Do vi khuẩn Brachyspira hyodysenteria (tên cũ là Serpulina hoặc Treponema), vi khuẩn G⁻, kỵ khí. Ở bên ngoài môi trường vi khuẩn có thể sống 7 ngày trong điều kiện ẩm ướt hoặc sống 2 ngày trong môi trường khô và ấm. Thời gian ủ bệnh từ 7-14 ngày.
Bệnh hồng lỵ chỉ xảy ra cho loài heo mặc dù tác nhân gây bệnh tồn tại ở loài gặm nhắm. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng heo cai sữa là dễ mắc bệnh nhất.
ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY VÀ CƠ CHẾ SINH BỆNH
♦ Bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa do mầm bệnh có trong phân của heo bệnh vấy nhiễm vào thức ăn, nước uống hoặc do ruồi, chim, chuột có mang vi trùng.
♦ Vi trùng theo đường miệng à vào đến ruột già, tại đây chúng phát triển và gây hư hại tế bào biểu mô ruột, gây viêm ruột già, cơ thể không hấp thu được chất lỏng => gây tiêu chảy, đưa đến mất nước và mất cân bằng chất điện giải => heo chết.
TRIỆU CHỨNG
♦ Ban đầu là phân nát, heo luôn ngoắt đuôi, lưng võng lên do đau vùng bụng
♦ Tiêu chảy phân xám hoặc vàng, về sau tiêu chảy có máu lẫn chất nhầy và các đốm sáng của fibrin
♦ Da heo có màu hồng nhạt, sụt cân nhanh, mắt lõm sâu, gầy còm, lông xù
♦ Hậu môn, mông và gốc đuôi thường dính đầy phân
BỆNH TÍCH
Bệnh tích đặc trưng của bệnh hồng lỵ là viêm ruột già (manh tràng, kết tràng), hoại tử xuất huyết với nhiều sợi huyết. Trong khi đó ruột non vẫn bình thường.
(ruột già bị viêm, xuất huyết)
PHÒNG BỆNH
– Vi trùng gây bệnh rất dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng như BIODINE, BIO-GUARD, BIOXIDE hoặc BIOSEPT. Vì thế, nếu vệ sinh sát trùng chuồng trại tốt sẽ ngừa được bệnh.
– Chuột là nguồn lây bệnh quan trọng, vì thế phải có biện pháp tiêu diệt triệt để.
– Phòng bệnh bằng thuốc: Heo sau cai sữa nên trộn thuốc BIO-TIAMULIN vào thức ăn với liều 1g/1 kg thức ăn, liên tục 5 ngày.
ĐIỀU TRỊ
– BIO-TIAMULIN 10%: 1ml/10kgTT, tiêm bắp, ngày 1 lần, liên tục 3-4 ngày.
– BIO-LINCO: Heo con 1ml/5kgTT, tiêm bắp, ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày.
– BIO-TYCOSONE: Heo con 1ml/5kgTT, tiêm bắp, ngày 1 lần, 3-4 ngày.
– Phải cấp thêm dung dịch BIO-GLUCOSE 5%, BIO-ELECTROLYTES để bổ sung nước và chất điện giải.
PGS.TS.LÊ VĂN THỌ
Cố vấn Kỹ thuật Công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE
- BIO-LINCO li>
- bệnh heo li>
- heo li>
- bệnh hồng lỵ li>
- BIO-TIAMULIN li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất