Bệnh ORT hay còn được gọi với những tên khác là bệnh viêm mũi, khí quản, phổi, túi khí, bệnh viêm phổi hóa mủ. Đây là bệnh khá phổ biến ở gia cầm, đặc biệt là ở gà. Hàng năm, căn bệnh này đã gây nhiều thiệt hại cho bà con chăn nuôi gà. Bài viết này sẽ chỉ cho bà con biết những dấu hiệu của bệnh ORT và cách xử lý khi phát hiện gà nhiễm bệnh ORT kịp thời, để hạn chế thiệt hại.
- Tình hình nghiên cứu bệnh suy giảm hô hấp Ornithobacterium Rhinotracheale (ORT) ở gà
- Phòng trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà
- Bệnh Gumboro trên gà
1. Bệnh ORT là gì?
Bệnh ORT trên gà là một bệnh hô hấp cấp tính do vi khuẩn có tên là Ornithobacterium rhinotracheale gây ra. Vi khuẩn tác động trực tiếp lên đường hô hấp và phổi với các biểu hiện điển hình như gà khó thở, khẹc, ngáp, ho, chảy nước mắt mũi, phổi viêm có mủ và bã đậu hình ống.
Điều trị bằng các thuốc kháng sinh thông thường như: Tylosin, Cephacilin, Enrocin…bệnh có giảm nhưng không đáng kể.
Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân, mùa hè và thời điểm giao mùa, khi độ ẩm không khí tăng cao. Gà thịt thường mắc lúc 3 – 6 tuần, các loại gà khác thường từ 6 tuần tuổi trở lên. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao từ 50 – 100% nhưng tỷ lệ chết và loại thải thấp 5 – 20%.
Vi khuẩn này có thể sống ký sinh trên gà và ngoài môi trường, khả năng lây lan nhanh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào khả năng gây bệnh của các chủng vi khuẩn, virus kế phát, các vấn đề về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như việc can thiệp chữa trị, dùng thuốc có đúng, kịp thời hay không.
2. Nhận diện bệnh ORT trên gà
Triệu chứng:
– Gà khó thở, rướn cổ thở, ngáp gió, ho, lắc đầu, vẩy mỏ, khẹc, …
– Gà sốt rất cao, ủ rũ, giảm ăn.
– Chảy nước mắt mũi, sưng mặt.
– Có thể tiêu chảy, có dịch viêm trên nền chuồng
– Chết trong trạng thái “ngã ngửa” (xác chết béo).
– Gà đẻ: sụt đẻ, đẻ non, vỏ trứng mỏng.
– Bệnh phát sinh từ từ theo từng ô chuồng chứ không xẩy ra ồ ạt.
– Thể bệnh mãn tính âm thầm: nhiều gà còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn thức ăn tăng cao, giá thành sản xuất tăng.
– Thể bệnh cấp tính hơn: gây chết lên tới 30% trở lên.
Bệnh tích:
– Bên trong khí quản, 2 phế quản chính và phổi có bã đậu, mủ, dịch mủ.
– Túi khí viêm có bọt khí, có thể có mủ màu vàng; Có màng ở túi khí, màng gan, màng tim.
– Phổi bị viêm hóa mủ tập trung hoặc rải rác trên bề mặt.
– Khí quản (cuống họng) gần như không xuất huyết hoặc có xuất huyết ít. Niêm mạc khô, ít nhầy.
3. Phân biệt bệnh ORT trên gà với ILT và IB
Tên bệnh | Phân biệt triệu chứng |
ORT | – Triệu chứng: gà bị ngạt thở, khó thở nhưng không biểu hiện thành chu kỳ, không thành từng cơn như ILT mà gà ngáp liên tục và thường xuyên khó thở. – Bệnh tích: + bã đậu hình ống chứ không vón cục như ILT. + vị trí bã đậu: trong phổi, trong 2 ống phế quản chính và trong lòng khí quản (gà ho đẩy bã đậu từ dưới lên ống khí quản). + khí quản bình thường hoặc xung huyết nhẹ. Điển hình của ORT: bã đậu hình ống trong phổi và 2 phế quản chính. |
ILT (Viêm thanh khí quản truyền nhiễm) |
– Triệu chứng: khó thở, ngạt thở theo chu kỳ: nghĩa là khi khó thở, gà tím mào, há mồm, rướn dài cổ và khạc khạc ra đờm, thi thoảng có lẫn máu trong đờm. sau khi khạc đờm thì gà rùng mình, vẩy mỏ và mào tích lẫn lông lá trở lại bình thường (không tím tái). – Bệnh tích: + Bã đậu vón cục. + Vị trí bã đậu: ngã 3 thanh khí quản hoặc có thể bị trôi xuống khí quản. Như vậy: nếu thấy bã đậu có trong khí quản, ta nên dựa vào hình dạng của bã đậu (hình ống hay vón cục) để xác định nguyên nhân gây bệnh là ORT hay ILT. |
IB | – Gà có khó thở nhưng không rướn cổ ngáp dài như ORT và ILT mà chỉ thở khò khè. – Khí quản có dịch nhầy, xuất huyết nặng nhìn rõ (không khô, ít dịch như ORT). |
4. Làm gì khi đàn gà nhà bạn nhiễm ORT?
Thông thường thì bệnh ORT trên gà hay ghép với các bệnh khác. Nó có thể là nguyên nhân chính cũng có thể là bệnh kế phát sau các bệnh khác (mà chủ yếu là kế phát). Bởi vậy, nguyên tắc trong điều trị ORT là ưu tiên bệnh nào chết nhiều thì điều trị trước.
Ví dụ: Nếu đàn gà mắc ILT trước và sau đó kế phát thêm ORT thì ta nên làm lại vacxin ILT (nhỏ thẳng mũi, nếu cho uống thì uống với liều gấp đôi) rồi ngày hôm sau mới điều trị ORT.
Hướng xử lý bệnh ORT trên gà cụ thể như sau:
Bước 1: trước khi điều trị cần giảm sốt cho gà, sau đó nâng cao sức khỏe cho gà rồi mới sử dụng thuốc kháng sinh hay các thuốc để tiêu diệt mầm bệnh → khi phát hiện bệnh, trước tiên chúng ta cần cho gà sử dụng đồng thời các thuốc sau:
– Hạ sốt: có thể dùng paracetamon.
– Long đờm: có thể dùng Bromhexin.
– Giải độc gan thận cùng với bổ gan thận.
– Thuốc trợ sức, trợ lực, vitamin tổng hợp tăng sức đề kháng, .
Bước 2: Tiêu diệt, kìm hãm mầm bệnh bằng các thuốc kháng sinh hay các axit hữu cơ có tác dụng kháng khuẩn.
– Một số kháng sinh nhạy cảm với bệnh ORT trên gà:
+ Ceftiofur (kháng sinh thế hệ mới hoạt phổ rộng): tiêm.
+ Linco – Spect: tiêm
+ Gentamycin kết hợp với amoxicilin: tiêm.
+ Flodoxy (florfenicol và doxycycline): uống và trộn
– Axit hữu cơ: Butaphosphan.
Do bệnh xảy ra chậm nên mỗi liệu trình cần điều trị cần kéo dài trong khoảng thời gian 5-7 ngày nhằm tiêu diệt triệt để mầm bệnh.
Ví dụ một liệu trình đã được sử dụng để điều trị bệnh ORT trên gà có hiệu quả khi phát hiện bệnh như sau:
– Đầu tiên: Dọn dẹp vệ sinh lại chuồng trại sau đó phun sát trùng trong và ngoài trang trại.
– Mỗi ngày 2 lần sáng và tối trong 5 ngày điều trị:
Hòa bột Para C (hạ sốt) vào nước cho toàn đàn uống.
Trộn cám thuốc long đờm (trường hợp này bác sỹ điều trị sử dụng thuốc long đờm giành cho người nhưng VietDVM không khuyến cáo bạn sử dụng như vậy, bạn có thể thay thế bằng các loại thuốc long đờm dành cho thú y) cho toàn đàn.
Đồng thời dùng 3 loại: thuốc giải độc + bổ gan thận + vitamin tổng hợp (thành phần trọng yếu là vitamin C) hòa tan vào nước cho toàn đàn uống.
– Chiều ngày thứ nhất và ngày thứ 2: nhanh nhất là 4-6 tiếng sau khi dùng các thuốc trên, tiến hành tiêm thuốc:
Ceftiofur: tiêm 1ml/6kg thể trọng.
Thuốc có chứa Butaphosphan và vitamin B12: 0,1-0,15ml/con.
Nên tiêm thuốc vào giữa 2 lần dùng thuốc bổ (thuốc bổ → tiêm kháng sinh thuốc bổ).
– Ngày thứ 3-5:
Có thể bỏ Para C nếu đàn gà đã hết sốt.
Ceftiofur: tiêm 1ml/6kg thể trọng.
Flodoxi (florfenicol và doxycycline): hòa vào nước cho toàn đàn uống với liều 100g/8 tạ gà (dùng xen kẽ giữa 2 lần uống thuốc bổ).
Lưu ý: sau khi điều trị tỉ lệ chết ngừng ngay nhưng sau 3 ngày vẫn còn tình trạng vẩy mỏ, khẹc trong vài ngày nữa.
Như vậy, nếu thấy đàn gà có các triệu chứng hô hấp như khó thở, ho, khẹc, rướn cổ thở; ta mổ khám thấy phổi viêm có mủ, bã đậu hình ống trong phổi và 2 phế quản chính thì có thể gần như chắc chắn đó là bệnh ORT trên gà. Điều trị ORT ngoài việc sử dụng kháng sinh còn cần đặc biệt chú trọng đến việc bổ trợ sức khỏe cho toàn đàn. Vietdvm.com hy vọng những thông tin trên có thể giúp quý độc giả trong việc phát hiện, kiểm soát và điều trị ORT hiệu quả.
Theo VietDVM
- chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- bệnh ở gà li> ul>
23 Comments
Để lại comment của bạn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Gà nhà e duoc 2.5kg thi thoang bi vây mo la bi benh gi a
Gà nhà e mới đi mười ngày tuổi đã bị khịt khẹt ngáp ươn cổ phải chữa như nào ạ
Cho e hỏi a chỉ có bác nào có gặp qua triệu chứng này cho e xin y kiến.ga e nó bị có giật chào bot mép.
Sao gà bằng nắm tay bi cù rủ. Sưng mở mắt đệ ccánh đệ cho e hỏi người cho uông
gi
Cho tôi xin đó thuộc đặc trị 2 loại bệnh trên?
Cho tôi xin hỏi gà tôi tự nhiên lăn đùng ra trong đêm. Mắt bị sưng lên không mở ra được. Trong cổ nhiều nhớt. Nó bị buổi sáng trưa lại là chết. Có bị co giật. Thức ăn trong diều không tiêu. Cho xin hỏi đó là triệu chứng bệnh gì. Và cách điều trị. Xin cảm ơn.
Cho tôi xin hỏi gà tre của tôi lúc đầu là có hiện tượng đi đi ỉa phân trắng vàng rới, gật gù tôi đã dùng thuốc đi ỉa và gà dù với tăng đề kháng nhưng sau khi khỏi phân trắng vàng nhớt gà lại ko chịu ăn gật gù phân có ít máu vs trắng gà yếu hơn lúc đi ngoài phân vàng nhớt. Cho hỏi gà bị bệnh gì và cách điều trị. Xin cảm ơn
Gà con khoảng 1 tuần có triệu chưng rướn cổ, lắc đầu thì có nên cho uống với liều lượng đó ko ạ? Nếu cho thì phải cho bao nhiêu lượng vừa đủ ạ
Gà nhà e được hơn 1 tháng tuổi thỉnh thoảng có con tự dưng quay mấy vòng rồi ko đi được có chết luôn ạ.cho e hỏi đấy là bệnh gì ạ.e cảm ơn ạ
Cho em hỏi gà ủ rũ đứng rụt cổ hay lắc đầu là bệnh gì vậy, xin cách điều trị?