Thức ăn cho lợn con sau cai sữa phải dễ tiêu, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đủ chất, không bị ôi thiu, mốc…
1. Đặc điểm và kỹ thuật cai sữa lợn con
Chỉ cai sữa cho lợn con khi lợn con đã ăn quen thức ăn tập ăn. Không cai sữa khi trong đàn đang có lợn con ốm. Lợn con có thể cai sữa sớm hoặc muộn phụ thuộc vào thể trạng của lợn mẹ và lợn con. Nên cai sữa cho lợn con trong khoảng 28 ngày tuổi đối với lợn lai; 21 ngày đối với lợn ngoại.
Trong thời gian từ 3 – 5 ngày trước khi cai sữa, hạn chế lượng thức ăn, nước uống hàng ngày của lợn mẹ, không cho lợn mẹ ăn rau xanh và củ quả để giảm dần tiết sữa.
Trước khi cai sữa lợn con từ 3 – 5 ngày, hạn chế dần số lần cho bú. Thời gian tách mẹ tốt nhất là vào ban ngày.
Khi cai sữa, nên để lợn con lại chuồng một thời gian để tránh lợn con không bị thay đổi môi trường đột ngột và chuyển lợn mẹ đi nơi khác nếu có điều kiện.
Tách mẹ ra khỏi đàn
– Giảm nhẹ mức ăn của lợn con trong 3 – 4 ngày cai sữa đầu tiên để tránh tiêu chảy. Không thay đổi loại thức ăn cho lợn con vào ngày cai sữa. Tiếp tục cho lợn con ăn thức ăn tập ăn chất lượng cao trong 20 – 30 ngày tiếp sau cai sữa.
– Khi lợn mẹ đã cạn sữa, cho ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng lượng thức ăn cho lợn nái trong vòng 3 – 5 ngày và chuẩn bị tiếp tục cho phối giống.
– Lợn con dễ bị stress (căng thẳng) sau khi cai sữa vì thiếu lợn mẹ và chuyển đổi khẩu phần ăn từ sữa sang thức ăn khô.
– Bộ máy tiêu hoá của lợn con vẫn chưa phát triển đầy đủ. Lợn rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá.
– Khả năng điều hoà thân nhiệt của lợn con còn kém. Sức đề kháng của cơ thể vẫn chưa cao. Cần chăm sóc lợn con cẩn thận, cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để lợn con phát triển tốt.
– Lợn con cần được vận động nhiều để phát triển thể chất.
2. Chăm sóc lợn con sau cai sữa
2.1. Thức ăn và cách cho ăn
Thức ăn cho lợn con sau cai sữa phải dễ tiêu, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đủ chất, không bị ôi thiu, mốc… nên dùng thức ăn hỗn hợp cho lợn con sau cai sữa, có thể phối trộn từ bột ngô, bột đậu tương, gạo lứt, tấm xay, bột cá nhạt, bột xương…
Cách cho ăn khi cai sữa:
Ngày sau cai sữa |
Thức ăn tập ăn (%) |
Thức ăn của lợn sau cai sữa (%) |
Ngày thứ 1 |
100 |
0 |
Ngày thứ 2 |
75 |
25 |
Ngày thứ 3 |
50 |
50 |
Ngày thứ 4 |
25 |
75 |
Ngày thứ 5 |
0 |
100 |
Sau cai sữa, quan sát nếu không thấy hiện tượng tiêu chảy, nâng dần lượng thức ăn theo mức ăn tăng của đàn lợn. Thông thường cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do.
Máng ăn, máng uống: Cần có máng uống riêng, đặt ở độ cao thích hợp, không để lợn con trèo vào đái, ỉa và uống phải nước bẩn mất vệ sinh. Chiều dài máng ăn khoảng 20 cm/đầu lợn và nên chia ngăn để tất cả lợn con có thể được ăn cùng một lúc. Chiều cao máng khoảng 12 – 13 cm, chiều rộng đáy khoảng 20 – 22 cm.
2.2. Điều kiện chuồng nuôi
Chuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa.
Những ngày đầu lợn con mới tách mẹ nên giữ nhiệt độ chuồng nuôi tương đương với nhiệt độ chuồng nuôi trước cai sữa. Nhiệt độ thích hợp cho lợn con sau cai sữa từ 25 – 27°C. Thay đổi đột ngột nhiệt độ chuồng nuôi sẽ rất có hại cho lợn con, đặc biệt vào mùa đông lợn dễ bị viêm phổi.
Quan sát đàn lợn để biết nhiệt độ chuồng nuôi.
– Lợn đủ ấm: Con nọ nằm cạnh con kia.
– Lợn bị lạnh: Nằm chồng chất lên nhau, lông dựng, mình mẩy run.
– Lợn bị nóng: Nằm tản mạn mỗi nơi 1 con, tăng nhịp thở.
2.3. Vệ sinh phòng bệnh
– Lợn con sau cai sữa thường gặp 2 bệnh chính là bệnh tiêu chảy và viêm phổi. Cần phòng tránh và phát hiện sớm, can thiệp kịp thời khi bị bệnh.
– Đảm bảo thức ăn, nước uống và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý.
– Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống thường xuyên.
– Không để lợn con bị lạnh, gió lùa, sàn chuồng ẩm ướt.
– Tiêm phòng đầy đủ cho lợn con.
TS. Nguyễn Thị Liên Hương
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
- chăn nuôi lợn li>
- chăm sóc heo con li>
- lợn sữa li> ul>
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
- Chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh về tai trên chó, mèo
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất