Trong những năm gần đây chăn nuôi gia cầm đã gặp không ít những khó khăn do tình hình dịch bệnh đặc biệt là dịch cúm gia cầm xảy ra tại nhiều tỉnh thành trong nước ta và có diễn biến phức tạp. Công tác phòng chống dịch ngày càng được chú trọng quan tâm. Một trong những giải pháp nhằm phòng chống và hạn chế dịch bệnh, bảo vệ đàn gia cầm đồng thời cung cấp sản phẩm thịt sạch bệnh cho người tiêu dùng là chăn nuôi an toàn sinh học.
Biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học gồm:
Kiểm soát con giống
Con giống đưa vào nuôi phải đảm bảo chất lượng con giống, có nguồn gốc rõ ràng, đã được cơ quan thú y kiểm dịch và được mua từ những cơ sở sản xuất giống an toàn dịch bệnh.
Khi nhập gia cầm mới vào trại phải nuôi cách ly ít nhất 2 tuần, nếu không có dấu hiệu dịch bệnh mới được nhập đàn. Trước khi nhập đàn tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng cần thiết. – Kiểm soát thức ăn, nước uống
Thức ăn nước uống cung cấp cho gia cầm phải đạt các chỉ tiêu về quy chuẩn vệ sinh thú y quy định. Thức ăn cho gia cầm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo số lượng cung cấp cho gia cầm theo từng loài gia cầm, giai đoạn tuổi nuôi, đặc điểm hướng sản xuất của gia cầm. Nguyên liệu thức ăn phải được bảo quản đúng quy định không bị ẩm mốc, không chứa độc chất gây hại gia cầm. Tránh dùng thức ăn tồn trữ quá lâu. Về nước uống cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch cho gia cầm. Nguồn nước uống nên dùng nước máy, nước giếng khoan đã qua xử lý loại thải vi sinh vật gây bệnh với các thuốc sát trùng không gây hại cho cầm (Chloramin B, Virkon,…). Không nên dùng nguồn nước ao tù đọng làm nước uống cho gia cầm.
Kiểm soát chuồng trại
Khi xây dựng chuồng trại cần chú ý cách xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở và khu dân cư đông người và trục đường giao thông ít nhất 100m. Chuồng trại có tường rào bao quanh nhằm đảm bảo kiểm soát được người ra vào, ngăn chặn động vật từ ngoài xâm nhập vào khu chăn nuôi. Ở lối ra vào chuồng nuôi có hố khử trùng.
Chuồng trại, khu vực chăn nuôi cần quy hoạch xây dựng phù hợp với chăn nuôi gia cầm. Chuồng trại xây dựng cao ráo, không bị mưa tạt gió lùa, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông, chuồng trại phải bảo đảm về ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, mật độ nuôi phù hợp với từng giai đoạn nuôi dưỡng gia cầm.
Vệ sinh phòng bệnh
Người chăn nuôi cần tiêm phòng vaccine phòng bệnh truyền nhiễm trên gia cầm theo quy định thú y. (trên gà tiêm phòng Marek, Newcatle, Gumboro, cúm gia cầm,… Vịt tiêm dịch tả vịt, cúm gia cầm,…). Bên cạnh đó người nuôi định kỳ vệ sinh quét dọn, toàn bộ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi hàng tuần hàng ngày; định kỳ phun thuốc sát trùng toàn bộ dụng cụ, chuồng nuôi hàng tuần 1 lần/tuần
Cách ly triệt để
Đối với biện pháp cách ly, người chăn nuôi cần nuôi riêng biệt từng loại gia cầm theo từng giai đoạn sản xuất khác nhau, không nuôi nhiều loại trong cùng một dãy, không nuôi các loại động vật khác trong trại nuôi gia cầm, và hạn chế khách tham quan ra vào chuồng trại. Người chăn nuôi phải thay thay đồ bảo hộ lao động, khử trùng, tiêu độc trước khi vào chuồng nuôi. Mỗi chuồng nuôi phải có dụng cụ riêng, không mang dụng cụ từ chuồng này sang chuồng khác.
Trong chăn nuôi thương phẩm nên thực hiệu “cùng nhập cùng xuất”. Sau mỗi lứa xuất gia cầm phải vệ sinh chuồng nuôi, sát trùng chuồng và để trống chuồng 2-3 tuần.
Xử lý chất thải
Toàn bộ chất thải trong chăn nuôi, thức ăn dư, phân chất độn chuồng, nước thải được tập trung để xử lý diệt mầm bệnh bằng hóa chất, hố ủ sinh học. biogas trước khi loại thải ra môi trường ngoài. Xác gia cầm chết cần tiêu hủy hoặc chôn sâu.
TN
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông TP. HCM
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Tạo dựng môi trường pháp lý ổn định cho ngành thú cưng
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh do prion trong thú y
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
Tin mới nhất
T3,29/04/2025
- Thiên Quân: Hành trình tiên phong về chất lượng sản xuất thuốc thú y và thủy sản
- Lớp tập huấn “Quản lý và cải tiến giống vật nuôi”: Bước tiến mới trong hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc lĩnh vực chăn nuôi
- Vĩnh Phúc: Nâng cao giá trị chăn nuôi gà thương phẩm nhờ áp dụng quy trình VietGAHP
- Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi
- Kim ngạch nhập khẩu sữa, sản phẩm sữa 3 tháng đầu năm 2025 đạt 340,4 triệu USD, tăng 39,1%
- Trung Quốc đột ngột ngừng nhập khẩu 12.000 tấn thịt lợn từ Mỹ
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất