Lượng nước đã được sử dụng hoàn toàn khác với lượng nước đã được gia cầm hấp thụ. Những đánh giá, hiểu biết về sự khác biệt quan trọng này chính là yếu tố then chốt trong việc quản lý tốt hệ thống cấp nước trong chăn nuôi gia cầm.
Thật không may là hầu hết các chủ trang trại, công nhân, người phụ trách kỹ thuật hay kể cả các nhà sản xuất chăn nuôi gia cầm công nghiệp cũng thường không đánh giá cao hay không nhận ra sự khác biệt dù nhỏ nhưng quan trọng này, và do đó làm tổn hại đến kết quả sản xuất, chăn nuôi.
Lượng nước đã sử dụng = lượng nước đã được gia cầm hấp thu + lượng nước bị đổ ra ngoài (WU = WC + WS).
Lượng nước đã sử dụng (WU) chính là tổng lượng nước đổ vào hệ thống cấp nước như máng uống hay đường ống của cơ sở chăn nuôi gia cầm đó. Nước trong hệ thống cấp nước có thể rơi vào 2 trường hợp. Một là sau khi gia cầm uống, nước đó đi vào cơ thể gia cầm và được gọi là lượng nước đã được hấp thu (WC). Đồng thời với đó là một lượng nước nhất định bị đổ ra ngoài, không được tiêu thụ bởi gia cầm (WS).
Kích thước và cấu tạo của mỏ gia cầm giới hạn khả năng hấp thu nước.
Khi gia cầm mổ vào núm uống (như trong video bên dưới) nước trong đường ống bắt đầu chảy vào miệng chúng. Nếu thể tích lượng nước đi ra khỏi đường ống nhỏ hơn hoặc bằng thể tích miệng gia cầm thì nước được giữ lại trong miệng chúng và không bị tràn ra ngoài và ngược lại sẽ dẫn đến việc nước tràn ra ngoài.
Vì vậy, khi người chăn nuôi gia cầm kiểm tra lượng nước đi qua đồng hồ nước tức là lượng nước sử dụng cho cả cơ sở chăn nuôi đó – bao gồm cả lượng nước bị tràn ra ngoài.
Thiếu hiểu biết dẫn đến nhiều sai lầm nghiêm trọng trong chăn nuôi.
Các nhà sản xuất, chăn nuôi gia cầm biết rằng lượng nước tiêu thụ càng nhiều thì lượng thức ăn ăn vào càng tăng và gia cầm phát triển càng nhanh.
Nên nếu họ đo bằng đồng hồ sau đó tăng áp lực nước trong đường ống để mong tăng lượng nước hấp thu nhằm tăng nhanh trọng lượng gia cầm hơn thì vấn đề là: trừ khi mỏ gia cầm đã phát triển đáng kể về kích thước và có thể giữ lại tất cả lượng nước xả ra. Còn không thì người chăn nuôi gia cầm chỉ đang tăng lượng nước sử dụng chứ lượng nước mà gia cầm hấp thu thì thực tế có thể vẫn giữ nguyên.
Lượng nước đổ tràn ra ngoài càng nhiều thì tác dụng phụ càng lớn.
Mục tiêu toàn bộ nước sử dụng đều được gia cầm hấp thu 100% và không bị đổ ra ngoài là một mục tiêu phi thực tế, điều này sẽ không bao giờ xảy ra trong thực tế.
Tuy nhiên quản lý sao cho chỉ có khoảng 5% nước bị đổ ra ngoài thì sẽ tốt hơn là 15% hay 20%. Chúng ta không thể biết được tỷ lệ này thông qua đồng hồ đo nước mà chỉ có thể quan sát bằng mắt.
Người chăn nuôi gia cầm phải để ý, kiểm tra liên tục độ ẩm của lớp độn chuồng ngay phía dưới đường ống đồng thời điều chỉnh áp suất nước và chiều cao của đường ống phù hợp để hạn chế nước tràn ra ngoài.
Nước tràn ra ngoài gây ướt nền chuồng và làm tăng lượng amoniac trong chuồng nuôi. Khi gia cầm đi lại, nghỉ ngơi trên nền chuồng ẩm ướt đó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, tổn thương phần ngực, viêm da cũng như nhiều nguy cơ khác trong chăn nuôi và các vấn đề liên quan đến môi trường.
Tóm tắt một số lưu ý và sai lầm thường gặp trong chăn nuôi gia cầm:
– Sai lầm: đồng hồ nước đo lượng nước tiêu thụ.
Sự thật: đồng hồ nước đo lượng nước sử dụng, bao gồm lượng nước tiêu thụ và lượng nước bị đổ ra ngoài.
– Sai lầm: tăng lượng nước sử dụng sẽ làm tăng mức tiêu thụ nước.
Sự thật: Lượng nước tiêu thụ bị hạn chế bởi kích thước mỏ. xả nhiều nước hơn thể tích mỏ có thể chứa chỉ làm tăng lượng nước bị tràn ra ngoài mà thôi.
– Sai lầm: lớp độn chuồng khô ráo có nghĩa là gia cầm cần nhiều nước hơn.
Sự thật: tích hợp của hệ thống thông gió, sưởi ấm…có thể che giấu việc nước bị tràn một cách đáng kể và giữ cho chuồng nuôi “khô ráo một cách giả tạo”.
– Sai lầm: tốc độ và áp lực dòng nước trong đường ống là một chỉ số thích hợp để đánh giá hiệu quả hấp thu nước của gia cầm.
Sự thật: tốc độ hay dòng chảy của nước trong đường ống không thể giúp dự đoán được lượng nước mà gia cầm có thể hấp thu nên nó không thể là một chỉ số quản lý hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm.
Minh Hòa dịch
(theo poultrywatering)
Nguồn: VietDVM.com
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh do prion trong thú y
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2025
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
Tin mới nhất
T4,23/04/2025
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Kiểm soát và minh bạch thông tin xét nghiệm của các đơn vị tư nhân
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 3 tháng đầu năm 2025 tăng 20,1%
- Quảng Trị: Dabaco đầu tư dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm gần 948 tỉ đồng
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 4 năm 2025
- Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh
- Tản mạn ngành heo từ trang trại đến bàn ăn
- Bình Phước: Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật để mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu
- 5 thách thức lớn trong năm 2025 với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất