Chăn nuôi gà được Bình Định ưu tiên tập trung chính sách hỗ trợ phát triển tại các huyện trung du, miền núi nhằm làm giảm áp lực ở các huyện đồng bằng.
- Thái Nguyên: Dành 10 tỷ đồng phát triển thương hiệu “Gà đồi Phú Bình”
- Nuôi gà đồi Yên Thế, nhiều hộ nông dân ‘đổi đời’
- Bình Định: Xây dựng thương hiệu ‘Gà nòi đất Võ Tây Sơn’
Nhiều chính sách “tiếp sức” cho nông dân
Những năm qua, ngành nông nghiệp Bình Định đã triển khai đồng bộ và hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho nông dân. Tiêu biểu như đối với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ trên địa bàn tỉnh, ngành chức năng đã hỗ trợ giá giống cây trồng cạn để thực hiện chuyển đổi sản xuất trên đất trồng lúa trong vụ mùa năm 2021 và vụ đông xuân 2021 – 2022 theo hồ sơ đề nghị của các địa phương; hỗ trợ 4 dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống tại các xã Phước Thuận, Phước Hiệp, Phước Thắng (huyện Tuy Phước), Nhơn Lộc (Thị xã An Nhơn) với tổng kinh phí từ ngân sách 9.678 triệu đồng; triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển bò thịt chất lượng cao trong nông hộ, đến nay tỷ lệ bò lai đạt 87% tổng đàn, bê lai sinh ra sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Bình Định sẽ có chính sách khuyến khích người dân các huyện miền núi nuôi gà thả đồi để cải . Ảnh: V.Đ.T.
Theo ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, thời gian tới, Bình Định sẽ thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp, tiếp tục thực hiện các chính sách đã được ban hành, đặc biệt là chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2019 – 2025.
Bình Định cũng sẽ nghiên cứu ban hành các chính sách mới như: Khuyến khích đầu tư, phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích đầu tư, phát triển nuôi trồng thuỷ sản ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm của tỉnh; xây dựng mạng lưới thương mại điện tử, chuyển đổi số trong nông nghiệp; phát triển các vùng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, nhất là các vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm, vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến…
Bứt phá cho gà đồi
Thực hiện Chương trình hành động số 11 của Tỉnh ủy Bình Định về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, trong đó đối với chăn nuôi, ngành nông nghiệp Bình Định sẽ tập trung phát triển chăn nuôi gà đồi và xây dựng chính sách khuyến khích nuôi gà thả đồi trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung hỗ trợ tại 5 huyện trung du, miền núi, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gà thả đồi.
Trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Bình Định xác định chăn nuôi gà được ưu tiên tập trung phát triển tại các huyện trung du, miền núi, nơi có mật độ chăn nuôi còn thấp như các huyện Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh nhằm làm giảm áp lực mật độ nuôi gà ở các huyện đồng bằng có mật độ nuôi gà cao như Thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước, Thị xã Hoài Nhơn, huyện Phù Mỹ, huyện Phù Cát.
Gà thả đồi có chất lượng thịt ngon, người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán luôn cao hơn gà nuôi nhốt. Ảnh: V.Đ.T.
Trên cơ sở kết quả thực hiện chính sách phát triển mô hình gà đồi tại các huyện trung du, miền núi, Sở NN-PTNT Bình Định sẽ tổng kết, đánh giá và nhân rộng ra các địa phương có điều kiện, có nhu cầu phát triển gà đồi trên địa bàn toàn tỉnh. Quy mô hỗ trợ tối thiểu 3.000 con gà thịt cho 1 lứa nuôi nhằm mục tiêu thực hiện chính sách xây dựng vùng chăn nuôi chủ lực, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, xây dựng thương hiệu gà đặc sản Bình Định và hình thành các chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Các hộ tham gia phải có điều kiện về tài chính, năng lực, trách nhiệm, có hiểu biết kinh nghiệm chăn nuôi gà.
Mục tiêu chăn nuôi gà phải hình thành được vùng sản xuất hàng hóa, nuôi theo hướng chuyên nghiệp, tiến tới hình thành HTX chăn nuôi gà đồi. Do đó, sẽ phải lựa chọn các hộ đủ điều kiện sản xuất 3.000 con/lứa, cam kết duy trì đầu tư sản xuất ổn định; khi mô hình đạt hiệu quả, người chăn nuôi sẽ tự giác tham gia. Sở NN-PTNT sẽ ban hành quy trình chăn nuôi gà thả đồi và tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật để người chăn nuôi áp dụng.
“Bình Định sẽ xúc tiến đầu tư 2 cơ sở giết mổ gia cầm liên kết tiêu thụ gà đồi cho người chăn nuôi. Hiện nay, Công ty Giống gia cầm Cao Khanh ở xã Cát Tân (huyện Phù Cát) đã ký hợp đồng thỏa thuận với Công ty San Hà (TP. HCM) đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ gia cầm công suất 10.000 con/ngày, dự án đang xúc tiến triển khai. Khi Nhà máy giết mổ gia cầm San Hà đi vào hoạt động, sẽ liên kết thu mua gà đồi cho người chăn nuôi”, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định cho biết.
Vũ Đình Thung
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- Thái Nguyên: Dành 10 tỷ đồng phát triển thương hiệu “Gà đồi Phú Bình”
- Nuôi gà đồi Yên Thế, nhiều hộ nông dân ‘đổi đời’
- Bình Định: Xây dựng thương hiệu ‘Gà nòi đất Võ Tây Sơn’
- gà đồi li>
- chăn nuôi gà đồi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất