Bình Định: Xây dựng thương hiệu 'Gà nòi đất Võ Tây Sơn' - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Bình Định: Xây dựng thương hiệu ‘Gà nòi đất Võ Tây Sơn’

    UBND tỉnh vừa cho phép UBND huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) sử dụng địa danh Tây Sơn trong đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Gà nòi đất Võ Tây Sơn”. Tây Sơn đang khôi phục và phát triển nghề nuôi gà nòi theo hướng chuyên nghiệp, gắn kết với phát triển kinh tế, du lịch và bảo tồn nguồn gen gà nòi quý hiếm.

     

    “Gà nòi đất Võ Tây Sơn” là một trong những dòng gà lâu đời tại Việt Nam. Đất Tây Sơn từng nổi tiếng về gà nòi và thú vui chọi gà, nhắc đến đây nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến những giai thoại gắn với bài Hùng kê quyền tương truyền do Nguyễn Lữ – người em út trong ba anh em Tây Sơn sáng tạo.

     

    Ông Bùi Văn Mỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn cho biết: Giai thoại xưa về gà nòi Tây Sơn là một lợi thế hiếm có, do đó việc xây dựng nhãn hiệu tập thể “Gà nòi đất Võ Tây Sơn” mà huyện Tây Sơn đang nỗ lực gầy lại là theo đúng truyền thống, nét văn hóa đồng thời vừa phát triển kinh tế gắn với du lịch vừa nghiên cứu bảo tồn nguồn gen gà nòi quý hiếm. UBND huyện đang thực hiện các bước xây dựng và chỉ đạo các địa phương quan tâm, khôi phục lại như nghề truyền thống bài bản, giữ nét văn hóa với thú chơi tao nhã, đề cao tinh thần thượng võ.

    Nhân viên của trại gà anh Nguyễn Tự đang cho gà ăn. Ảnh: HẢI YẾN

     

    Trước mắt, UBND huyện Tây Sơn đã ban hành logo thương hiệu, quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gà nòi đất Võ Tây Sơn”. Bà Nguyễn Thị Thống, Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện cho biết: Hơn 1 năm tham khảo các nhà chuyên môn, người có thâm niên nuôi gà nòi ở Tây Sơn, chúng tôi đã xây dựng quy chế chung từ cách chọn giống, kỹ thuật xây dựng chuồng trại, kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc, thức ăn, vệ sinh chuồng trại… Đặc biệt, chúng tôi xác định rõ yêu cầu đặc tính, dấu hiệu nhận diện, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được mang thương hiệu “Gà nòi đất Võ Tây Sơn” và cả cách đóng gói, vận chuyển giống gà này.

     

    Theo bà Thống, gà nòi ở Tây Sơn đạt chuẩn phải là giống gà có các màu lông: Ô, tía, xám; mỏ to thẳng; miệng rộng, đầu mồng dâu, cổ to, dài, thẳng; lưng rộng, cánh dài; đùi to, phần đùi dài hơn phần cán; chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô. Ông Nguyễn Tự, ở thị trấn Phú Phong, người có kinh nghiệm hơn 10 năm nuôi gà nòi, có trại nuôi gà nòi gồm 40 con gà nòi trống, 100 con gà giống, kể: Hồi nhỏ, vào dịp lễ, hội đặc biệt là tết Nguyên đán, tôi cũng như rất nhiều bạn bè thích theo ba, các anh đi xem các trận đá gà. Khi lớn lên, tôi nhận ra chọi gà là một thú chơi công phu bởi đòi hỏi người chơi ngoài đam mê còn phải có thời gian, kiến thức để chăm sóc từ lúc nhỏ tới khi đủ tuổi giao chiến. Tôi ủng hộ việc UBND huyện nghiên cứu phục hồi thú chơi này, tôi nghĩ khó nhất là tìm, chọn lọc và phát triển gen gà nòi quý hiếm của Tây Sơn, cái này phải có sự tham gia của các nhà khoa học!

     

    Theo các bậc cao niên ở các xã, trò chơi chọi gà có từ lâu và gắn liền với đời sống văn hóa của người dân Tây Sơn vì quan niệm chủ gà chọi nào giành cờ chiến thắng khi tham gia xới chọi sẽ mang lại may mắn cho gia chủ. Ngày nay dù không được hưng thịnh như xa xưa nhưng vào dịp lễ, tết, người dân ở các xã vẫn tự tổ chức nhiều xới chọi gà.

     

    Chính vì thế khi nghe tin UBND tỉnh vừa cho phép UBND huyện Tây Sơn sử dụng địa danh Tây Sơn trong đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Gà nòi đất Võ Tây Sơn” ông Nguyễn Minh Quang, xã Tây Thuận phấn khởi phân tích: “Gà nòi đất Võ Tây Sơn” vốn đã nổi tiếng nếu mình tổ chức được nội dung chọi gà trong các lễ hội chắc chắn sẽ thu hút được nhiều người hâm mộ trong và ngoài tỉnh đến vui chơi; giá trị kinh tế của gà nòi Tây Sơn khi có chứng chỉ xuất xứ, nguồn gốc sẽ cao hơn nhiều. Hiện nay, giá gà 2 tháng tuổi là 300 nghìn đồng/ con; gà 11 tháng tuổi đã qua huấn luyện từ 3 – 7 triệu đồng/ con. Nhiều trại còn chăm chút từng ly để đúc ra những con gà nòi tuyệt đỉnh giá lên đến 20 – 50 triệu đồng/con.

     

    Theo ông Bùi Văn Mỹ, chọi gà trong các lễ hội được UBND huyện tổ chức không giống với đá ở các trường gà, bởi đó là danh dự cũng là trách nhiệm và lòng tự hào của người có gà đá hay được chọn đi thi đấu. Do đó, UBDN huyện chỉ đạo các cấp, ngành nghiên cứu quy định chặt chẽ để đưa vào các ngày lễ, tết và chương trình du lịch như múa võ Tây Sơn phục vụ khách du lịch. Trò chơi chọi gà trong các lễ hội ở huyện Tây Sơn sẽ được tổ chức nền nếp, thực sự là sân chơi lành mạnh gắn kết cộng đồng.

     

    HẢI YẾN

    Nguồn: Báo Bình Định

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.