Cần lưu ý rằng có nhiều vấn đề tiêu hóa ở heo con trong những tuần sau cai sữa có nguồn gốc không liên quan đến E.coli và những vấn đề này nên được xét để phòng ngừa tiêu chảy trên heo cai sữa.
Giới thiệu
Vi khuẩn Escherichia coli có mặt ở ruột non của cả heo con khỏe mạnh lẫn heo bệnh, ở đó chúng sinh sôi từ 3-10 ngày sau khi heo con cai sữa, gây ra các vấn đề tiêu hóa với mức độ và thời gian khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cho ăn ở heo con theo mẹ và heo con vài ngày đầu sau cai sữa là một trong những yếu tố nguy cơ chính làm tăng sinh vi khuẩn E.coli vì vậy mà đây cũng là một trong những mục tiêu chính của các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy trên heo con, và thậm chí hơn thế nữa trong thời gian và độ tuổi này, chúng ta phải sử dụng kháng sinh một cách an toàn và có trách nhiệm, đồng thời luật ngừng bổ sung colistin và kẽm oxit vào thức ăn đang được xem xét để ban hành.
Vào những ngày đầu sau cai sữa, quá trình nhu động ruột diễn ra chậm hơn, dẫn đến tình trạng ứ trệ thức ăn trong ruột, tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại phát triển và tấn công niêm mạc đường tiêu hóa. Các thao tác với heo hoặc điều kiện môi trường không phù hợp cũng làm thay đổi thời gian nhu động ruột.
Có một mối tương quan quan trọng giữa hệ miễn dịch của đường tiêu hóa, nơi sản xuất 2/3 tế bào bảo vệ miễn dịch ở giai đoạn này, và sự phát triển của một số bệnh lý đường tiêu hóa. Tương tự, sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột cũng góp phần quyết định đáp ứng miễn dịch có tốt hơn hay không. Hệ vi sinh đường ruột được thiết lập 48 giờ sau khi heo con sinh ra và phát triển trong thời gian theo mẹ, và do đó sẽ có những thay đổi đáng kể trong tuần đầu sau khi cai sữa. Sự biến đổi của hệ sinh thái đường tiêu hóa sẽ là cơ sở của các rối loạn tiêu hóa.
Cần lưu ý rằng có nhiều vấn đề tiêu hóa ở heo con trong những tuần sau cai sữa có nguồn gốc không liên quan đến E.coli, những vấn đề này nên được xét, và chúng được đề cập ở Bảng 1:
Biện pháp phòng ngừa
Mục tiêu của bài thảo luận ngắn này là xem xét các biện pháp có thể thực hiện được để giảm thiểu nguy cơ tiêu chảy sau cai sữa. Chúng ta sẽ tham khảo các biện pháp thực tiển được áp dụng hằng ngày và mang lại hiệu quả cao. Các biện pháp được liệt kê dưới đây, phải được xem xét một cách tổng thể chứ không phải riêng lẻ:
Liên quan đến heo nái:
• Cho ăn đầy đủ trong thời gian mang thai để giảm thiểu số lượng heo con nhẹ cân và để có được sự phát triển tốt của hệ tiêu hóa phôi thai.
• Tối đa hóa lượng thức ăn tiêu thụ của heo nái nuôi con để cải thiện sự sản xuất sữa và từ đó giúp tăng trọng lượng heo con cai sữa.
• Hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh qua đường uống, sử dụng men vi sinh trong thời gian mang thai và nuôi con để có hệ vi sinh vật cân bằng, và điều này heo nái cũng sẽ truyền cho heo con.
Hình 1. Heo con đủ trọng lượng khi cai sữa
Áp dụng nghiêm ngặt biện pháp All-In-All-Out (cùng vào cùng ra) ở chuồng đẻ và các chuồng khác. Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ bằng nước nóng và chất tẩy rửa, luân phiên thay đổi chất sát trùng tối thiểu mỗi năm một lần, và thời gian trống chuồng tối thiểu 5 ngày sau khi đã sấy khô chuồng trại.
Điều kiện môi trường phải nằm trong vùng thoải mái của heo con (lạnh là nguyên nhân đầu tiên gây tiêu chảy). Nhiệt độ cao làm giảm tiêu thụ thức ăn trong hai tuần đầu sau cai sữa, tăng nguy cơ tiêu chảy do thiếu chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu duy trì và điều hòa thân nhiệt.
Nước uống: đây là điểm quan trọng để ngăn ngừa tiêu chảy. Nguồn nước uống có các chỉ tiêu vi sinh và vật lý-hóa học tốt là điều cần thiết. Đồng thời, phải quan tâm đến nhiệt độ nước. Việc giảm uống nước sẽ dẫn đến giảm tiêu thụ thức ăn. Ngoài ra tốc độ dòng chảy và áp suất nước phải phù hợp.
Số lượng và loại máng ăn/ vòi uống: điều quan trọng là cần phải cung cấp thức ăn đầy đủ dựa theo tuổi/ trọng lượng, số lượng và chất lượng thức ăn (bột/viên) và ngoài ra đó là kích thước hạt thức ăn.
Hình 2. Cung cấp đầy đủ thức ăn và máng ăn
Mật độ nuôi phù hợp (số lượng heo con / chuồng hoặc số heo con/ m2). Đường phân – miệng là con đường truyền lây phổ biến nhất của các tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa.
Sử dụng các vắc xin cụ thể chống lại E.coli (fimbriae và các loại độc tố) và/hoặc Clostridium spp.
Protein thức ăn: kiểm soát tỷ lệ protein (để tránh cả việc bị thừa hoặc thiếu protein) và chất lượng protein trong thức ăn – protein phải có giá trị sinh học/tỷ lệ tiêu hóa cao (bột huyết tương, bột cá, bột trứng,…) và có sự cân bằng các axit amin tiêu hóa.
Xơ khẩu phần: hàm lượng xơ thích hợp trong khẩu phần giúp giảm sản xuất các diamin trong quá trình chuyển hóa protein ở ruột già.
Carbohydrate dễ tiêu hóa: là sự kết hợp giữa các loại ngũ cốc phù hợp, vì quá trình thủy phân bằng enzyme α-amylase không phải lúc nào cũng triệt để. Các đường không tiêu đi đến ruột già bị hệ vi sinh phân giải thành các nguồn năng lượng (các axit béo dễ bay hơi), tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển.
Chất lượng chất béo: Chất béo cần có mức độ oxy hóa thấp và khả năng tiêu hóa cao.
Các enzyme tiêu hóa ngoại sinh (alpha galactosidase, amylase, glucanase, pepridase, xylanase). Đáp ứng của hệ vi sinh đường tiêu hóa đối với việc bổ sung các enzyme phụ thuộc một phần vào trạng thái của hệ vi sinh ban đầu của heo con, liên quan đế khả năng tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng thiết yếu trong thức ăn.
Tổng hợp khẩu phần với độ đệm thấp, chủ yếu liên quan đến tỷ lệ canxi (tỷ lệ canxi/ phốt pho tiêu hóa phù hợp) và cân bằng điên giải (chú ý đến tỷ lệ natri, clo và kali) trong thức ăn hoàn chỉnh. Việc sử dụng khoáng hữu cơ giúp giảm tỷ lệ khoáng tổng số.
Bổ sung các axit hữu cơ và tinh dầu giúp giảm sự lên men của vi sinh vật có hại, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật có lợi và điều chỉnh pH cuối cùng.
Sử dụng prebiotic (MOS, inulin, oligofructose) giúp thúc đẩy có chọn lọc sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột non và giảm số lượng coliform trong phân, đồng thời cải thiện đáp ứng miễn dịch niêm mạc, điều này rất quan trọng trong khoảng thời gian từ 3-6 tuần tuổi.
Để việc bổ sung một số probiotic, tinh dầu, nucleotides, axit linoleic liên hợp, phytobiotic,…mang lại lợi ích, thì (nếu cần), mỗi loại trong số chúng cần được nghiên cứu chi tiết, cũng như xem xét các điều kiện sử dụng thực tế của mỗi hệ thống sản xuất.
Biên dịch: Ecovet Team (theo Pig333 )
Nguồn: Ecovet
- heo con cai sữa li>
- phòng ngừa tiêu chảy li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất