[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Kính mời quý Anh/Chị cùng tìm hiểu vấn đề này để biết cách phòng trị hiệu quả, nhằm tránh loại thải sớm những heo giống tốt do bị yếu chân hoặc đau móng gây ra!
NGUYÊN NHÂN
– Nguyên nhân heo nái bị yếu chân, bại liệt sau khi sinh: Trong giai đoạn nái mang thai hoặc nuôi con, heo nái cần nhiều calci để hình thành bộ xương heo con hoặc thải nhiều calci qua sữa khi cho con bú. Nếu không được cung cấp đầy đủ Calci (Ca) và phospho (P) hoặc không cân đối tỷ lệ giữa Ca/P trong thức ăn của heo nái hoặc thiếu vitamin D sẽ gây ra tình trạng heo nái bị yếu chân hoặc bại liệt sau khi sinh.
– Nguyên nhân heo bị đau móng: Do trong thức ăn bị thiếu hụt Biotin (vitamin H) làm cho móng chân không phát triển tốt và dễ bị tổn thương ở vùng móng. Do nền chuồng bị lồi lõm làm cho móng chân, đế chân của heo dễ bị nứt ra. Do nền chuồng bị đọng nước gây ẩm ướt, vi sinh vật dễ phát triển và xâm nhập vào vết nứt trên chân gây thối chân, nhiễm trùng, làm cho bệnh đau chân nặng thêm.
TRIỆU CHỨNG
– Nếu bệnh nhẹ thì heo đứng run rẩy, khi nằm đứng lên rất khó khăn, nếu bị bại liệt thì heo chỉ nằm không đứng dậy được nên dễ bị viêm loét da vùng thân.
– Trên móng chân có những vết nứt thâm đen. Heo đi khập khiễng vì móng và đế chân sưng lên gây đau đớn. Heo có thể chỉ bị yếu chân hoặc đau móng hoặc kết hợp cả hai.
– Heo nái ít sữa, bị táo bón, giảm ăn, heo con còi cọc. Heo đực bị đau chân lúc phối giống gây xuất tinh kém và thời gian giao phối ngắn hơn.
ĐIỀU TRỊ
– Điều trị yếu chân, bại liệt: Dùng thuốc tiêm BIO-CALCIMAX, tiêm vào đường tĩnh mạch sẽ cho hiệu quả nhanh hơn. Ngoài ra nên trộn thêm BIO-PREMIX 18 vào thức ăn cho heo ăn liên tục. Đối với heo giống mỗi tháng nên tiêm một liều BIO-VITAMIN AD3E.
– Điều trị heo bị đau móng:
Điều trị tại chỗ: Dùng dung dịch sulfate đồng 5% để rửa sạch vết nứt trên móng chân. Sau đó dùng thuốc xịt BIO-BLUE SPRAY để xịt ngày 2 lần cho đến khi hết bệnh.
Điều trị toàn thân: Tiêm một trong các loại kháng sinh sau: BIO-CEFQUIN, BIO-AMOX LA, BIO-LINCO, BIO TETRA 200 LA. Ngày tiêm một lần, từ 5-7 ngày. Sau 3 ngày điều trị, nếu không giảm bệnh thì đổi kháng sinh khác. Tiêm thêm thuốc kháng viêm BIO-DICLOFENAC cho heo nái không mang thai. Ngoài ra, nên trộn thuốc BIOTIN PLUS vào thức ăn để cho heo ăn liên tục.
Nếu có vấn đề đau móng với số lượng lớn heo giống trong đàn thì dùng bồn nhúng chân có chứa 1% formalin (chỉ sử dụng ngoài trời) hoặc dung dịch 5% sulfate đồng. Cho heo nái đi qua dung dịch trên mỗi tuần một lần và kéo dài từ 2-3 tuần.
PHÒNG NGỪA
– Bổ sung BIO-PREMIX 18 vào thức ăn của heo để cung cấp đầy đủ Ca, P, Biotin, vitamin và cáckhoáng chất khác. Mỗi tháng tiêm một liều BIO-VITAMIN AD3E.
– Sát trùng nền chuồng 7 ngày một lần. Nền chuồng không được trơn trượt, không đọng nước.
Cho heo đi qua hố nước có pha thuốc sát trùng BIO-GUARD hoặc sunfate đồng như đã mô tả ở trên, có thể giúp khử trùng bàn chân khá hiệu quả.
PGS.TS LÊ VĂN THỌ
(Cố vấn kỹ thuật Công ty Liên doanh BIO-PHARMACHEMIE)
- heo giống li>
- bảo vệ chân cho heo giống li>
- bảo vệ móng cho heo giống li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất