Việt Nam chấp nhập bò từ Úc thì Úc cũng phải chấp nhận nhập nông sản Việt Nam đó là lý lẽ thông thường của mọi cuộc chơi. Nhưng theo thời gian Úc đã bán sang Việt Nam cả triệu con bò, tạm tính trung bình 40 triệu đồng/con, tương đương khoảng 40.000 tỉ đồng nhưng Việt Nam cũng chỉ xuất đi Úc được lèo tèo vài container vải thiều, xoài mà thôi… Nông nghiệp Úc vốn hùng mạnh, đất rộng, người thưa, hầu như không thiếu thứ gì lại toàn hàng sạch, giá cả cạnh tranh, rất khó có cửa để cho nông sản Việt luồn khe chui lọt.
Triệu con bò và vài container xoài, vải
Phần hưởng lợi ấy thuộc về phía các doanh nghiệp Úc chứ không phải phía các doanh nghiệp Việt Nam. Theo anh Lương Minh Tùng – Giám đốc Cty CP Giống bò thịt sữa Yên Phú, trước đây các nhà xuất khẩu bò của Úc hầu như không biết đến Việt Nam vì họ vẫn có đối tác chính là Indonesia, mỗi năm nhập cả triệu con. Nhưng vào năm 2011 những thông tin về Indonesia giết mổ bò một cách dã man đã thổi bùng lên cơn giận dữ trong dư luận Úc.
Vỗ béo bò Úc
Con bò nhởn nhơ gặm cỏ trên đồng vốn là cảnh tượng đẹp, là vật cưng của cả nước Úc, hơn thế thịt của nó quá ngon, ngoại tệ từ nó mang về còn nuôi sống cả quốc gia này. Bởi thế, năm 2011 Úc đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu bò sang Indonesia. Mất đối tác, các doanh nghiệp xuất khẩu bò của Úc mới tìm kiếm thị trường mới là Việt Nam bởi những điều kiện tuyệt vời như dân số lớn, nhu cầu thịt bò lớn, đặc biệt là sở thích ăn thịt tươi, thịt nóng.
Giờ khi cơn khủng hoảng truyền thông giết bò dã man của Indonesia đi qua, đơn hàng về bò của Úc rất nhiều, nhất là lại có những đối tác mới. Trung Quốc hiện nay khá giống với Việt Nam năm 2013 khi ngành nhập khẩu bò tăng trưởng nóng, các trang trại liên tiếp được mở ra, cái sau công suất lớn hơn cái trước, tàu thuyền chở bò từ Úc kìn kìn cập cảng. Trung Quốc mua bò giá cao hơn, số lượng nhiều hơn nên cái thế đàm phán của Việt Nam với Úc ngày càng trở nên yếu.
Không ai hiểu vấn đề hơn chính những người trong cuộc. Anh Lương Minh Tùng than: Hiện nay, bao nhiêu anh khỏe đang đè các anh yếu để chiếm lĩnh thị trường, lao vào đánh nhau bằng chết. Trước tình hình khó khăn này theo tôi phải thành lập Hiệp hội nhập khẩu và chăn nuôi bò để bảo nhau mà làm. Chừng nào mà các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam còn không ngồi lại được với nhau là còn để các doanh nghiệp Úc đè đầu, cưỡi cổ.
Nói thật, đàm phán riêng rẽ thì doanh nghiệp nào cũng có chút vi phạm ESCAS (hệ thống đảm bảo chất lượng chuỗi cung ứng bên xuất khẩu để đảm bảo động vật của Úc được đối xử nhân đạo), bị Úc dọa không bán bò cho nữa. Trong khi đó đã trót đầu tư từ vài chục tỉ đến hàng trăm, ngàn tỉ vào xây dựng chuồng trại rồi mà không thể mua bò ở đâu khác ngoài Úc nên đành phải lụy (Việt Nam mới chỉ cho phép nhập bò sống từ Úc – PV).
Để phá vỡ thế độc quyền về nhập khẩu bò từ Úc, theo anh Tùng, Việt Nam nên mở cửa nhập bò từ các quốc gia khác như Brazil chẳng hạn. Brazil có đàn bò rất lớn, giá bán hợp lý lại không có khống chế về súc quyền như Úc. Còn lo ngại về bệnh bò điên thì Việt Nam nên kiểm soát chặt chẽ, đạt yêu cầu thì mới nhập còn không thì tái xuất. Brazil hiện đang xuất khẩu bò đi khắp thế giới, ngay cả với vùng lãnh thổ rất cẩn thận về vệ sinh an toàn thực phẩm như châu Âu.
“Để tránh loạn thị trường như thời gian vừa qua chúng ta phải đặt ra các điều kiện về cơ sở vật chất cho những đơn vị nhập bò với mục tiêu cuối cùng là kiểm soát lượng nhập khẩu, tránh cung vượt quá cầu. Làm được như thế thì tốt cho nông nghiệp Việt Nam, tốt cho nông dân, tốt cho cả các doanh nghiệp.
Chúng tôi thích các quy định chặt chẽ để cho các doanh nghiệp chuyên nghiệp có cơ hội phát triển còn loại thải các doanh nghiệp tay ngang phá hoại thị trường. Theo tôi Việt Nam chỉ nên cho nhập mỗi năm từ 200.000 con bò trở xuống vì do sức tiêu thụ chỉ có thế, kinh nghiệm như năm 2015 ta cho nhập hơn 300.000 con nên tồn kho hơn 100.000 con, giá cả mới xuống mạnh”, anh Tùng kiến nghị.
Còn chuyện lo ngại nhập khẩu bò sẽ ảnh hưởng đến con bò nội thì theo anh Tùng nó chỉ làm tăng sức đề kháng cho nền chăn nuôi Việt Nam: Bò Việt trước khi bò Úc về bán 80.000đ/kg, sau đó chỉ bán được 60.000 – 70.000đ/kg vì gầy gò, ít thịt nhưng theo tôi giá đó nông dân vẫn lãi. Mỗi nhà có 1 – 2 con bò sáng chiều đi chăn, tận dụng phế phẩm nông sản nên gần như chỉ mất chi phí con giống… Xã hội dần phải phát triển lên chẳng lẽ nông dân cứ đi theo con bò mãi, không làm ăn công nghiệp thì làm sao mà lớn được? Phải dần hình thành các trang trại cá thể nuôi bò quy mô 50 – 100 con chứ không thể cứ thả rông mấy con bò gầy còm trông như sắp chết đói được.
Nuôi sinh sản không dễ ăn
Trước tình hình khó khăn của việc nhập khẩu bò thịt nhiều doanh nghiệp loay hoay tự tìm lối thoát và cái đích nhắm đến là nuôi bò sinh sản.
Ông Hoàng Dũng – Giám đốc Cty CP Đầu tư và Xuất nhập khẩu Súc sản và Gia cầm Hải Phòng (Animex) tỏ ra rất hào hứng trước hướng đi mới của đơn vị:
Chúng tôi đang làm đề án xin thành phố Hải Phòng cấp 30ha ở huyện Vĩnh Bảo để xây dựng trại nuôi bò sinh sản 3.000 con. Về lý thuyết hướng đi này có 3 cái lợi: thứ nhất là tận dụng lao động nông nhàn, thứ hai là tận dụng phế liệu nông nghiệp và đặc biệt là bò nuôi ra không bị chi phối bởi quy định ESCAS của Úc.
Đáng lẽ việc bán hàng phải phụ thuộc thị trường nhưng ESCAS đã bóp hẹp thị trường lại, các nhà nhập khẩu chỉ được bán bò vào những lò mổ do phía Úc phê duyệt.
Có hàng ngàn, hàng vạn lò mổ ở Việt Nam nhưng Úc chỉ phê duyệt cho hơn 100 lò. Thứ nữa nó không cho phía nhập khẩu xuất bán bò sang các nước thứ ba, đồng nghĩa với việc Việt Nam không thể khai thác được Trung Quốc – một thị trường tiêu thụ thịt bò rất lớn.
Chỉ có cách nuôi bò sinh sản đó mới thoát được các ràng buộc của ESCAS, chủ động được nguồn bò nuôi trong nước để giết mổ, giảm lệ thuộc vào việc nhập bò thịt.
Ông Hoàng Dũng – Giám đốc Cty CP Đầu tư và Xuất nhập khẩu Súc sản và Gia cầm Hải Phòng (Animex)
Dự định của Animex là sẽ đầu tư 150 tỉ để xây dựng trang trại và khoảng 70 tỉ để mua 3.000 con bò sinh sản nhưng lại đang mắc ở việc giấy phép cấp đất. “Chúng tôi thấy Nghị định 210 đã có rồi nhưng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương thúc đẩy áp dụng nó vào trong đời sống, có các ưu đãi cho những trang trại nuôi từ 500 con bò trở lên bằng cách giao đất, miễn thuế, hỗ trợ cơ sở hạ tầng… Hiện nay các địa phương đang thờ ơ lắm, chúng tôi xin cấp 30ha đất để tự đền bù, giải phóng mặt bằng mà 2 năm rồi vẫn chưa xong thủ tục”, ông Hoàng Dũng chán nản.
Ngược lại với sự hồ hởi của ông Hoàng Dũng, cũng bàn về hướng nuôi bò sinh sản, anh Lương Minh Tùng – Giám đốc Cty CP Giống bò thịt sữa Yên Phú lại cảnh báo: Nuôi bò sinh sản sẽ muôn vàn khó khăn hơn so với nuôi bò thịt. Hiện nay tôi cũng chưa tính kiểu gì để ra lãi bởi chi phí 1 năm cho 1 bò cái là khoảng 15 triệu thế mà đẻ ra 1 bê 30 – 50kg đem bán chỉ được dăm bảy triệu đồng…
Dương Đình Tường
Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam
Ngoài bò Úc còn bò Thái, bò Lào, bò Camphuchia, bò Myanmar đi đường tiểu ngạch vẫn về Việt Nam rồi còn thịt bò đông lạnh giá rẻ, nhập đâu về cũng được. Trong khi đó, đã trót đầu tư nhiều tiền của để xây dựng chuồng trại mà đầu vào bị các doanh nghiệp Úc kìm kẹp, đầu ra thì bê bối, doanh nghiệp nhập khẩu trở thành kẻ bị kẹt ở giữa, sống dở chết dở.
- xúc tiến thương mại li>
- bò úc li>
- cán cân thương mại li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất