Chất ức chế năng suất ẩn trong thức ăn - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Chất ức chế năng suất ẩn trong thức ăn

    Căn bản của độc tố nấm mốc

     

    Độc tố nấm mốc là sản phẩm chuyển hóa thứ cấp độc hại của nấm mốc, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và năng suất của động vật. Một mảng rộng các loại ngũ cốc và nguyên liệu thức ăn ủ có thể bị nhiễm các loại độc tố nấm mốc, và hơn 400 loại độc tố nấm mốc đã được xác định. Không phải tất cả các loại nấm mốc đều sinh ra độc tố và không phải tất cả các loại nấm mốc sinh độc tố luôn luôn sinh ra độc tố. eo kết quả, sự tăng trưởng của nấm mốc không đảm bảo sự hiện diện của độc tố nấm mốc, nhưng chỉ ra rằng tiềm năng bị nhiễm là có.

     

    Những nấm mốc sinh độc tố thường được chia thành hai loại dựa vào lúc độc tố được hình thành: trước khi thu hoạch (nấm ngoài đồng) hoặc sau thu hoạch (nấm lưu kho). Loài nấm mốc Fusarium được coi là nấm ngoài đồng trong khi các loài Aspergillus và Penicillium được phân loại là nấm lưu kho. Có thể có ngoại lệ khi gặp các điều kiện thích hợp, nấm lưu kho gây nhiễm cây trồng ngoài đồng, và nấm ngoài đồng có thể tiếp tục sản xuất ra độc tố một khi cây trồng được lưu kho.

     

    Nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nấm và hình thành độc tố nấm mốc bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, mức độ oxy và các tổn thương vật lý cho cây trồng. Các yếu tố stress bao gồm hạn hán hay mưa quá nhiều, có thể làm tăng tính nhạy cảm của nấm mốc đến sự xâm nhiễm và hình thành độc tố nấm mốc.

     

    Sáu loại độc tố nấm mốc chính bao gồm: aflatoxins, trichothecenes, fumonisins, zearalenone, ochratoxins, và ergot alkaloids. Vẫn còn các loại độc tố nấm mốc khác nữa. Tuy nhiên, sáu loại này được phát hiện thường nhất và được nghiên cứu nhiều nhất.

     

    Độc tố nấm mốc tác động đến động vật theo nhiều cách (Hình 1). Nhiều yếu tố ảnh hưởng lên tác động của độc tố nấm mốc có thể bao gồm loại độc tố nấm mốc, loài động vật, tuổi của động vật, mức độ và thời gian phơi nhiễm với độc tố nấm mốc. Điều kiện môi trường, tình trạng sức khỏe của thú, và các stress khác cũng đóng một vai trò trong những ảnh hưởng tiêu cực. Một số độc tố nhắm mục tiêu cụ thể vào các cơ quan như gan hoặc thận. Nói chung, độc tố nấm mốc có thể gây ra rối loạn chức năng miễn dịch, tăng tính nhạy cảm của thú đối với bệnh.

     

    Mức độc tố nấm mốc cao là điển hình cho các biểu hiện bệnh độc tố nấm mốc cổ điển, nhưng với mức nhiễm độc tố nấm mốc thấp đến trung bình có thể gây ra những tác dụng cận lâm sàng làm giảm sức khỏe và năng suất của động vật.

    Độc tố nấm mốc ở bò

     

    Theo truyền thống, bò được cho là ít nhạy cảm với độc tố nấm mốc do kết quả của quá trình lên men dạ cỏ. Tuy nhiên, nhu cầu sản xuất lớn hơn và những thay đổi trong thực tiễn cho ăn ở cả bò sữa và bò thịt đã làm tăng cơ hội nhiễm độc tố nấm mốc gây tác động tiêu cực đến năng suất và sức khỏe của thú.

     

    Tập trung vào Deoxynivalenol (DON)

     

    Một trong những độc tố nấm mốc thường xảy ra nhất ở thức ăn chăn nuôi là Deoxynivalenol (DON), còn được gọi là ‘vomitoxin’. Tên ‘vomitoxin’ có nguồn gốc từ độc tố gây ra nôn mửa ở heo. Deoxynivalenol là một thành viên của nhóm độc tố Trichothecene, đặc biệt là loại Trichoth- ecene B. Một vài loài nấm mốc Fusarium có khả năng sinh Trichothecenes. Ngoài ra, một số loài nấm mốc Fusarium có thể sinh các độc tố Zearalenone và Fumonisins. Phát hiện nhiều hơn độc tố trong một mẫu thức ăn không phải là không phổ biến vì nấm mốc có thể sản xuất ra nhiều hơn một loại độc tố nấm mốc.

     

    Deoxynivalenol ức chế tổng hợp protein và axit nucleic (DNA và RNA). Tác dụng tiêu cực của DON chủ yếu thấy ở đường tiêu hóa và hệ miễn dịch, nhưng các độc tố có thể gây ra tổn thương và hoại tử da cũng như niêm mạc. Các tế bào lót ruột liên tục được đổi mới và đặc biệt nhạy cảm với tác dụng của DON. Biểu mô ruột phục vụ hai mục đích chính: 1) để hấp thụ các chất dinh dưỡng và 2) để hoạt động như một rào cản để ngăn chặn các chất độc hại xâm nhập vào máu. Cả hai chức năng này có thể bị phá vỡ bởi DON, dẫn đến giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng và gia tăng sự chuyển độc tố và mầm bệnh vào sự tuần hoàn. Điều này có thể hạn chế khả năng tăng trưởng hoặc sản xuất của động vật vì các chất dinh dưỡng cần thiết không được hấp thụ và sử dụng. Ngoài ra, các cơ quan khác có thể bị phơi bày với tác nhân gây bệnh hoặc độc tố mà đi vào dòng máu, làm tăng khả năng đối với bệnh. Phá vỡ các niêm mạc ruột cũng có thể dẫn đến tiêu chảy. Một phần lớn của hệ thống miễn dịch nằm ở đường tiêu hóa. Chức năng miễn dịch có thể bị hỏng do sự gián đoạn của niêm mạc ruột. Ngoài ra, DON có thể làm giảm sự sản sinh tế bào máu trắng, giúp chống lại nhiễm trùng. Deoxynivalenol cũng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch bằng cách ảnh hưởng tiêu cực đến cytokine và sản xuất kháng thể. Đáp ứng miễn dịch tự nhiên của động vật đối với sự chủng ngừa cũng có thể bị giảm, làm cho chúng dễ bị bệnh mặc dù có chủng ngừa. Tất cả những yếu tố này có thể dẫn đến rối loạn chức năng miễn dịch ở bò, gia tăng tính dễ bị nhiễm trùng.

     

    Quản lý độc tố nấm mốc

     

    Động vật giảm tiếp xúc phơi nhiễm với độc tố nấm mốc là điều quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra khi cho động vật ăn. Nhận biết sự nhiễm có thể giúp giảm bớt sự phơi nhiễm. ật không may, độc tố nấm mốc không phân phối đồng đều trong thức ăn, do đó, việc thu thập các mẫu đại diện để xét nghiệm có thể là khó khăn. Một mẫu bị nhiễm cao không có nghĩa là toàn bộ vụ mùa là xấu, và một mẫu ‘sạch’ không đảm bảo rằng tất cả thức ăn là không bị nhiễm độc tố nấm mốc. Ngoài ra, nhiều độc tố nấm mốc tồn tại, nhưng tương đối ít được kiểm tra đều đặn. Mặc dù có những hạn chế, nhưng việc phân tích độc tố nấm mốc trong thức ăn có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho nhà chăn nuôi.

     

    Các sản phẩm thương mại có sẵn mà có thể kết dính (hấp phụ) được độc tố nấm mốc bao gồm các loại đất sét và các sản phẩm từ nấm men. Cấu trúc hóa học của độc tố nấm mốc đóng một vai trò lớn trong việc độc tố đó có thể được khống chế tốt bởi các chất hấp phụ hay không. Ngoài ra, các sản phấm hấp phụ khác nhau về thành phần và cấu trúc hóa học của chúng, dẫn đến sự khác nhau về tính hiệu quả hấp phụ độc tố nấm mốc. Aflatoxins và Ergot alkaloids thường được khống chế tốt bởi các chất hấp phụ (binders). Còn các độc tố khác như Zearalenone và Trichothecenes, không được hấp phụ dễ dàng bởi chất hấp phụ. Các sản phẩm thương mại có hoạt tính enzyme có thể khử độc các độc tố này bằng cách thay đổi cấu trúc hóa học của chúng, để lại những chất không hoạt tính hoặc ít độc hơn nhiều. Một số chiết xuất thực vật và tảo đã được xác định có thể giúp làm giảm sự tổn hai cho gan và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Sản phẩm kết hợp có thể cung cấp sự khống chế độc tố nấm mốc phổ rộng.

     

    Lời nhắn nhủ

     

    • Cho dù liều độc tố nấm mốc thấp, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và năng suất của thú
    • Sựnhiễmđộctốnấmmốccóthểxảyraởngoàiđồng cũng như trong lúc lưu trữ
    • DONcũngcònđượcgọilà‘vomitoxin’cóthểảnhhưởng tiêu cực nhiều hơn là chỉ ở sức khỏe ruột
    • Kiểm tra thức ăn có thể giúp xác định sự nhiễm độc tố nấm mốc
    • Sẵn có các sản phẩm có thể giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của độc tố nấm mốc ở gia súc

     

    TS. Paige Gott, Giám đốc kỹ thuật thú nhai lại

    Science & Solutions No.49 – BIOMIN

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.