Phải mất nhiều năm để mở cửa thị trường mới cho nông sản nhưng việc xúc tiến lại theo cảm tính nên sản phẩm cạnh tranh yếu khi ra nước ngoài.
Tại phiên trả lời chất vấn Quốc hội tuần qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết để mở một mặt hàng của ta xuất sang nước ngoài thông thường mất 3-7 năm vì những hàng rào kỹ thuật cũng như thủ tục hành chính.
Đủ rào cản
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, mở cửa thị trường gồm 2 phần: thương mại – thuế suất nhập khẩu và rào cản kỹ thuật, thủ tục hành chính. Phần thương mại, Việt Nam đã đàm phán tốt, giảm thiểu thuế nhập khẩu của nhiều thị trường, thậm chí về 0% nhờ 12 hiệp định thương mại tự do (FTA).
Với sản phẩm thịt heo, từ năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 4 đoàn qua Trung Quốc đàm phán để xuất khẩu chính ngạch sang đây. Tuy nhiên, để thông qua được hàng rào kỹ thuật của Trung Quốc, việc đầu tiên là phải tuyên bố vùng chăn nuôi của Việt Nam không có dịch bệnh lở mồm long móng.
Đây là yêu cầu tối thiểu và đầu tiên Việt Nam phải thông qua về mặt kỹ thuật. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Tổ chức Thú y thế giới và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thực hiện theo yêu cầu này nhưng cần có thời gian.
Thịt heo trong nước thừa phải chờ “giải cứu” trong khi tìm thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn
Một cán bộ từng tham gia mở cửa thị trường khó tính cho rằng ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, cả thế giới đều muốn bán hàng cho họ nên đăng ký mặt hàng mới xuất sang đây phải xếp hàng chờ. “Có khi số thứ tự lên đến cả ngàn nên việc chờ đợi lâu dài là không tránh khỏi. Đến khi nộp hồ sơ, nếu không đạt, họ trả lại và thường chỉ nêu lý do chung chung – như số liệu không đáng tin cậy, thí nghiệm thực hiện không đúng – khiến mình phải mướt mồ hôi tìm nguyên nhân, khắc phục và tất nhiên là khá tốn kém, mất nhiều thời gian” – vị này nêu thực tế.
Một tín hiệu vui cho ngành chăn nuôi Việt Nam là sắp được xuất khẩu chính ngạch thịt gia cầm sang Nhật. Dự kiến, lô đầu tiên sẽ xuất vào tháng 8 năm nay.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Trưởng Ban Đề án xuất khẩu Công ty TNHH Koyu & Unitek, cho biết để xuất khẩu thịt gà sang Nhật, công ty phải mất 2 năm chuẩn bị. So với những doanh nghiệp (DN) khác, công ty này có lợi thế hơn nhờ đã có khách hàng của công ty mẹ tại Nhật nên chỉ lo mở cửa về thủ tục theo những tiêu chí mà 2 nước quy định mà không phải lo vấn đề thương mại.
Theo ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, ngành chăn nuôi Việt Nam không có nhiều lợi thế khi xuất khẩu, chỉ có thể khai thác một số thị trường ngách. Với mặt hàng trứng, Việt Nam lợi thế về sản phẩm muối và bắc thảo nhưng gần đây lại bị vướng hàng rào kỹ thuật nước nhập khẩu về tiêu chuẩn sudan, chì… Do đó, nhiều DN không xuất khẩu được, phải tìm cách khắc phục như nuôi vịt tại trại (không thả chạy đồng) để kiểm soát thức ăn và thay đổi công thức chế biến để không tồn dư các chất cấm theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.
“Về thương mại và kỹ thuật, DN có thể tự lo nhưng các thủ tục pháp lý thì cần có cơ quan đầu mối hướng dẫn để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu” – ông Thiện đề nghị.
Không thể để nông dân “đấu tay đôi” với đại gia FDI
Chủ một trang trại nuôi gà công nghiệp đẻ trứng quy mô lớn tại Đồng Nai cho rằng đã đến lúc nhà nước nên xem xét việc mở cửa gần như toàn bộ ngành chăn nuôi cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
“Những năm qua, sản phẩm chăn nuôi thường xuyên khủng hoảng thừa là do hàng loạt tập đoàn nước ngoài vào đầu tư, đẩy sản lượng tăng nóng. Họ có vốn lớn và bề dày kinh nghiệm từ những nước có nền chăn nuôi phát triển nhưng sản phẩm lại không xuất khẩu mà chỉ bán nội địa, cạnh tranh trực tiếp với nông dân là không công bằng. Những năm qua, hàng loạt nông dân vốn ít, nuôi gà đẻ trứng đã phá sản. Những người có vốn khá hơn đang cầm cự nhưng cũng không thể trụ được lâu dài trong tình trạng sản phẩm bán quá rẻ. Ở nhiều nước, nông dân luôn được nhà nước bảo hộ. Nhà nước không thể để nông dân đấu tay đôi với đại gia nước ngoài trên sân nhà” – một nông dân có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm chua chát.
Ngọc Ánh
Nguồn: Người lao động
- xúc tiến thương mại li>
- giải cứu thịt lợn li>
- xuất khẩu thịt lợn li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
Tin mới nhất
T6,10/01/2025
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
đúng là nông dân việt đang đấu tay đôi theo kiểu châu chấu đá voi mà. từ con gà, heo rồi sẽ đến bò.. yếu vốn và kỹ thuật đang đẩy người nông dân trắng tay ra ngoài cuộc chơi. chính phủ cần có chính sách để người nông dân sống được