Chiều 5/1, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Quân cho biết, tình hình dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan ra diện rộng, tái bùng phát trở lại là rất cao, kể cả những ổ dịch cũ vừa qua 21 ngày.
Tính từ tháng 12/2021 đến nay, dịch xảy ra tại nhiều địa phương ở Cà Mau; trong đó phải kể đến huyện Phú Tân và huyện Thới Bình, đây những địa phương có nhiều xã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Hiện nay, tỉnh còn 10 xã có dịch bệnh tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày. Đơn cử là các xã: Việt Thắng, Phú Tân, Phú Mỹ, Tân Hưng Tây thuộc huyện Phú Tân; Viên An Đông, Tam Giang Tây thuộc Ngọc Hiển; Nguyễn Phích thuộc huyện U Minh; Biển Bạch Đông, Trí Phải, Thới Bình thuộc huyện Thới Bình.
Dự báo thời gian tới, tình hình dịch bệnh có khả năng tiếp tục gia tăng và có nguy cơ bùng phát tại nhiều nơi, kể cả các ổ dịch cũ. Do diễn biến phức tạp của thời tiết nên ảnh hưởng đến sức đề kháng của vật nuôi, tỷ lệ lưu hành của mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn còn cao. Cùng với đó, trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tình hình buôn bán, vận chuyển sản phẩm lợn gia tăng mạnh, cộng với việc người chăn nuôi vẫn còn chủ quan trong việc phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao, nhất là dịch tả lợn châu Phi. Nếu dịch bệnh không được cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát hiệu quả để dịch xảy ra diện rộng thì việc khống chế ổ dịch sẽ càng khó khăn hơn.
Nhằm chủ động kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh tả lợn châu Phi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương đẩy mạnh phòng, chống dịch theo quy định, kiên quyết ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Tuy nhiên, biện pháp quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh, khi phát hiện ổ dịch mới phát sinh phải áp dụng biện pháp khoanh vùng, dập dịch kịp thời, hiệu quả.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau yêu cầu cơ quan chuyên môn, chính quyền các địa phương cần rà soát lại số lượng đàn vật nuôi trên địa bàn, có kế hoạch tái đàn, tăng đàn đối với các đối tượng vật nuôi phù hợp; đồng thời, hướng dẫn cơ sở chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học, tổ chức giám sát dịch bệnh chủ động tại cơ sở. Cùng đó là thường xuyên thực hiện vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất, tiêu độc tại các khu vực nuôi và khu vực nguy cơ cao như các chợ, điểm buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm… để tiêu diệt các loại mầm bệnh ngoài môi trường.
Mặt khác, Sở phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc xuất – nhập đàn, nuôi cách ly, kiểm soát người vào khu vực chăn nuôi; khuyến khích hộ chăn nuôi áp dụng phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng, áp dụng phương thức quản lý “cùng vào cùng ra theo thứ tự ưu tiên: dãy chuồng, ô chuồng”. Khi mua lợn giống, người chăn nuôi cần chọn những địa chỉ bán giống có uy tín, đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y. Đặc biệt, lợn giống mới mua về cần được nuôi cách ly trước khi nhập đàn từ 15-20 ngày và phải được tiêm phòng đầy đủ; không nuôi theo phương thức thả rông và sử dụng thức ăn thừa khi chưa qua chế biến, nguồn thức ăn công nghiệp từ các ổ dịch.
Tỉnh khuyến cáo hộ chăn nuôi nên thực hiện tốt việc giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn lợn, khi phát hiện có hiện tượng lợn bệnh hoặc chết bất thường cần báo ngay cho cơ quan thú y và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Cơ quan chức năng tỉnh thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân nêu cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện 5 “không”: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm mắc bệnh; không giết mổ, tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm bệnh, gia súc, gia cầm chết; không vứt gia súc, gia cầm chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt để cho lợn ăn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, năm 2021, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 33 ổ dịch ở 57 ấp thuộc 29 xã của 6 huyện và thành phố Cà Mau. Qua rà soát, toàn tỉnh có trên 100 hộ chăn nuôi tại các huyện U Minh, Phú Tân, Thới Bình, Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi và thành phố Cà Mau bị thiệt hại do ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi. Tổng số lợn mắc bệnh đã được tiêu hủy là gần 1.000 con với trọng lượng hơn 74.800 kg.
Tác giả: Kim Há (TTXVN)
- kiểm soát Dịch tả heo Châu Phi li>
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- ổ dịch li>
- ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi li> ul>
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất