[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăm sóc heo nái trước, trong và sau khi đẻ có vai trò quan trọng với việc nâng cao năng suất chăn nuôi.
Chuẩn bị trước khi nái đẻ
– Trước sinh 2 – 3 ngày phải giảm thức ăn xuống còn 1 kg/nái/ngày. Tắm heo nái sạch sẽ 2 – 3 ngày trước ngày đẻ. Dọn sạch và sát trùng kỹ lưỡng chuồng nái đẻ. Đặt các tấm lót vào ô úm heo con và chuẩn bị bóng đèn sưởi ấm.
– Nên cắt sạch lông đuôi heo nái 3 – 4 ngày trước đẻ để giữ vệ sinh.
– Chuẩn bị những tấm vải sạch để lau heo con khi mới sinh,thuốc sát trùng, thuốc thú y, kềm bấm răng, kéo cắt rốn, chỉ buộc rốn, tất cả dụng cụ phải được sát trùng kỹ lưỡng.
Can thiệp khi heo đẻ
– Nái sắp sinh thường bồn chồn, đi lại không nằm yên, hay đi tiêu, đi tiểu nhiều lần. Nặn các đầu vú nếu có sữa non bắn thành tia thì khoảng 2 giờ nữa là nái sinh. Khi có nước nhờn và phân su chảy ra từ âm hộ thì khoảng nửa giờ sau nái sẽ sinh. Khi nái nằm nghiêng, rặn từng con dài, ngoắc đuôi liên tục thì chỉ vài phút là con heo đầu tiên được sinh ra. Phải giữ thật yên tĩnh trong chuồng nái sinh để tránh gây ra stress làm heo nái ngưng rặn.
– Thông thường mỗi 15 – 20 phút nái đẻ 1 con hoặc có khi nái đẻ liên tiếp nhiều con rồi ngưng một thời gian mới đẻ tiếp. Khoảng từ 3 – 4 giờ nái sẽ sinhxong. Nhau được tống ra sau cùng, số heo con bằng với số cuống nhau.
– Kinh nghiệm thực tế: Khi nái cho con bú mà đuôi buông thòng xuống thì xem như không bị sót con hoặc sót nhau. Trái lại, khi cho con bú, heo nái vẫn cong đuôi và có những cơn rặn thì còn sót con hoặc sót nhau. Thường là sót con nhiều hơn sót nhau.
– Dùng khăn vải mềm lau khô dịch nhờn cho heo con ngay sau khi sinh, xách hai chân sau dốc ngược đầu xuống dưới cho nước nhờn trong xoang miệng và mũi chảy ra ngoài.
– Dùng chỉ cột rốn cách thành bụng 2,5 – 3 cm và cắt rốn cách chỗ cột 1 cm. Chỉ cột rốn và kéo phải được sát trùng bằng BIODINE trước. Sau khi cắt rốn phải kiểm tra xem có rỉ máu hay không, nếu có thì phải cột lại. Sau đó nhúng rốn vào lọ đựng dung dịch BIODINE để sát trùng. Nếu có bột ủ ấm thì nhúng heo con vào để ủ ấm.
– Trường hợp heo con sinh ra đã bị đứt cuống rốn trước thì phải nắm chặt cuống rốn để tránh chảy máu rồi mới cột rốn sau.
– Heo con đẻ ra còn nằm trong bọc, cần nhanh chóng xé bọc để không bị chết ngạt. Nếu heo con bị ngạt, phải nhanh chóng lau sạch nhớt trong miệng, mở rộng miệng và dùng tay xoa bóp lồng ngực 60 lần/phút để hỗ trợ hô hấp
– Heo nái sinh khó do xương chậu hẹp, heo con quá lớn, do thai chết hoặc nái rặn yếu… ở nái đẻ lứa đầu hoặc những nái già. Nái già thường đẻ chậm do rặn yếu hoặc nằm ngủ khi đẻ, cần hỗ trợ bằng cách tiêm BIO-OXYTOCIN. Nếu do khô thai, thai quá lớn thì thường quá ngày dự sinh trên 2 ngày. Khi nước ối và phân su chảy ra trên nửa giờ và heo nái rặn từng cơn dàimà vẫn chưa sinh thì đó là biểu hiện của sinh khó. Phải thăm khám để kiểm tra và dùng tay để phụ kéo thai ra, nếu xương chậu hẹp thì đừng cố can thiệp nữa mà phải nhờ thú y có tay nghề mổ bắt con ra.
Chăm sóc heo con theo mẹ
– Dùng khăn ấm lau sạch bầu vú trước khi cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Những heo nhỏ nên cho bú các hàng vú phía trước để heo con phát triển đồng đều.
– Sưởi ấm cho heo con: Nhiệt độ thích hợp cho heo con sơ sinh ngày đầu lọt lòng mẹ là 350C. Cứ mỗi ngày sau đó giảm đi 20C, đến ngày thứ 8 trở đi nhiệt độ trong ô úm chỉ còn 23 – 250C.
– Một ngày sau khi sinh heo được cắt bỏ 8 răng nhằm tránh gây đau vú mẹ khi bú và cắt đuôi để ngăn ngừa heo cắn đuôi.
– Ngừa bệnh hô hấp cho heo con: Heo 1 ngày tuổi : dùng 1 ml thuốc BIO-TULACIN tiêm cho một bầy. Ví dụ bầy 10 heo con thì pha loãng 1 ml thuốc với 4 ml nước pha tiêm, lắc đều rồi tiêm 0,5 ml/con. Heo 10 ngày tuổi dùng 2 ml thuốc cho một bầy. Heo 20 ngày tuổi dùng 3 ml thuốc cho một bầy và heo 30 ngày tuổi dùng 3 ml thuốc cho một bầy.
– Tiêm chất sắt cho heo con để ngừa bệnh thiếu máu và tiêu chảy lúc heo con được 3 ngày tuổi, chỉ tiêm một lần duy nhất 1 ml BIO-FER+B12 (loại 200mg/1ml).
– Lúc heo con được 3 – 5 ngày tuổi cho uống 1 ml thuốc phòng bệnh cầu trùng BIO-COC.
– Đối với những heo đực không để làm giống thì thiến lúc 7 ngày tuổi.
– Tập ăn sớm cho heo con lúc 10 – 15 ngày tuổi và cai sữa cho heo con khi được 28 ngày tuổi.
Những trục trặc trên heo nái sau khi sinh và cách can thiệp
– Heo nái cắn con, không cho con bú:
Can thiệp bằng cách tiêm một mũi thuốc an thần, dùng một trong các loại thuốc sau: Combistress: 0,1 – 0,2ml/10kg thể trọng, tiêm bắp, hoặc Komiserastress: 1 – 2ml/100kg thể trọng, tiêm bắp hoặc thuốc Acepril 10: 0,25 – 0,50ml/50kg thể trọng, tiêm bắp. Heo nái sẽ nằm yên trong vòng 15 – 30 phút sau khi tiêm, thả heo con vào để cho bú.
– Xuất huyết làm sưng mép âm hộ: Thỉnh thoảng xảy ra ở nái đẻ lứa đầu, đôi khi cũng thấy ở lứa đẻ thứ hai.
Cách can thiệp: Tiêm cho heo nái một mũi thuốc an thần, khớp mõm heo nái lại, vệ sinh sạch sẽ vùng âm hộ, sau đó tiêm thuốc tê kết hợp với Epinephrine chung quanh âm hộ. Dùng gạc xếp nhỏ thành sợi dây đặt giữa hai mép âm hộ rồi quấn quanh về phía trước vùng mép có bọc máu và cột chặt theo kiểu cột ga-rô. Một thời gian thì máu sẽ ngưng chảy. Nếu không hiệu quả thì dùng chỉ không tiêu và kim cong để may đường may nệm nằm phía sau bọc máu và buộc chặt lại. Nếu máu vẫn còn chảy thì phải mổ bọc máu ra, lau sạch bên trong để tìm xem chỗ mạch máu đứt rồi dùng chỉ tiêu để cột lại, may vết mổ trên âm hộ với chỉ ny lông, tiêm kháng sinh BIO-AMOX. LA.
Phòng ngừa viêm tử cung: Heo nái vừa sinh xong, tiêm một liều BIO-AMOX. LA để phòng nhiễm trùng. Đồng thời đặt viên thuốc ngừa BIO-VAGILOX vào tử cung (hôm sau đặt tiếp một viên nữa).
Nếu nái bị viêm tử cung thì tiêm một trong các loại thuốc sau: BIO-CEFQUIN, BIO-AMOX LA, BIO-TETRA 200 LA, hoặc BIO-GENTA AMOX… Đồng thời tiêm thêm thuốc kháng viêm BIO-KETOSOL 100. Rửa tử cung bằng thuốc sát trùng BIODINE với liều 3ml thuốc/2 lít nước đun sôi để nguội, đợi cho nước rửa tử cung chảy ra hết rồi mới đặt thuốc BIO-VAGILOX vào tử cung.
Phòng ngừa bệnh bại liệt sau khi sinh: Bổ sung BIO-PREMIX 18 vào thức ăn của heo trong thời gian mang thai để cung cấp đủ Ca, P, Biotin, vitamin và các khoáng chất khác và mỗi tháng tiêm một liều BIO-VITAMIN AD3E để tăng hấp thu khoáng chất cho heo nái.
CÔNG TY BIOPHARMACHEMIE
- chăm sóc lợn nái li>
- chăm sóc heo con li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
cho tôi xin tên tác giả của bài viết này. Chân thành cảm ơn.