Theo tâm lý chung, xưa cũng như nay, bất cứ ai khi muốn chọn một giống gia súc hay gia cầm để làm giống, họ cũng đều cố lựa chọn những giống thật tốt để nuôi. Dù biết rằng mua giống tốt không bao giờ có giá rẻ. Khi chọn giống thỏ để nuôi, nhiều người vẫn giữ cái ý định đúng đắn đó.
Thỏ New Zealand. Ảnh minh họa
Giống tốt được hiểu theo nghĩa: rặc dòng (thuần chủng), đã được thuần hoá lâu đời nên vừa dễ nuôi, vừa sinh sản tốt. Có trong tay một đàn thỏ giống tốt như vậy xem như đã nắm chắc được chìa khoá để mở cánh cửa đi đến thành công.
Thỏ công nghiệp thường là những giống thỏ đã được tuyển chọn kỹ lưỡng qua các khâu:
- Lý lịch: rặc dòng, không đồng huyết
- Con đực: phối giống tốt, tỷ lệ thụ thai ở thỏ cái cao hơn 80%
- Con cái: mắn đẻ, đẻ sai, nuôi con khéo …
- Sức khoẻ: không bệnh tật, có sức đề kháng cao
Thỏ công nghiệp cũng là thỏ đã được thuần hoá lâu đời nên đều dễ nuôi, không kén ăn lại hợp phong thổ.
Chúng ta cũng biết thỏ nhà được nuôi hiện nay tại nước ta cũng như trên thế giới, phần lớn có nguồn gốc từ sự lai tạo thỏ rừng Châu Âu và Châu Phi từ thời Trung Cổ. Thỏ nhà có khoảng 80 loại, được chia theo trọng lượng: khổng lồ, loại to con, loại trung bình và loại thỏ lùn. Có nơi còn phân loại qua sắc lông đặc trưng của từng giống như: loại lông thường, loại lông xù, loại lông ngắn, loại lông có màu sắc óng ánh …
- Thỏ khổng lồ: có trọng lượng trên 5kg như các giống Checkered Giant, Flemish Giant, French Lop, Giant Chinchilla …
- Thỏ to con: có trọng lượng từ 4kg đến 5kg như các thỏ giống American, English Lop, California, Satin, Neroxeland …
- Thỏ trung bình: có trọng lượng từ 2,7kg đến 4kg, có khoảng 12 loại như American Sable, Belgian Hare, English Agora, Rex, Standard Chinchilla …
- Thỏ nhỏ con: có trọng lượng từ 0,9 kg đến 2,7kg có khoảng 15 loại như: American Fuzzy Lop, Britania Petite, Dutch Havana, Himalaya, Minilop, Tan, Silver …
Thỏ có nhiều giống và nhiều loại lớn nhỏ như vậy, còn về phía người nuôi cần chọn giống gì, loại to nhỏ cỡ nào là tuỳ vào sở thích và sự tính toán kinh tế của mình.
Thông thường khi nuôi làm cảnh (hay kinh doanh thỏ giống làm cảnh) nhiều người chọn nuôi các giống thỏ con và giống khổng lồ. Con thỏ có thân mình nhỏ thó dưới 1kg và con thỏ to như con chó 9-10kg đối với người thích nuôi thỏ làm cảnh đều có vẻ đẹp riêng. Còn giới sản xuất thỏ giống chuyên dụng thịt, da, lông thì chọn loại thỏ trung bình và thỏ to con.
Thỏ giống được nuôi tại nước ta trước đây rất hiếm loại thuần chủng, giống lai khá nhiều. Thỏ lai thường được lai tạo từ các giống lớn như thỏ New Zealand, thỏ Flemish Giant, còn gọi là thỏ Pháp nên cũng lớn con và hợp phong thổ, dễ nuôi.
Từ năm 1975 trở về sau, nhiều giống thỏ tốt có nguồn gốc từ Mỹ, Pháp, New Zealand, Hungary … được nhập về nhiều. Và các giống thỏ đa số thuộc loại to con này đang được nhiều trại thỏ chọn nuôi, đồng thời lai tạo để cho ra nhiều giống mới có năng suất cao hơn hẳn.
Giống thỏ New Zealand, được ưa chuộng để nuôi thịt
Thỏ New Zealand: đây là giống thỏ có bộ lông dày màu trắng toát, mắt hột lựu (màu đỏ) có nguồn gốc tại New Zealand, nhưng từ lâu đã được nuôi phổ biến tại nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ … Giống thỏ to con này được nhập vào nước ta từ năm 1978, và được đông đảo giới chăn nuôi thỏ chuyên nghiệp ưa thích và chọn nuôi, do thỏ có nhiều đặc điểm tốt như: hạp phong thổ, nuôi mau lớn, con trưởng thành cân nặng trên 5kg hoặc hơn, thỏ cái mắn đẻ, sai con, lại nuôi con giỏi. Thỏ New Zealand nuôi làm cảnh cũng thích hợp mà nuôi lấy thịt cũng có lợi, vì tỷ lệ thịt xẻ khá cao: khoảng trên dưới 54%.
Thỏ Flemish Giant: Đây là giống thỏ có xuất xứ tại Pháp nhưng cũng được nuôi phổ biến từ lâu tại nhiều nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Giống thỏ này rất lớn con, có thể trọng từ 6 đến 10kg. Thỏ Flemish Giant được nuôi tại nước ta trước năm 1960 (có triển lãm tại Thảo Cầm Viên – Sài Gòn). Thỏ có bộ lông vàng nâu, mình dài, cặp tai dày và dài, chân cao và khoẻ. Nhiều con các phần ức, bụng, bốn bàn chân và đuôi lông màu trắng. Trước năm 1975, giống thỏ Pháp này được nuôi làm cảnh cho nên ít được phổ biến rộng rãi.
Thỏ California: có xuất xứ từ Mỹ, toàn thân trắng toát, trừ các bộ phận như tai, chót mũi, cẳng chân và đuôi có lông đen. Đây là giống thỏ to con (con trưởng thành nặng tầm 5kg) và được giới nuôi thỏ thịt chuộng nuôi. Thỏ California cũng giống như thỏ New Zealand … từ lâu được nuôi nhiều tại châu Âu và châu Mỹ vì là giống dễ nuôi, ít bệnh tật, mắn để và nhiều sữa.
Thỏ Angora: Đây là giống thỏ có nguồn gốc từ Pháp, có bộ lông xù màu trắng hay khoang. Giống thỏ này thường được nuôi làm cảnh hoặc lấy lông chứ ít ai nuôi thịt, vì con trưởng thành chỉ năng dưới 3kg mà thôi. Thỏ Angora nuôi con kém và hình như không phù hợp với phong thổ nước ta
Nguồn: Farmvina
- chăn nuôi thỏ li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Minh can mua giong new va giong cali nho anh chi ho tro minh nhe
Minh cam on
0938 113 889 som nhan duoc ssu phan hoi