Biện pháp khắc phục hiện tượng lợn mẹ cắn con, không cho con bú - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Biện pháp khắc phục hiện tượng lợn mẹ cắn con, không cho con bú

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong chăn nuôi lợn nái, hiện tượng lợn mẹ trở nên dữ tợn, cắn con, không cho con bú sau khi đẻ xảy ra ngày càng nhiều. Nếu không có biện pháp khắc phục có hiệu quả và kịp thời lợn mẹ có thể cắn chết hoặc làm bị thương tới 30-40% số con trong đàn, không cho con bú làm heo con kiệt sức, tiêu chảy và chết gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

     

    Nguyên nhân

     

    Hiện tượng lợn mẹ cắn con, không cho con bú: Do nhiều nguyên nhân khác nhau:

     

    – Do thiếu dinh dưỡng khi chửa, đẻ;

     

    – Do bị viêm vú, tắc tia sữa,

     

    – Do lợn con bấm nanh bị sót khi bú cắn đầu vú làm con mẹ đau

     

    – Do bị stress, kích động…

     

    – Do ghép đàn không đúng kỹ thuật,

     

    Các biện pháp khắc phục

     

    Đối với heo thiếu dinh dưỡng, bị stress, kích động

     

    – Chăm sóc lợn mẹ chu đáo, cho ăn đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là Protein; vitamin và khoáng khi chửa kỳ II và nuôi con.

     

    – Bổ sung trong khẩu phần hoặc tiêm vitamin ADE, để tăng cường tiết sữa.

    Biện pháp khắc phục hiện tượng lợn mẹ cắn con, không cho con bú Heo mẹ không cho con bú, cắn con (ảnh Internet)

     

    – Khi đẻ không được cho lợn mẹ ăn nhau sống do chúng hoặc con khác thải ra, không cho lợn mẹ ăn các loại thịt sống, vì như vậy sẽ tạo phản xạ cho lợn mẹ thèm ăn thịt sống dẫn đến chúng ăn thịt con.

     

    – Dùng cồn 70 độ hoặc rượu mạnh > 45 độ, lấy xi lanh nhựa dung tích 3 – 5ml hút 2ml cồn hoặc rượu, nhẹ nhàng nhỏ vào hai bên lỗ tai lợn mẹ. Cồn hoặc rượu thấm vào tai trong, tai giữa của lợn mẹ làm chúng khó chịu luôn lúc lắc đầu để vẩy vật lạ ra ngoài. Khi tiến hành, chúng ta cần nhỏ cồn hoặc rượu sao cho lợn mẹ lúc lắc đầu liên tục trong 8-12 giờ, khiến chúng mệt nhoài, nhờ vậy mà quên phản xạ cắn con, trở nên thuần tính như các con lợn mẹ bình thường khác.

     

    Khắc phục hiện tượng lợn mẹ cắn con lạ khi ghép đàn

     

    – Khi lợn mẹ sinh ít con, chúng ta thường mua thêm lợn con 1-2 ngày tuổi ghép đàn để tăng hiệu quả lứa nuôi. Trong nhiều trường hợp, lợn mẹ thường cắn lợn con lạ của đàn khác khi mang ghép chung.

    Biện pháp khắc phục hiện tượng lợn mẹ cắn con, không cho con bú Heo mẹ cho con bú bình thường sau khi ghép đàn

     

    – Kinh nghiệm khắc phục hiện tượng này như sau: Trước khi thả lợn lạ vào đàn mới, dùng rượu uống ngậm vào mồm phun ướt đều cả lợn con trong đàn và lợn con mới mua, để chúng có cùng mùi rượu, khiến khứu giác lợn mẹ không phân biệt được đâu là con mình sinh ra, đâu là lợn con khác đàn do vậy chúng không cắn những con được ghép chung đàn. Ngoài ra có thể dùng dầu tây, nước tỏi hoặc nước lá trầu không phun lên toàn đàn cũng có tác dụng ghép đàn nhanh.

     

    – Khi mua thêm lợn con để ghép đàn, cần chú ý mua con của những lợn mẹ đẻ sai con, có lí lịch rõ ràng, không nên mua tạp nham ở chợ, không rõ lí lịch, tránh mua phải những đàn lợn nghi mắc bệnh làm lây lan dịch bệnh cho đàn.

     

    – Những lợn con mua về cần cho uống kháng sinh phòng tiêu chảy trong 2-3 ngày, cho bú ngay sữa đầu nếu có thể hoặc cho bú những vú căng sữa để tăg độ đồng đều của đàn.

     

    – Để đảm bảo đàn lợn an toàn dịch bệnh, bà con nên tiêm sắt và tiêm phòng vắcxin theo lịch cho đàn lợn như sau: Tiêm sắt (Fe) hữu cơ dưới dạng Fedextran, Fedextrin 2 lần, mỗi con 300mg khi lợn con được 3 và 10 ngày tuổi.

     

     Khắc phục hiện tượng cắn con do viêm vú, tắc tia sữa

     

    – Tách lợn con, vắt sữa cho lợn con ăn hoặc pha sữa chuyên dùng cho heo con ăn trong những ngày heo mẹ mất sữa, viêm vú. Chú ý pha thêm men tiêu hoá sống để tăng khả năng tiêu hoá và đề phòng tiêu chảy.

    Heo mẹ viêm vú, tắc tia sữa

     

    – Kiểm tra nanh và dùng kìm chuyên dụng bấm nanh cho heo con

     

    – Dùng dầu nóng hoặc khăn ấm mát sa bầu vú 10 – 15 phút để làm mềm bầu vú và kích thích tiết sữa.

     

    – Tiêm 2 – 3 ml Oxytocin để kích thích tiết sữa và thông tắc núm vú.

     

    – Tiêm khác sinh Amoxylin LA hoặc Oxytetracyclin LA để điều trị viêm vú.

     

    Nguyễn Văn Minh

    Trung tâm thú y Vet24h

    17 Comments

    1. Oanh

      Heo rừng mẹ không cho con bú thấy vú sưng

    2. lê đức linh

      vú sưng vì nó kg dk con bú tì nó sưng tức sữa nó vậy.

    3. Ngo duc khoa

      Lợn đẻ hất con k cho bú nằm úp vú xuống

    4. Vinh

      Lợn mẹ ko cho con bú và cắn chúng sau khi sinh

    5. Vinh

      Lợn mẹ ko cho con bú và cắn chúng sau khi sinh và cho mình xin cách khắc phục ạ

    6. Vũ trọng thơm

      Bạn nào có kinh nghiệm lợn mẹ không cho con bú, chỉ giúp mình với. Lợn nhà mình vừa đẻ được 15 con giờ cắn con không chịu cho con bú. Mình cảm ơn nhiều. [email protected]

    7. Trần Thu Hằng

      Lợn nhà mình vừa đẻ được 2 ngày mà con mẹ không chịu ăn, cách khắc phục thế nào ạ?

    8. Lê hồng nam

      Nhà tôi có con lợn mạ đẻ được 5 ngày 2 ngày đầu
      Lợn vẫn cho bú bình thường nhưng ít sựa
      Nhưng sau mấy ngày gần đây mạ không cho con bú
      Mẹ không ăn mong bác trả lời giúp tôi

    9. Hoàng văn tính

      Cho mình hỏi.mẹ lợn lại ăn thịt lợn con xin chỉ cách khắc phục được không ạ

    10. Nguyệt

      Lợn đẻ không cho con bú cắn con chết ăn nên làm nào và cách khắc phục được không ạ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.