[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước xảy ra 66 ổ dịch (bao gồm 52 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N6 và 14 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1) tại 23 tỉnh, thành phố; số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 198.371 con.
Đó là thông tin được ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y cung cấp tại Hội nghị phòng, chống Dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2020 do Bộ NN&PTNT tổ chức vào sáng ngày 3/9/2020.
Theo đó, hiện nay, cả nước có 05 ổ dịch Cúm gia cầm chưa qua 21 ngày, bao gồm:04 ổ dịch do vi rút A/H5N6 xảy ra tại Kon Tum (01 xã), Đắk Lắk (01 xã), Khánh hòa (01 xã), thành phố Hải Phòng (01 xã); 01 ổ dịch do vi rút A/H5N1 tại tỉnh Trà Vinh (01 xã).
So với cùng kỳ năm 2019, số ổ dịch tăng 2 lần và số gia cầm bị dịch phải tiêu hủy cao hơn 2,8 lần.
Nội dung so sánh |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Số hộ có dịch |
66 |
113 |
Số ổ dịch |
32 |
66 |
Số tỉnh có dịch |
20 |
23 |
Số gia cầm buộc phải tiêu hủy |
70.629 |
198.371 |
Bảng 1: Tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm 08 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019
Các ổ dịch Cúm gia cầm chủ yếu xảy ra trên vịt (chiếm 56%), gà chiếm 40%, số còn lại là các loài gia cầm khác (4%).
Vi rút cúm A/H5N6 lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào năm 2014. Hằng năm, chủng vi rút này gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên gia cầm, được phát hiện và kiểm soát kịp thời; đến nay tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp người mắc bệnh do chủng vi rút cúm A/H5N6. Tuy nhiên, số ổ dịch gây ra do vi rút Cúm gia cầm A/H5N6 chiếm ưu thế (78,78%).
Vi rút Cúm A/H5N6 chủ yếu lưu hành, gây bệnh ở khu vực phía Bắc và miền Trung; các ổ dịch do vi rút Cúm A/H5N1 xảy ra chủ yếu tại các tỉnh khu vực phía Nam. Phân bố địa lý vi rút Cúm gia cầm năm 2020 tương tự như năm 2019.
Hình 1: Biểu đồ so sánh tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm 08 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019.
Tháng 1-8/2019 |
Tháng 1-8/2020 |
Hình 2: Bản đồ dịch tễ các ổ dịch Cúm gia cầm A/H5 08 tháng đầu năm 2019 – 2020.
Cục Thú y đã chỉ đạo Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương và Chi cục Thú y vùng VI gửi tổng cộng 1.261 mẫu vi rút Cúm gia cầm sang phòng thí nghiệm của CDC Hoa Kỳ để phân tích chuyên sâu. Kết quả phân tích cho thấy:
Tất cả các mẫu vi rút gây ra ổ dịch CGC tại Việt Nam đều thuộc chủng A/H5N1 (nhánh 2.3.2.1c) và A/H5N6 (nhánh 2.3.4.4g and 2.3.4.4h);
Các nhánh vi rút không có biến đổi lớn, về cơ bản giống với các chủng đã lưu hành năm 2019, ngoại trừ nhánh vi rút 2.3.4.4h có chiều hướng biến đổi.
Chủng vi rút A/H5N6 (phân nhánh 2.3.4.4h) lưu hành chủ yếu tại các địa phương thuộc miền Bắc và miền Trung, trong khi đó chủng vi rút A/H5N6 (phân nhánh 2.3.4.4g) lưu hành tại các tỉnh phía Nam.
Chủng vi rút H9N2 được phát hiện khá phổ biến, phát hiện ở khoảng 52% tổng số mẫu đã phân tích (662 mẫu).
Không phát hiện mẫu dương tính với vi rút cúm A/H7N9 (chủng gây bệnh trên người ở Trung Quốc).
Ông Phạm Văn Đông nhận định, các ổ dịch Cúm gia cầm chủ yếu xảy ra tại hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, đặc biệt tại các hộ mới chuyển sang nuôi gia cầm (sau khi có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi), gia cầm chưa được tiêm phòng vắc xin Cúm. Các địa phương đã phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan diện rộng.
Dự báo trong các tháng cuối năm 2020, nguy cơ dịch bệnh xảy ra là rất cao do:Thời tiết thay đổi, tổng đàn gia cầm lớn, mật độ chăn nuôi cao, việc vận chuyển giữa các địa phương tăng cao để phục vụ nhu cầu cuối năm, vi rút CGC lưu hành với tỷ lệ tương đối cao (tỷ lệ lưu hành Cúm A/H5N1 là 1,83% và Cúm A/H5N6là2,07%).
Hiện nay, Việt Nam chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9. Tuy nhiên, nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và các vi rút cúm gia cầm khác như A/H5N2, A/H5N8 xâm nhiễm là rất cao.
Hà Ngân
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Cục Thú y đã phối hợp với Tổ chức FAO và CDC của Hoa Kỳ lấy mẫu giám sát Cúm gia cầm tại các chợ buôn bán gia cầm sống của 26 tỉnh, thành phố với tổng số 3.717 mẫu gộp (18.585 mẫu đơn). Kết quả xét nghiệm phát hiện 45,68% mẫu dương tính cúm typ A (1.698 mẫu gộp), 1,83% mẫu dương tính cúm A/H5N1 (68 mẫu gộp) và 2.07% mẫu dương tính cúm A/H5N6 (77 mẫu gộp); mức độ lưu hành vi rút tương tự như năm 2019; đặc biệt, không phát hiện mẫu dương tính với vi rút cúm A/H7N9 (chủng gây bệnh trê người ở Trung Quốc).
- gia cầm li>
- Cúm gia cầm H5N6 li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất