Cách kiểm soát tỷ lệ chết của gà thịt giai đoạn cuối - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Cách kiểm soát tỷ lệ chết của gà thịt giai đoạn cuối

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Gà thịt cần được kiểm tra hằng ngày cho các dấu hiệu bệnh và gà chết, đàn gà phải được làm quen với sự hiện diện của con người để chúng không dễ bị xao động sợ hãi.

    Giám sát và kiểm soát theo mục tiêu: các điều kiện nhà nuôi gà thịt, để bảo đảm được thất thoát ở mức tối thiểu

     

    Mặc dù hầu hết gà chết xảy ra nhiều trong tuần đầu tiên trong vòng đời con gà thịt, tỷ lệ chết sẽ tăng dần cho đến cuối kỳ nuôi. Đặc biệt, gà chết ở giai đoạn cuối được coi là thiệt hại lớn khi người chăn nuôi bị mất đi giá trị bản thân con gà và cả chi phí cho thức ăn cùng những chi phí đầu tư để nuôi gà.

     

    Chúng ta nên cân nhắc những điều sau để kiểm soát tỷ lệ gà thịt chết trong giai đoạn cuối.

     

    Giám sát và kiểm soát stress nhiệt

     

    Khi gà trưởng thành hơn thì chúng cần nhiệt độ môi trường giảm.

     

    Trước 5 đến 6 tuần tuổi, gà thịt thoải mái với nhiệt độ môi trường hạ từ nhiệt độ úm ban đầu 34oC xuống khoảng 21oC. Khi chúng trưởng thành hơn thì nhiệt độ môi trường > 30oC có khả năng gây stress nhiệt cho chúng.

     

    Stress nhiệt chủ yếu ảnh hưởng con gà lúc 4 tuần tuổi hoặc lớn hơn. Khi chúng trưởng thành hơn thì ảnh hưởng của stress nhiệt cũng tăng theo, mức nhiệt độ mà stress nhiệt có thể xảy ra sẽ giảm xuống. Ngoài gây tăng tỷ lệ chết, stress nhiệt còn tác động tiêu cực lên mức tăng trọng mỗi ngày (ADG), lượng tiêu thụ cám ăn, tỷ lệ chuyển hoá thức ăn và chất lượng thịt gà. Dù cho chỉ có một ngày bị stress nhiệt thì vẫn có thể tăng tỷ lệ chết. Chỉ cần một yếu tố nhiệt độ môi trường cũng có thể gây stress nhiệt, nhưng stress nhiệt thường được tạo ra từ tập hợp nhiều yếu tố khác nhau. Chỉ số nhiệt độ và ẩm độ (Temperature and Humidity Index-THI) là một chỉ số có hiệu quả hơn trong việc đánh giá khả năng bị stress nhiệt nếu so với chỉ giám sát nhiệt độ môi trường. Chỉ số này tính toán từ nhiệt độ môi trường, ẩm độ, và các giá trị nhiệt độ khác biệt (có thể hiểu là quãng thời gian để nhiệt độ biến đổi từ mức này sang mức khác). Ngoài ra, cần giám sát nhiệt độ của lớp lót chuồng và sàn chuồng, vì chúng cũng góp phần tăng tỷ lệ chết của gà thịt trong ngày bị stress nhiệt. Khi cần dự đoán điều kiện stress nhiệt, cần phải thực hiện giám sát mỗi giờ. Điều chỉnh công suất thông gió và làm mát trong chuồng gà để đề phòng sự nóng nực. Khi sửa chữa chuồng gà thịt, cần cân nhắc bổ sung hệ thống kiểm soát môi trường hiệu quả hơn như phun sương, thông gió bằng cánh quạt hút, hoặc hệ thống làm ấm/mát.

     

    Điều chỉnh chế độ ăn và chương trình chiếu sáng

     

    Các rối loạn biến dưỡng như bệnh phù và Hội Chứng Đột Tử (Sudden Death Syndrome), còn được biết là bệnh chết lật ngửa, đều có thể gây ra tỷ lệ chết đáng kể. Để kiểm soát rối loạn biến dưỡng,  cần làm chậm tỷ lệ tăng trưởng, bằng cách giảm mức năng lượng và protein trong cám ăn hoặc hạn chế lượng thức ăn cung cấp cho đàn gà. Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn, cũng cần quản lý và điều chỉnh hệ thống chiếu sáng cho phù hợp khi nuôi lớn và khi tiến hành bắt gà. Điều chỉnh mức độ sáng trong suốt vòng đời nuôi của đàn, có thể giảm tỷ lệ chết và cải thiện năng suất đàn. Trước khi điều chỉnh chương trình cho ăn và hệ thống chiếu sáng, phải hội ý và được tư vấn bởi các kỹ thuật viên của công ty cung cấp giống và thức ăn, để mức điều chỉnh nằm trong phạm vi cho phép.

    Cần quản lý chế độ ăn và hệ thống chiếu sáng cho phù hợp

     

    Kiểm soát vấn đề gà gặp khó khăn trong di chuyển và vận động

     

    Gà thường gặp khó khăn trong khi chúng di chuyển, vận động và nguy cơ này tăng theo sự tăng trưởng của trọng lượng cơ thể chúng, điều này có thể dẫn đến tăng tỷ lệ tỷ vong. Để kiểm soát vấn đề chân yếu, di chuyển kém cần xem xét đánh giá chất lượng sàn chuồng và điều chỉnh nếu cần.

     

    Giảm tối thiểu stress hằng ngày

     

    Gà thịt ngày nay được chọn lựa với sự ưu tiên cho tăng trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn và vì vậy, chúng có xu hướng/dễ bị rối loạn nhịp tim, bệnh phù, cùng một số vấn đề khác do stress gây ra. Khi vật nuôi trưởng thành, bất cứ dạng stress nào cũng có thể gây chết từ những vấn đề nêu trên.

     

    Vậy để kiểm soát stress:

     

    • Thiết lập các biện pháp quản lý tiêu chuẩn cho giai đoạn nuôi lớn và bảo đảm người chăn nuôi được huấn luyện để tuân thủ các quy trình.
    • Bảo đảm vật nuôi có đủ không gian trong chuồng với không gian thích hợp quanh máng ăn và máng uống.
    • Làm quen cho vật nuôi với sự hiện diện của con người và tiếng động để vật nuôi giảm sợ hãi và xao động.
    • Kiểm tra hệ thống thức ăn, nước, thông gió mỗi ngày để bảo đảm tất cả đều vận hành tốt.
    • Cân nhắc cung cấp thêm các chất dinh dưỡng bổ sung vào chường trình thức ăn, để tăng cường hệ miễn dịch và khả năng kháng stress.
    • Xem xét bổ sung chế độ ăn uống để tăng cường hệ thống miễn dịch và khả năng xử lý căng thẳng của gà thịt.

    Stress có thể khiến gà nuôi dễ bị rối loạn nhịp tim, bệnh phù, cùng một số vấn đề khác.

     

    Kiểm soát tình trạng bệnh

     

    Mặc dù khi gà trưởng thành hơn thì sức đề kháng bệnh của chúng cũng tăng theo, nhưng một khi bệnh bùng phát, chúng vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể hơn, sự đa nhiễm từ nhiều nguồn gây bệnh có ảnh hưởng cộng dồn lên vật nuôi và dẫn đến tử vong. Nên tránh bất cứ thứ gì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ vật nuôi.

     

    Để giảm thiểu tỷ lệ chết do bệnh, nên làm theo các biện pháp phòng ngừa sau:

     

    • Chỉ mua gà con từ nguồn đáng tin cậy.
    • Thả gà vào nhà gà trong cùng một thời điểm với những con cùng lứa tuổi và bắt nguồn từ chung một đàn.
    • Giữ thiết bị cho ăn và uống sạch, không bị nấm mốc hay rêu tảo.
    • Thực hiện các quy trình an toàn sinh học để bảo vệ đàn không tiếp xúc với đàn khác.
    • Duy trì kiểm soát động vật có hại để ngăn chim hoang dã làm dơ thức ăn và những động vật được ngăn khỏi nhà cũng như khuôn viên bao quanh.
    • Huấn luyện người chăn nuôi xác định dấu hiệu chính của bệnh để có thể phát hiện sớm hơn.
    • Thường xuyên kiểm tra nhà gà mỗi ngày để tìm dấu hiệu bệnh và gà chết. Di chuyển theo hướng định sẵn để có thể kiểm tra hết nhà gà. Ngoài ra, đứng hoặc ngồi và giữ im lặng trong nhà gà để đàn gà ổn định trở lại và kiểm tra âm thanh hô hấp bất thường nếu có từ đàn gà.
    • Nhanh chóng báo cáo khi tỷ lệ chết tăng và đem gà chết hoặc gà loại đi chẩn đoán bệnh.

    Người giám sát cần xác định chính xác những dấu hiệu chính của bệnh để có thể phát hiện và can thiếp sớm

     

    Những yếu tố khác khi nuôi những con gà nặng ký hơn

     

    Khi có sự xuất hiện nhu cầu thịt trường cho những con gà nặng ký hơn, nhà sản xuất/người chăn nuôi sẽ kéo dài thời gian nuôi lớn. Nếu áp dụng các cách quản lý truyền thống trước đây, sẽ có tăng tỷ lệ gà chết vào giai đoạn cuối. Cần phải thực hiện các chương trình cho ăn và chiếu sáng khác vào lúc bắt đầu úm gà để giảm tỷ lệ tăng trưởng, từ đó cải thiện sức sống của đàn gà và phẩm chất sản phẩm. Nếu tất cả các biện pháp can thiệp trên không có hiệu quả, thì cần cân nhắc sử dụng cám mịn (mash). Dùng dạng cám này làm giảm tỷ lệ gà chết nếu so với cám ép viên. Nhưng biện pháp này nên được coi là lựa chọn khả dĩ cuối cùng, vì dùng cám mịn sẽ đến sụt giảm đáng kể của trọng lượng gà sau khi giết mổ và tỷ lệ cho thịt ức. 

     

    Ngọc Thạch (Theo Poultrysite)

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.