Tóm tắt
Phương pháp nuôi ấu trùng trong thạch được sử dụng để thu ấu trùng giun tròn phục vụ chẩn đoán và nghiên cứu một số bệnh giun tròn. Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích cải tiến phương pháp nuôi ấu trùng trong thạch giúp tăng khả năng sống sót và giảm thời gian phát triển của ấu trùng đến giai đoạn gây nhiễm.
Các giai đoạn phát triển của ấu trùng
Kết quả thu được cho thấy, tỷ lệ ấu trùng sống sót duy trì trên 60% trong vòng 7 ngày, đồng thời rút ngắn thời gian phát triển của ấu trùng đến giai đoạn L3. Sự rút ngắn về thời gian nuôi và số lượng ấu trùng thu được từ phương pháp này rất hữu ích cho các thí nghiệm xác định các yêu cầu tăng trưởng cho sự phát triển, cũng như đánh giá các tác động của các hợp chất đối với ấu trùng giun tròn.
Tóm tắt
Các loài giun tròn truyền qua đất (soil transmitted helminths – STHs) gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam (Santarem và
ctv, 2011). Ước tính một tỷ người hiện đang bị nhiễm STHs trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những nơi điều kiện sống còn nghèo khó (WHO, 2011). Trong đó, các loài giun móc, giun đũa, giun lươn, giun tóc là nhóm giun tròn được quan tâm nhiều nhất, do có tỷ lệ nhiễm cao ở chó và có khả năng truyền lây sang người.
Đối với bệnh giun móc và giun lươn, những nghiên cứu sâu về bệnh đều yêu cầu một lượng lớn ấu trùng giun ở giai đoạn L3, vì đây là giai đoạn mầm bệnh có khả năng lây nhiễm cho người và động vật truyền lây sang người. Đối với bệnh giun móc và giun lươn, những nghiên cứu sâu về bệnh đều yêu cầu một lượng lớn ấu trùng giun ở giai đoạn ấu trùng L3 thu được sẽ được sử dụng cho những thử nghiệm đánh giá thuốc và chế phẩm sinh học in vitro, phân tích và điều chế kháng nguyên phục vụ cho mục đích chẩn đoán sớm, và để gây nhiễm cho động vật thí nghiệm. Do đó phương pháp thu trứng từ phân động vật bệnh và nuôi hình thành ấu trùng là một bước tiến hành quan trọng trong những nghiên cứu về bệnh.
Phương pháp Baermann là phương pháp thường quy được sử dụng để thu ấu trùng giun tròn, tuy nhiên phương pháp có một số nhược điểm nhất định như hệ thống thiết kế thí nghiệm cồng kềnh, số lượng ấu trùng thu đươc không cao do ấu trùng có khả năng bám vào hệ thống ống dẫn hay vải gạc, và khó có thể điều chỉnh điều kiện cho sự phát triển của chúng.Trong khi đó, phương pháp nuôi ấu trùng trong thạch là một trong những phương pháp hiện đang được sử dụng tại một số phòng thí nghiệm ký sinh trùng trên thế giới để thu ấu trùng rất hiệu quả (Buonfrate và ctv, 2015; Jucelene, 2003), nhưng chưa được giới thiệu tại Việt Nam. Trứng giun sau khi thu được đặt trên bề mặt thạch agar thường, sẽ nở thành ấu trùng và có thể quan sát thấy dễ dàng, thông thường sẽ phải mất 5-10 ngày để ấu trùng phát triển đến giai đoạn L3 (https:// www.cdc.gov/dpdx/hookworm/index.html).
Ở thí nghiệm này, chúng tôi tiến hành cải tiến phương pháp nuôi ấu trùng trên thạch nhằm rút ngắn thời gian nuôi cấy đồng thời tăng tỷ lệ nở và phát triển của ấu trùng. Kết quả từ nghiên cứu này sẽ là nền tảng cho những nghiên cứu về giun tròn phục vụ các mục tiêu nghiên cứu khác nhau và giảng dạy ký sinh trùng thú y.
Kết luận
Phương pháp nuôi ấu trùng trong thạch cải tiến giúp tăng tỷ lệ phát triển của ấu trùng giun móc, đạt trên 60%, đồng thời rút ngắn thời gian phát triển của ấu trùng đến giai đoạn L3 xuống còn 4 ngày và giảm tối đa sự phát triển của nấm tạp nhiễm giúp cho việc thu nuôi ấu trùng đạt hiệu quả.
Vũ Hoài Nam1, Công Hà My1 và Bùi Khánh Linh1*
1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
*Tác giả liên hệ: TS. Bùi Khánh Linh. Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Email: bklinh5@gmail.
com
- ấu trùng giun tròn trong thạch li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất