Cạnh tranh gay gắt trong phát triển cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Cạnh tranh gay gắt trong phát triển cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

    Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, trên 10 triệu ha đất nông nghiệp trồng trọt hiện nay đều đã trồng kín các loại cây. Muốn phát triển cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) như ngô, đậu tương…, bản thân các loại cây này phải đảm bảo cạnh tranh được về hiệu quả sử dụng tài nguyên, hiệu quả kinh tế… với các cây trồng hiện có.

     

     

    Nhiều ý kiến cho rằng, chưa có quy hoạch cụ thể, rõ ràng về vùng sản xuất cây nguyên liệu TACN là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu TACN NK. Quan điểm của ông như thế nào?

     

    Theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 là không có quy hoạch sản phẩm. Điều đó được hiểu là không có quy hoạch quốc gia cho từng loại cây trồng, ví dụ không có quy hoạch quốc gia trồng lúa, quy hoạch quốc gia cây cao su, quy hoạch quốc gia cây ngô ….

     

    Tuy nhiên, trong Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 về “Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030” đã có định hướng về phát triển diện tích với một số loại cây trồng chủ lực, trong đó có cây nguyên liệu TACN. Song song với đó, Thủ tướng cũng đã ban hành Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 về việc phê duyệt “Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025” và Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 phê duyệt “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

     

    Căn cứ vào những định hướng và lợi thế của từng địa phương, khi lập quy hoạch tỉnh, cần có định hướng quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tập trung. Trên cơ sở đó có chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến và logistics… hợp lý, nhằm phát huy tối đa lợi thế của địa phương.

    Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT).

    Việt Nam được nhận định là không có lợi thế để đẩy mạnh phát triển các loại cây nguyên liệu TACN. Ông có thể phân tích rõ hơn khía cạnh này?

     

    Sản xuất nông nghiệp Việt Nam là sản xuất hàng hóa tuân theo theo quy luật thị trường. Phát triển các cây trồng lợi thế, ưu tiên các cây trồng có lợi thế dài hạn, có hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Cây ngô, đậu tương không là cây trồng lợi thế so với các loại cây trồng phổ biến hiện nay như lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp…

     

    Quỹ đất nông nghiệp của Việt Nam có khoảng 10 triệu ha và đã được trồng các loại cây trồng khác như lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp… Do vậy, muốn phát triển cây ngô hoặc các loại cây làm TACN khác, các cây trồng này phải cạnh tranh về hiệu quả kinh tế, hiệu quả đầu tư với các loại cây trồng khác. Nếu hiệu quả các cây dùng làm TACN cao hơn, đương nhiên xu thế chuyển đổi cây trồng làm TACN sẽ phát triển. Đó là quy luật thị trường, không thể dùng mệnh lệnh hành chính để phát triển cây nguyên liệu TACN khi không có lợi thế cạnh tranh.

     

    Ví dụ với cây ngô, ở Việt Nam đã có bộ giống ngô ngang bằng với bộ giống của các nước trồng ngô tiên tiến trên thế giới. Trong điều kiện đất trồng, đầu tư thâm canh tốt, năng suất ngô đạt tới 10 tấn/ha như vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ. Tuy nhiên, tại các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, cây ngô hoặc các cây làm TACN phải cạnh tranh với cây công nghiệp (cao su, cà phê…), cây ăn quả về hiệu quả kinh tế, hiệu quả đầu tư, sử dụng tài nguyên đất.

     

    Hiện nay, diện tích sản xuất ngô tập trung ở các vùng đất dốc, khô hạn, vùng khó khăn chủ yếu nhờ vào nguồn nước tự nhiên, cộng với quy mô sản xuất manh mún, tỷ lệ cơ giới trong canh tác thấp (khoảng 20- 25%) dẫn đến chi phí cao và năng suất thấp. Các yếu tố này khiến giá thành sản xuất ngô, đậu tương cao hơn nhiều so với giá ngô, đậu tương nhập nội.

     

    Không có lợi thế phát triển trên diện rộng so với các cây trồng khác, nhưng liệu có giải pháp nào khả thi để thúc đẩy phát triển diện tích trồng cây nguyên liệu TACN ở những vùng có lợi thế nhất định không, thưa ông?

     

    Nhìn chung, hiện tại các cây nguyên liệu TACN như ngô, đậu tương… không có lợi thế trên phạm vi rộng, nhưng vẫn có lợi thế trên những vùng nhất định; phải tập trung phát triển cây nguyên liệu TACN ở những vùng có lợi thế đó.

     

    Ví dụ, tại những vùng khô hạn, không chủ động được nguồn nước như Ninh Thuận, Bình Thuận hoàn toàn có thể phát triển ngô sinh khối, cỏ thức ăn chăn nuôi, các cây trồng cạn yêu cầu ít nước; tại Mộc Châu (Sơn La) cũng có thể trồng ngô sinh khối… Lúc này, ngô sinh khối, cỏ chăn nuôi là cây trồng lợi thế so với những cây trồng hiện tại.

     

    Định hướng phát triển các loại cây trồng phục vụ chăn nuôi trong thời gian tới là: tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ song song với khuyến khích dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; khuyến khích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, đất không chủ động nước; ứng dụng các quy trình canh tác tiên tiến giảm vật tư đầu vào nhằm giảm giá thành sản xuất; đa dạng hoá cây trồng như ngô sinh khối, cao lương, cỏ thức ăn chăn nuôi…

     

    Xin cảm ơn ông!

     

    Thanh Nguyễn (thực hiện)

    Nguồn: Báo Hải Quan

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.