Các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra ovalbumin – protein chính trong lòng trắng trứng từ một loại nấm. Lòng trắng trứng thuần chay thân thiện với môi trường này được cho là một giải pháp thay thế ‘bền vững về mặt môi trường’ cho việc nuôi gà mái đẻ.
Theo Daily Mail, các nhà nghiên cứu ở Phần Lan đã tạo ra ovalbumin – protein chính trong lòng trắng trứng từ Trichoderma reesei (T. reesei) – một loài nấm từng được sử dụng trong sản phẩm làm phân hủy quần áo.
Ovalbumin được sản xuất từ T. reesei – được gọi là “Tr-OVA” – được cho là có thể trở thành chất thay thế bền vững cho protein lòng trắng trứng gà – một thành phần được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm.
Các nhà nghiên cứu cho biết, protein trong lòng trắng trứng được tạo ra từ nấm có “đặc tính tạo bọt tuyệt vời”. Ảnh Daily Mail.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng Tr-OVA làm giảm gần 90% nhu cầu sử dụng đất và giảm khí nhà kính lên tới 55%, so với nuôi gà đẻ trứng truyền thống.
Hiện nay, một trong những lựa chọn ăn chay được sử dụng rộng rãi nhất để thay thế lòng trắng trứng ở nhà và trong các nhà hàng là “aquafaba” – thứ được tạo ra từ đậu gà nấu chín.
Tuy nhiên, aquafaba phải được đánh bông mạnh trong hơn 20 phút để đạt được đỉnh bông, trong khi Tr-OVA “có đặc tính tạo bông tuyệt vời” mà không cần phải quá “tốn sức”.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Helsinki cùng với Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật VTT của Phần Lan.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu cũng cho biết, việc sản xuất Tr-OVA làm giảm hầu hết các tác động liên quan đến ngành công nghiệp nuôi gà lấy trừng, chẳng hạn như sự nóng lên toàn cầu và việc sử dụng đất.
Tương lai con người có thể giảm nuôi gà đẻ trứng vì đã có lòng trắng trứng được tạo ra từ nấm?
Nhà nghiên cứu Natasha Järviö tại Đại học Helsinki cho biết: “Chất ovalbumin được tạo ra từ nấm làm giảm nhu cầu sử dụng đất gần 90% và khí nhà kính từ 31-55% so với việc nuôi gà”.
Các bộ phận của chuỗi sản xuất bột lòng trắng trứng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, chẳng hạn như nuôi gà để sản xuất trứng, tạo ra một lượng lớn khí thải nhà kính và góp phần làm khan hiếm nước, mất đa dạng sinh học…
Vào năm 2020, lượng tiêu thụ protein từ trứng trên toàn cầu là khoảng 1,6 triệu tấn và con số này dự kiến sẽ tăng lên trong những năm tới, làm cho vấn đề kể trên trở nên tồi tệ hơn.
Hơn nữa, chăn nuôi gà thâm canh đã dẫn đến bùng phát các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người do loài gia cầm này là nơi chứa các mầm bệnh nguy hiểm cho con người.
Tác giả: Bảo Tuấn
Nguồn tin: Tienphong.vn
- gà đẻ trứng li>
- protein li>
- lòng trắng trứng li>
- nấm li>
- đậu gà li> ul>
- Hydroxy-Selenomethionine: Một phân tử độc đáo giúp bảo vệ thành tích của bạn
- Chăn nuôi gà công nghiệp: Lịch sử phát triển, một số thành tựu và thách thức trong kỷ nguyên mới (P1)
- Chăn nuôi tuần hoàn khép kín, tiết kiệm 50 – 60% chi phí
- Tiến tới nêu rõ tiêu chí cho trang trại trước khi tiêm vacxin Dịch tả lợn châu Phi
- Quảng Trị: Áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn gia súc
- Sử dụng kỳ tử (Lycium chinense mill) để làm tăng độ đậm màu lòng đỏ của trứng gà
- An toàn sinh học trong chăn nuôi sinh thái
- Ứng dụng khoa học – kỹ thuật phát triển giống vật nuôi
- Chế phẩm probiotics ‘made in Việt Nam’
- Khả năng sinh trưởng của gà nòi lai với các mức bổ sung bột cần tây
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất