[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Một số quy trình quản lý sản xuất gọi chung là “quy trình” được thực hiện trên heo con theo mẹ. Các quy trình xử lý ngoại khoa khác nhau, nhưng thường bao gồm mài nanh, cắt đuôi, cắt tai, xăm tai, thiến hoạn và tiêm sắt và các thuốc khác. Các quy trình này được thực hiện để đảm bảo cho các hoạt động sinh lý quan trọng của heo hoặc nhu cầu quản lý của người chăn nuôi.
Tổng quan
Các quy trình xử lý như mài nanh, bấm nanh và tiêm sắt cần được thực hiện từ 24 đến 48 giờ sau khi sinh, vì vậy hầu hết các quy trình xử lý các ổ đẻ thường được tiên hành vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai sau khi sinh.
Các quy trình sau đây có thể được thực hiện trên heo con từ 0 đến 3 ngày tuổi, ngoại trừ việc thiến có thể được thực hiện vào từ ngày 3 – 7. Mục tiêu của chủ đề này là giải thích cách xử lý heo con và giải thích lý do tại sao mỗi quy trình cần được thực hiện.
Điều quan trọng là phải tách heo con ra khỏi heo nái để bạn có thực hiện các thao tác mà không gặp nguy hiểm và mất tập trung do sự hung dữ của heo nái bảo vệ con. Ngoài ra, điều quan trọng là heo con sau khi được xử lý phải ở nơi khô ráo, sạch sẽ để nằm trong chuồng.
I. Bấm nanh – mài nanh
1. Tại sao phải bấm nanh – mài nanh
Heo con sinh ra với tám chiếc răng nanh. Lý do chính để bấm nanh – mài nanh là để ngăn ngừa tổn thương đối với núm vú và bầu vú của heo nái, điều này có thể dẫn đến việc heo nái miễn cưỡng cho con bú.
Nó cũng có thể ngăn ngừa vết thương vùng mặt của những con cùng lứa khi tranh nhau núm vú. Vết thương trên mặt cho heo con có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tụ cầu (vi khuẩn gây viêm da tiết dịch) và liên cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể và dẫn đến sự phát sinh, phát triển của những bệnh này ở giai đoạn về sau.
2. Nguy cơ từ việc bấm nanh – mài nanh
Nếu việc bấm nanh – mài nanh không được thực hiện đúng cách có thể dẫn đến tổn thương nướu hoặc chân răng. Nhiễm trùng có thể do mài nanh – bấm nanh răng quá gần nướu gây tổn thương nướu và chân răng.
Hoặc, nếu dụng cụ được sử dụng bị han rỉ hoặc bị gãy, răng có thể bị dập vỡ gây chảy máu chân răng và nhiễm trùng. Khi viêm nhiễm làm cho heo con ăn uống khó khăn và ảnh hưởng đến tăng trọng sau này.
Mục đích của việc này là để cắt gọn các đầu nhọn của răng bằng cách sử dụng một bộ kìm bấm nanh sắc bén hoặc máy mài nanh, các dụng cụ này cần nhúng trong cồn 70 độ, i-ốt hoặc chất sát trùng tương tự sau mỗi lần thực hiện với mỗi heo con.
3. Dụng cụ – hoá chất
- Dụng cụ thiết yếu: Kìm bấm nanh sắc bén hoặc máy mài nanh
- Hoá chất cần thiết: Cồn 70 độ hoặc cồn Iodine hoặc thuốc sát trùng tương tự
4. Các bước tiến hành
Bước 1. Rửa kìm bấm nanh hoặc lưỡi mài nanh trong nước xà phòng nóng và khử trùng trước khi sử dụng. Kiểm tra các kìm và lưỡi mài xem có bị hư hại không, nếu không ổn, hãy sử dụng dụng cụ khác. Luôn luôn có sẵn dụng cụ thay thế trong tay.
Bước 2. Giữ từng con heo con bằng ngón tay thứ ba đặt ở góc hàm và ngón tay thứ tư trên miệng để ngăn tiếng kêu.
Bước 3. Đặt kìm bấm hoặc lưới mài song song với xương hàm và tiến hành bấm hoặc mài dứt khoát. Không hướng kìm bấm hoặc lưỡi mài vào nướu.
Bước 4: Sau khi thực hiện, dùng ngón tay kiểm tra nanh sau xử lý phải đảm bảo không còn các đầu nhọn, làm sạch và sát trùng kìm bấm hoặc lưỡi mài để chuẩn bị cho heo con tiếp theo.
II. Cắt đuôi
1. Tại sao phải cắt đuôi
Việc cắt đuôi được thực hiện để hạn chế việc cắn đuôi, gây nhiễm trùng và có thể dẫn đến sự phát triển của áp xe ở xương cột sống, gây đau dữ dội và giảm chất lượng thân thịt khi giết mổ
2. Nguy cơ phát sinh từ việc cắt đuôi
- Việc cắt đuôi quá sát vào cơ thể có thể làm tổn thương các cơ nâng âm hộ và hậu môn và gia tăng nguy cơ bị sa trực tràng
- Ngoài ra, khi cắt không được để quá dài, bởi vì dễ bị phát sinh tình trạng cắn đuôi và việc cắt đuôi là vô ích.
- Đối với heo chọn làm giống, khi để đuôi dài sẽ làm tăng quy cơ viêm âm hộ, tử cung khi bước vào giai đoạn sinh sản
3. Dụng cụ và hoá chất
- Dụng cụ thiết yếu: Kìm bấm nanh sắc bén hoặc máy mài nanh
- Hoá chất cần thiết: Cồn 70 độ hoặc cồn Iodine hoặc thuốc sát trùng tương tự
4. Các bước tiến hành
- Bước 1. Rửa kìm bấm đuôi trong nước xà phòng nóng và khử trùng trước khi sử dụng. Kiểm tra các kìm xem có bị hư hại không, nếu không ổn, hãy sử dụng dụng cụ khác. Luôn luôn có sẵn dụng cụ thay thế trong tay.
- Bước 2. Giữ phần đuôi bên hông đưa vào máy cắt hoặc kìm bấm và cắt nhanh. Chỉ để lại một từ 5 – 2cm của đuôi. Dùng bình xịt sát trùng hoặc bông nhúng sát trùng phần đuôi vừa xử lý.
- Bước 3: Sau khi thực hiện đặt dụng cụ vào chất khử trùng khi không sử dụng.
- Bước 4. Trước khi thả heo con chuồng trở lại chuồng, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả các vết thương đã ngừng chảy máu. Bất kỳ lần cắt đuôi nào cũng sẽ ngừng chảy máu sau 30 giây sau khi làm thủ thuật.
III. Tiêm sắt cho heo con
Trong chăn nuôi công nghiệp, heo con cần được bổ sung sắt vì sữa heo nái chỉ chứa 1 ít khoáng chất này, đồng thời heo con sinh ra có mức dự trữ sắt thấp nhưng lại cần nhiều cho sự phát triển ở những tuần tuổi đầu tiên.
1. Tại sao phải tiêm sắt
- Sữa heo nái chứa không đủ hàm lượng sắt và heo con được sinh ra với lượng sắt dự trữ tối thiểu. Lợn con sinh ra trong tự nhiên hoặc nuôi chăn thả tự do dã nhận được hầu hết lượng sắt cần thiết từ việc gặm liếm đất.
- Nhưng khi nuôi nhốt trên nền hoặc sàn thì heo con sinh ra cần bổ sung sắt chủ động để ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt, có thể dẫn tới chậm tăng trưởng và phát triển.
- Bổ sung sắt cho heo con có thể được cung cấp bằng cách tiêm hoặc uống. Tiêm là phương pháp được ưa chuộng vì dễ điều chỉnh liều lượng và khả năng đảm bảo cho lợn con nhận đủ lượng cần thiết cho nhu cầu của chúng. Để cung cấp sắt, khuyến cáo cần tiêm sắt cho heo con từ lúc 3 ngày tuổi với liều 200mg sắt dextran, có thể lặp lại lúc 10 ngày tuổi với liều tương tự nếu cần thiết.
2. Nguy cơ khi tiêm sắt
- Đảm bảo giữ heo đúng cách và thay kim ít nhất 3 con một lần hoặc nếu kim bị hỏng.
- Nên tiêm sắt tại vị trí cổ heo con mà không tiêm ở bắt đùi sau để tránh các vấn đề què chân và áp xe trên heo.
- Khi tiêm sắt hoặc các thuốc khác chung kim làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm liên cầu khuẩn, dịch tả heo châu phi và nhiều bệnh khác.
3. Dụng cụ và hoá chất
- Thuốc và hoá chất: Sắt dextran hoặc sắt B12.
- Dụng cụ: ống tiêm, kim tiêm 7 hoặc ống tiêm tự động dùng 1 hoặc 2 ml tuỳ theo sản phẩm sắt sử dụng
4. Các bước tiến hành
- Bước 1. Hút đầy chế phẩm vào ống tiêm.
- Bước 2. Nâng heo con bằng chân sau nhưng giữ cho chân trước thẳng hàng với thân càng tốt. Việc tổn thương cơ và gân có thể xảy ra nếu lợn bị giữ chân ở góc vuông với cơ thể.
- Bước 3. Tiêm sau gốc tai ở 1/3 chóp tai dọc thân ở một bên cổ và chếch 01 góc 45 độ. Tiêm 1 hoặc 2 ml (200 mg).
- Bước 4. Sau khi tiêm dùng tay ấn nhẹ lên chỗ tiêm khoảng 5s à tránh việc trào thuốc hoặc chảy máu.
IV. ĐỊNH DANH HEO CON
1. Tại sao phải định danh
- Định danh heo con là cần thiết cho các thủ tục theo dõi và quản lý chăn nuôi.
- Một số phương pháp khác nhau được sử dụng để định danh heo tùy thuộc vào loại hình và mục tiêu của các nhà quản lý chăn nuôi: cắt tai, xăm, gắn thẻ, bộ phát tín hiệu hoặc chíp điện tử.
2. Phương pháp triển khai
- Cắt tai: Sử dụng kìm bấm tai đã được khử trùng và tạo các vết khía ở các vị trí thích hợp trên tai tùy theo quy ước bấm tai được sử dụng.
- Xăm tai: Sử dụng khuôn dập trên các con số hoặc chữ cái có gai chiều cao 8mm (5/16 inch) là kích thước dùng cho heo con từ 3-21 ngày. Tai là vị trí phổ biến nhất của lợn ở độ tuổi này. Mực xăm màu xanh lá cây hiển thị tốt nhất và được giữ lại lâu hơn ở các giống da trắng để lại dấu vĩnh viễn.
- Gắn thẻ tai: Khi gắn thẻ vào tai, việc định vị và vệ sinh là rất quan trọng. Đảm bảo rằng các thẻ được sạch sẽ và thông số trên thẻ không bị mờ theo thời gian. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng dụng cụ bấm thẻ tai được vệ sinh sạch sẽ và được khử trùng trước khi tiến hành và lặp lại sau mỗi lần sử dụng.
- Bộ phát tín hiệu: Các thẻ điện tử được sử dụng trong hệ thống với bộ nạp tự động có thể được đọc hoặc phản hồi lại các xung điện tử. Chúng cũng có thể được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và được nhận dạng ở khoảng cách xa với heo.
- Cấy chíp điện tử: Đây là những bóng bán dẫn được bọc trong bộ cấy rất nhỏ và không gây phản ứng phụ. Chúng được cấy dưới da ở gốc tai và lưu trữ nhiều loại thông tin. Chíp điện tử vẫn đang trong giai đoạn phát triển thử nghiệm trên heo.
V. THIẾN HEO
1. Tại sao phải thiến heo
- Thiến hoặc phẫu thuật cắt bỏ cả hai tinh hoàn là điều cần thiết để ngăn heo đực nuôi thương phẩm không dục ảnh hưởng tới tăng trọng.
- Đồng thời, khi heo đực được thiến không gây ảnh hưởng tới chất lượng thịt (mùi hoi), phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
2. Nguy cơ phát sinh khi thiến
- Lợn con có thể thiến trong vòng 5 -7 ngày sau khi sinh.
- Khi lợn lớn hơn hoặc già hơn cần được thiến, nên sử dụng thuốc gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân dưới sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
3. Dụng cụ và hoá chất
- Dụng cụ: Lưỡi dao mổ và cán dao phẫu thuật, panh, kéo.
- Hoá chất: dung dịch sát khuẩn, bông gòn, bình xịt i-ốt.
4. Các bước tiến hành
- Bước 1: Một người giữ lợn con giữa hai chân có tinh hoàn như hình minh họa hoặc có thể dùng giá đỡ. Nâng tinh hoàn lên bề mặt bằng ngón tay cái và ngón trỏ. Dùng bông gòn tẩm thuốc sát trùng lau sạch bên ngoài tinh hoàn. Kiểm tra để đảm bảo không có sa ruột.
- Bước 2. Dùng dao rạch thành 2 vết rạch nhỏ vuông góc da mỗi bên dịch hoàn và bộc lộ chúng, mỗi vết rạch 1 bên tinh hoàn.
- Bước 3. Kéo nhanh dịch hoàn ra ngoài bằng một lực kéo nhanh hoặc cũng có thể kéo tinh hoàn ra và cắt bỏ.
- Bước 4: Cắt thừng dịch hoàn bằng dao hoặc kéo sạch
- Bước Sát trùng vết cắt bằng dung dịch sát khuẩn hoặc bằng iốt, không cần chỉ khâu.
Nguyễn Văn Minh – Technical Consultant
Trung tâm tư vấn và đào tạo VET24H
- heo con li>
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
Tin mới nhất
T4,01/01/2025
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Kinh nghiệm quản lý và đầu tư phát triển chăn nuôi của một số quốc gia phát triển và bài học cho Việt Nam (kỳ i)
- Lãi trăm triệu đồng từ nuôi gà đẻ trứng
- Trung Quốc điều tra việc nhập khẩu thịt bò vì tình trạng cung vượt cầu khiến giá thịt giảm mạnh
- Phát triển chăn nuôi gắn với tiêu dùng xanh tại Việt Nam: Hiện trạng, thách thức và giải pháp
- Hiệu quả của việc bổ sung bổ sung 25-hydroxycholecalciferol (25-OH-D3) ở gà đẻ nuôi mật độ cao
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Rất hay và rất cụ thể, xin cảm ơn quý Báo