[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Độc tố nấm mốc (mycotoxin), một vấn đề phổ biến trong chăn nuôi, có tác động đáng kể đến sức khỏe vật nuôi và lợi nhuận sản xuất. Nghiêm trọng hơn, những chất độc hại này đi vào chuỗi thức ăn thông qua sản phẩm động vật, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho con người sức khỏe. Vì vậy, việc quản lý mycotoxin trong chăn nuôi là vô cùng quan trọng.
Độc tố nấm mốc tác động đáng kể đến sức khỏe vật nuôi và lợi nhuận sản xuất
Biến đổi khí hậu khiến rủi ro từ mycotoxin trầm trọng hơn, sử dụng các chất kết dính mycotoxin nhằm hạn chế hoặc loại bỏ những rủi ro là cần thiết. Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, thị trường chất kết dính mycotoxin toàn cầu sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 4,7% trong khoảng từ năm 2023-2030 tương đương với quy mô 3,49 tỷ USD.
Mycotoxin là các hợp chất độc hại được một số loại nấm mốc (Aspergillus, Penicillium, Fusarium) tạo ra một cách tự nhiên. Những loại nấm mốc này có thể tạo ra độc tố trong nhiều loại thực phẩm như: ngũ cốc, hạt có dầu, quả hạch, trái cây sấy khô và gia vị, đặc biệt là trong điều kiện nóng ẩm. Mycotoxin là nguy cơ lớn đối với an toàn thực phẩm (ATTP) và sức khỏe vật nuôi.
Các mycotoxin phổ biến nhất bao gồm: aflatoxins, fumonisins, ochratoxin, patulin, deoxynivalenol (DON), trichothecene và zearalenone. Những loại mycotoxin này xâm nhập vào chuỗi thức ăn thông qua nông sản hoặc sản phẩm chăn nuôi bị hỏng, trực tiếp đe dọa sức khỏe con người. Chỉ riêng aflatoxin đã là mối lo ngại lớn trong an toàn thực phẩm, đặc biệt có hại cho sức khỏe con người và vật nuôi. Vì vậy, việc phát hiện và kiểm soát mycotoxin rất quan trọng.
Chất kết dính mycotoxin trong thức ăn là chất phụ gia được sử dụng để kiểm soát mycotoxin, có tác dụng liên kết, vô hiệu hóa và ngăn chặn độc tố xâm nhập vào máu. Cơ chế của chúng là hấp phụ hiệu quả các loại độc tố trong đường tiêu hóa và ngăn chặn vật nuôi hấp thụ chúng.
Tác dụng của độc tố nấm mốc và chất kết dính độc tố nấm mốc sử dụng trong thức ăn chăn nuôi
Mycotoxin là vấn đề phổ biến trong chăn nuôi, có tác động đáng kể đến sức khỏe vật nuôi và lợi nhuận sản xuất. Như đã biết, những chất độc này khiến vật nuôi giảm tốc độ tăng trưởng, ức chế miễn dịch và tăng tính nhạy cảm với mầm bệnh. Vì vậy, dùng chất kết dính mycotoxin trong thức ăn chăn nuôi (TĂCN) giúp giảm nồng độ độc tố trong đường tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm độc và suy giảm sức khỏe do độc tố, đặc biệt chúng còn giúp duy trì sức khỏe đường ruột vật nuôi. Bên cạnh đó, chúng còn cải thiện chất lượng nguyên liệu thô và TĂCN thành phẩm, góp phần tăng năng suất chăn nuôi, giảm thiệt hại kinh tế và giảm rủi ro do mycotoxin đối với ATTP.
Chất kết dính mycotoxin có khả năng ngăn ngừa các bệnh do mycotoxin gây ra, có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe vật nuôi và lợi nhuận chăn nuôi, được chia thành hai nhóm lớn: vô cơ và hữu cơ. Nhóm vô cơ có nguồn gốc khoáng chất như đất sét (bentonite, montmorillonite), thường có tác dụng hấp phụ mycotoxin trong ống tiêu hóa của động vật. Nhóm hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên như thành tế bào nấm men, tảo và các chiết xuất thực vật. Các chất kết dính thuộc nhóm này thường liên kết và biến đổi cấu trúc hóa học của mycotoxin, hạn chế tác hại của chúng.
Thị trường enzyme thức ăn và những dự báo
Theo báo cáo của The Business Research Company, thị trường chất kết dính mycotoxin TĂCN toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm tới. Ước tính trị giá thị trường 2,55 tỷ USD năm 2023, công ty dự báo, CAGR sẽ đạt 6,5% vào năm 2024, tương đương 2,71 tỷ USD. Và tiếp tục tăng trưởng với CAGR là 6,7% trong giai đoạn tiếp theo, tổng quy mô dự đoán sẽ đạt 3,52 tỷ USD vào năm 2028.
Theo báo cáo tháng 02/2024 của cơ quan Verified Market Research đưa ra, thị trường trị giá 2,54 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 3,51 tỷ USD vào cuối năm 2029 và đầu năm 2030, tăng trưởng với CAGR là 6,2% trong giai đoạn 2024-2030.
Báo cáo được Persistence Market Research đưa ra cũng có phần tương đồng. Trong báo cáo của họ, thị trường năm 2023 có quy mô khoảng 2,3 tỷ USD. Tiếp tục tăng trưởng với CAGR là 5% trong những năm tới và đạt 3,7 tỷ USD vào năm 2033.
Bên cạnh đó, Precision Business Insights lại đưa ra con số cao hơn quy mô hiện tại của thị trường, chi tiết trong báo cáo của họ, thị trường toàn cầu là 2,9 tỷ USD năm 2022. Và ước tính rằng thị trường sẽ tăng trưởng với CAGR là 3,9% trong giai đoạn 2023-2029. Có thể đưa đến kết luận, thị trường sẽ đạt quy mô khoảng 3,7 tỷ USD vào năm 2029.
Theo báo cáo được Market Research.com công bố, quy mô của thị trường năm 2022 là 2,1 tỷ USD. Dự báo thị trường sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 2%, công ty dự đoán quy mô trung bình đạt 2,4 tỷ USD vào năm 2029. Những dự đoán này cho thấy tiềm năng tăng trưởng của thị trường thấp hơn nhiều so với các công ty khác.
Các ước tính về quy mô thị trường hiện tại của 5 công ty nghiên cứu kể trên nhìn chung vẫn tương đồng, mặc dù có vài điểm khác biệt. Dựa trên tính toán trung bình, có thể ước tính thị trường chất kết dính mycotoxin trong TĂCN toàn cầu có quy mô 2,5 tỷ USD trong năm 2023 và tăng trưởng với CAGR là 4,7% trong giai đoạn 2023-2030 và sẽ đạt 3,49 tỷ USD vào năm 2030.
NHỮNG YẾU TỐ HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN
Nguy cơ ô nhiễm mycotoxin trong TĂCN do biến đổi khí hậu ngày càng tăng và tác hại của nó đối với cả sức khỏe vật nuôi và ATTP đã nâng cao tầm quan trọng của việc quản lý chúng. Do đó, thị trường này được dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể trong những năm tới.
Nhiều nhà chăn nuôi đã nhận thức rõ hơn các tác hại của mycotoxin đối với sức khỏe và năng suất vật nuôi, tăng cường sử dụng chất kết dính mycotoxin để hạn chế những bất lợi này. Sự mở rộng toàn cầu của ngành chăn nuôi gia súc cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Nhu cầu sử dụng chất kết dính mycotoxin tăng lên khi ngành chăn nuôi mở rộng và cần nhiều TĂCN hơn, đi cùng với đó là nguy cơ ô nhiễm mycotoxin cao hơn.
Một vài yếu tố cũng góp phần hỗ trợ là chú ý các vấn đề ATTP, nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm động vật chất lượng cao cùng với các quy định nghiêm ngặt hơn từ Chính phủ về hàm lượng cho phép của mycotoxin trong TĂCN.
Các công ty trong lĩnh vực đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các chất kết mycotoxin, mục đích là nâng cao hiệu quả và giảm giá thành, thúc đẩy sử dụng chất kết dính mycotoxin rộng rãi hơn.
NHỮNG YẾU TỐ HẠN CHẾ THỊ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN
Nhờ nỗ lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, giá thành của chất kết dính mycotoxin đã giảm xuống; tuy nhiên, phân khúc chất lượng tốt vẫn đắt tiền, đặc biệt đối với quy mô chăn nuôi nhỏ. Nguyên nhân này là một yếu tố quan trọng và thách thức nhất cho sự phát triển của thị trường trong những năm tới.
Do sự ô nhiễm mycotoxin phức tạp và một số chất kết dính mycotoxin kém hiệu quả gây ra sự hoài nghi ở nông dân. Các nhà nghiên cứu nhận định đây là một trong những khó khăn mà thị trường đang phải đối mặt. Người ta cũng cho rằng, thủ tục phê duyệt lưu hành chất kết dính ở một số khu vực bị kéo dài, điều này làm trì hoãn đưa các chất này vào thị trường và làm tăng chi phí sản xuất, hạn chế việc mở rộng thị trường.
Một số yếu tố có thể hạn chế thị trường phát triển
- Ở một số khu vực, người chăn nuôi còn thiếu hiểu biết về nguy cơ ô nhiễm mycotoxin và lợi ích của việc sử dụng chất kết dính độc tố.
- Lo ngại về việc sử dụng chất kết dính mycotoxin gốc hóa học và tác động tiềm ẩn của chúng đối với sức khỏe vật nuôi và chất lượng sản phẩm động vật.
- Lo ngại khả năng các loại nấm có thể sản sinh mycotoxin có thể phát triển khả năng kháng chất kết dính theo thời gian.
- Những tác động tiêu cực mà chất kết dính mycotoxin có thể gây ra cho môi trường.
- Có thể bị gián đoạn trong chuỗi cung ứng nguyên liệu thô cho chất kết dính độc tố nấm mốc.
- Các giải pháp thay thế khác có thể được phát triển để chống lại nguy cơ từ mycotoxin.
Tình hình thị trường theo loài vật nuôi
Về từng loài vật nuôi, thị trường chất kết dính mycotoxin do phân khúc lợn và gia cầm chi phối. Chất kết dính mycotoxin được sử dụng nhiều trong chăn nuôi lợn do chúng đặc biệt nhạy cảm với các bệnh do mycotoxin, có thể dẫn đến giảm lượng ăn vào và chậm tốc độ tăng trưởng.
Theo các nhà nghiên cứu, người chăn nuôi lợn có xu hướng sử dụng chất kết dính mycotoxin để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi vật nuôi của họ. Việc bổ sung này không chỉ cải thiện năng suất tổng thể mà còn góp phần đưa ra thị trường những sản phẩm thịt lợn an toàn và chất lượng cao.
Phân khúc gia cầm đang thể hiện tiềm năng vượt trội do nhu cầu tiêu dùng và các hoạt động chăn nuôi gia cầm trên toàn cầu ngày càng tăng. Chăn nuôi gia cầm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm ngành nông nghiệp ở các nước châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc và Ấn Độ. Thị trường này hứa hẹn nhờ vào sự kết hợp của các yếu tố như tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng và dân số tầng lớp trung lưu mở rộng nhanh chóng. Hơn nữa, ngành chăn nuôi gia cầm đang đón nhận nhiều khoản đầu tư vào các mảng con giống, ấp, chăn nuôi và chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm gia cầm, đồng thời làm tăng nhu cầu các chất phụ gia thức ăn chẳng hạn như chất kết dính mycotoxin. Sản lượng và chất lượng thịt và trứng gia cầm dự đoán sẽ được cải thiện nhờ bổ sung chất kết dính mycotoxin vào thức ăn gia cầm.
Một số nhà cung cấp kết dính mycotoxin trên thế giới |
|
• Adisseo |
• Impextraco NV |
• Adiveter |
• Kemin Industries |
• ADM |
• Micron Bio-Systems |
• Alltech |
• MiXscience – Avril Group |
• Amlan International |
• Norel Animal Nutrition |
• Anfotel Nutrition |
• Olmix Group |
• Anpario plc |
• Perstorp |
• Basf SE |
• Phibro Animal Health |
• Bentoli Inc. |
• Royal Agrifirm Group |
• Biochem |
• Selko – Nutreco |
• Bionte Animal Nutrition |
• Sibbiopharm Ltd. |
• Bonaventure Animal Nutrition |
• Special Nutrients |
• Cargill |
• Trouw Nutrition |
• Clariant |
• Vetline |
• Dr. Eckel Animal Nutrition |
• Virbac Group |
• dsm-firmenich |
• Visscher Holland |
• Evonik Industries |
• VL Vipro |
• EW Nutrition |
• Volac International |
• Global Nutritech |
.INNOVAD |
Biên dịch: Thảo Duyên
Nguồn: https://www.feedandadditive.com/
- độc tố nấm mốc li> ul>
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,20/12/2024
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất