Biện pháp giúp heo nái đẻ nhiều - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Biện pháp giúp heo nái đẻ nhiều

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Để heo đẻ nhiều, người chăn nuôi phải nắm vững kiến thức, xác định đúng thời gian lên giống và thực hiện đúng cách phối giống.

     

    Biện pháp giúp heo nái đẻ nhiềuHeo để nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật chăn nuôi

     

    Xác định thời gian lên giống và cách phối giống

     

    Cách xác định heo nái lên giống và chịu cho phối

     

    Quan sát các biểu hiện lên giống của heo nái như: đứng nằm không yên, niêm mạc âm hộ ửng đỏ, có dịch nhờn, sờ vào âm hộ thấy dịch nhờn như keo dính.

     

    Thời điểm phối: Lúc âm hộ nái có màu đỏ hồng chuyển sang đỏ sậm, âm hộ nhăn lại. Dùng tay ấn lên lưng vùng mông nái thì nái đứng yên

     

    Chú ý: Dùng hai tay ấn mạnh lên lưng heo (vùng khum) thì heo nái đứng yên, mê ì, vểnh tai, cong lưng thì đây là thời điểm gieo tinh thích hợp nhất

     

    Hoặc, xoa hai bên vùng hông và âm hộ của heo nái nếu heo đứng yên thì có thể leo lên lưng heo ngồi, nếu vỗ vào mông mà không đi thì heo đã lên giống

     

    Nái lên giống được phối 2 lần (thường phối vào buổi sáng hoặc chiều mát). Nếu động dục vào buổi sáng thì gieo tinh vào buổi chiều, nếu động dục vào buổi chiều thì gieo tinh vào buổi sáng hôm sau.

     

    Cách gieo tinh nhân tạo cho heo nái:

     

    Trước khi gieo tinh, heo nái phải được tắm rửa sạch sẽ.

     

    Chuẩn bị dụng cụ: Ống dẫn tinh, bông gòn, cồn 700, nước sinh lý, nước cất, dầu bôi trơn.

     

    Chuẩn bị tinh: Lọ tinh trước khi phối được ngâm ở nhiệt độ 370C, hoặc dùng tay ủ-xoa đến khi chai tinh ấm lên.

     

    Tiến hành rửa âm hộ heo nái: Dùng nước cất rửa bên trong và bên ngoài. Sau đó, dùng bông gòn có tẩm cồn 700 sát trùng âm hộ. Dùng nước muối sinh lí rửa âm hộ lần nữa.

     

    Thao tác gieo tinh:

     

    Rửa ống dẫn tinh bằng nước muối sinh lí phía trong và ngoài, sau đó thoa dầu bôi trơn bên ngoài ống dẫn tinh. Tráng bên trong ống dẫn tinh bằng một ít tinh dịch.

     

    Dùng tay thoa nhẹ trên lưng và 2 hõm hông của heo nái, một người đè mạnh lên hai bên hông làm cho heo đứng yên hoặc dùng bao cát đặt lên hông heo cái (tạo cảm giác giống như heo đực nhảy lên lưng heo cái)

     

    Đặt đầu ống dẫn tinh nghiêng 450 so với mặt đất, cho ống dẫn tinh vào từ từ và xoay ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi có cảm giác đã qua cổ tử cung.Khi đưa qua cổ tử cung nâng ống dẫn tinh lên song song với xương sống heo rồi tiếp tục đưa vào gắn lọ tinh vào ống dẫn tinh để cho tinh dịch tự chảy vào trong thời gian 10 – 15 phút không được bơm quá nhanh.

     

    Khi tinh dịch đã chảy vô hết, lấy ống dẫn tinh ra theo chiều kim đồng hồ.

     

    Lưu ý: Sau khi phối xong,không cho heo nằm để tránh chảy tinh ra ngoài.

     

    Nguyên tắt cần phải chú ý khi gieo tinh:

     

    Đảm bảo sạch sẽ vô trùng trong đường sinh dục heo cái: Không chạm tay hoặc hạn chế chạm tay vào ống dẫn tinh trước khi gieo tinh, không để chất bẩn bám vào ống dãn tinh, rửa và sát trùng sạch mép âm hộ heo cái.

     

    Đảm bảo đủ lượng tinh được đưa vào tử cung heo cái: Để tinh hút từ từ vào tử cung, không bóp mạnh chai tinh, thời gian thích hợp nhất từ 10 -15 phút.

     

    Không phối giống, gieo tinh cưỡng ép: Cho những heo chưa lên giống, heo lên giống chưa rõ ràng, hay những heo cái đè lên lưng mà không đứng im.Vì những heo này có thể mắc bệnh đường sinh sản, nếu phối mà đậu thai thì có thể sẽ đẻ ít con làm thất thoát kinh tế cho người nuôi.

     

    Những việc người nuôi cần theo dõi khi heo đẻ:

     

    Trước ngày đẻ 1 tuần (sau khi phối giống 3 tháng rưởi)

     

    Nái phải được tắm sạch sẽ.

     

    Xịt sát trùng (Omnicide tỉ lệ 1:3200,…) Xịt ghẻ (Tactic, Hantoc,…)

     

    Những thuốc và dụng cụ dùng khi heo đẻ:

     

    Thuốc kháng sinh phòng trị viêm vú, viêm tử cung, nhiễm trùng: shotapen, peni 4 triệu, amoxisol, ampicillin, cephalosporin,…

     

    Thuốc kích đẻ tăng tiết sữa: oxytoxin,

     

    Thuốc trợ sức: Calphonfort, chai dịch truyền đạm…

     

    Dụng cụ: Xà phòng, keo bôi trơn, giẻ lau,…

     

    Những biểu hiện nhận biết heo nái sắp đẻ

     

    Đã mang thai được 113 – 115 ngày và có các biểu hiện: Chuyển dạ, bồn chồn, cắn phá chuồng; Kiểm tra bầu vú heo nái thấy tiết sữa, heo có biểu hiện quậy ổ thì sau 3 giờ heo đẻ. Vắt sữa thấy tiết thành giọt, vỡ ối,…

     

    Đỡ đẻ

     

    – Chuẩn bị: Povidon 10%, cồn 700, kẹp cầm máu (panh), kéo, chỉ cột rốn, kìm bấm răng, bột giữ ấm hoặc giẻ khô, đèn sưởi, lồng úm hoặc một bó lá chuối khô treo ở một gốc chuồng và treo sát đó một bóng đèn tròn 75w.

     

    – Heo con mới được đẻ ra ta phải vuốt bớt nhớt ở phần mũi – miệng, rắc bột Mistral làm khô hoặc lao khô và giữ ấm cho heo sơ sinh.

     

    Buộc và cắt rốn (cách bụng khoảng 4 – 10 cm ), sát trùng vết cắt bằng Povidin

     

    Sau đó ủ ấm heo dưới bóng đèn tròn hoặc đèn sưởi.

     

    – Khoảng 10 phút sau khi heo con được sinh ra mà chưa bú thì phải tập bú cho heo con.

     

    – Sau 1 – 2 giờ kể từ khi nái đẻ con gần nhất mà không thấy đẻ thêm thì ta can thiệp bằng cách đưa tay vào tử cung để kiểm tra và móc heo con ra.

     

    Chú ý:

     

    Cho heo sơ sinh bú sữa đầu càng sớm càng tốt và không được quá 4 giờ sau khi sinh, sữa đầu màu vàng nhạt hay xanh nhạt và đặc hơn sữa bình thường, sữa đầu chứa kháng thể cần cho heo con sơ sinh

     

    Thông thường heo đẻ 2 – 3 con một lượt rồi đến 2 – 3 con tiếp. Khi con trước cách con sau hơn 2 giờ thì cần phải dùng tay đưa vào tử cung kéo heo con ra.

     

    Nhật Nguyệt

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.