Trong bài viết trước, chúng tôi đã nêu rõ sự khác biệt giữa lượng nước sử dụng (WU) và lượng nước tiêu thụ (WC). Cụ thể: WU=WC+WS (trong đó WS là lượng nước bị tràn ra ngoài) trong chăn nuôi gia cầm.
Chúng tôi muốn nhấn mạnh lại rằng việc tăng lượng nước cung cấp cho trại bằng cách tăng áp lực nước trong đường ống không có nghĩa là gia cầm sẽ uống được nhiều nước hơn. Để biết được lượng nước mà gia cầm hấp thu có tăng hay không ta chỉ có thể dựa vào tần suất gia cầm mổ vào núm uống mà thôi.
Những con mổ nhiều nước hơn cả thể tích mỏ có thể chứa sẽ làm nước đổ ra ngoài nhiều hơn những con còn lại. Nếu nước tràn nhiều đến mức làm ướt cả lớp độn chuồng, nó sẽ tạo ra một môi trường không tốt cho sức khỏe của gia cầm (tăng amoniac, viêm da, tăng nguy cơ nhiễm bệnh, …). Giải pháp là chú ý tới tình trạng của lớp độn chuồng và quản lý áp suất nước theo từng bước nhỏ cho đến khi lớp độn chuồng có độ ẩm thấp (khoảng 25%), nghĩa là nước đổ ra ngoài ít hơn khi gia cầm uống nước.
Kích thước mỏ luôn ảnh hưởng đến lượng nước tiêu thụ, bất kể điều kiện môi trường mùa nóng hay lạnh.
Tuy nhiên, phân tích kỹ hơn một chút chúng ta có thể thấy không phải cứ khi lượng nước bị đổ ra ngoài nhiều thì lớp độn chuồng sẽ ướt. Nhiệt độ và vật liệu làm chất độn chuồng khác nhau cũng có thể là các yếu tố giữ lớp độn chuồng luôn khô ráo. Đặc biệt là khi quạt thông gió hoạt động tốt vào mùa hè thì gần như bất kỳ lượng nước tràn nào cũng có thể nhanh chóng bốc hơi khiến cho lớp độn chuồng luôn khô ráo.
Khi nhìn thấy lớp độn chuồng khô ráo, các nhà quản lý, chăn nuôi gia cầm thường chủ quan cho rằng không có hiện tượng nước bị tràn ra ngoài, và họ cho rằng gia cầm đang thiếu nước, nhất là vào mùa hè. Vậy là họ tăng áp lực nước để cung cấp nhiều nước hơn cho gia cầm.
Như các bạn đã biết, đây là tư duy phản tác dụng. Tăng áp lực nước quá mạnh không đồng nghĩa với việc tăng lượng nước hấp thu. Như chúng ta đã đề cập ở trên, gia cầm chỉ có thể giữ được một lượng nước nhất định trong mỏ của chúng với mỗi lần uống. Nếu nước chảy ra quá nhanh và nhiều sau mỗi lần mổ vào núm uống thì sẽ làm tăng lượng nước chảy ra ngoài.
Gia cầm có thể uống thêm nhiều nước vào mùa hè vì nóng và khát chứ không phải vì mỏ của chúng đã phát triển lớn hơn trước đó. Vì vậy nên việc cần làm lúc này là đảm bảo sao cho mật độ, độ cao của núm uống cũng như tốc độ nước ở mức thích hợp vừa phải đảm bảo gia cầm có thể dễ dàng tìm và uống nước một cách dễ dàng khi cần.
Ok, lúc này bạn tiếp tục thắc mắc vậy nếu như chuồng trại vẫn khô ráo thì việc nước bị đổ ra ngoài gây hại gì cho gia cầm của tôi? Vì rõ ràng là chuồng trại không quá ẩm ướt đến mức làm tăng lượng amoniac. Có 2 hậu quả bạn có thể không khó để nhận ra, đó là:
– Một là chi phí hóa đơn tiền nước của bạn chắc chắn sẽ cao hơn.
– Hai là: chúng tôi nhận thấy thường các trang trại chăn nuôi gia cầm ít khi để ý và điều chỉnh lại áp lực nước khi những ngày nắng nóng đã hết. Nghĩa là khi thời tiết đã mát mẻ trở lại, lượng nước cung cấp cho gia cầm vẫn chưa kịp điều chỉnh cho phù hợp nên thường chuồng trại sẽ ẩm ướt một thời gian trước khi họ kịp nhận ra và điều chỉnh áp lực nước trở lại mức phù hợp.
Tóm lại, bạn nên theo dõi và điều chỉnh áp lực nước cho phù hợp theo mùa. Tốt nhất là bạn nên cẩn thận trong những tháng mùa đông khi mà hệ thống thông gió cũng không giúp được nhiều. Vào mùa hè, bạn có thể tăng áp lực nước lên một chút tùy nhu cầu nhưng không nên tăng quá mức cần thiết. Sau đó, khi thời tiết mát hơn, bạn cần chú ý điều chỉnh lại áp lực nước ở mức sao cho hiệu quả nhất để giảm thiểu tối đa thời gian gia cầm phải tiếp xúc với nước.
Minh Hòa dịch
(Theo poultrywatering)
Nguồn: VietDVM
- chăn nuôi gia cầm li>
- lượng nước li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất