cúm gia cầm H5N1. Tới đây, các địa phương cần phát huy hơn nữa những thành công trên, giúp nông dân hạn chế tối đa chi phí đầu tư nhưng mang lại lợi nhuận cao nhất có thể. Đây là giải pháp rất quan trọng để khắc phục tình trạng dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên đàn vịt trong thời gian qua, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững, phù hợp với xu hướng hội nhập”.
Huỳnh Xây
(Theo Dân Việt)
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
Tin mới nhất
T3,07/01/2025
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất