Giới thiệu: Trong vài thập kỉ trở lại đây, năng suất sinh sản của lợn nái có sự cải thiện vượt bậc nhờ vào tiến bộ trong kĩ thuật chọn giống, thức ăn và quản lí. Chính vì vậy, số lợn con cai sữa/nái/năm đã đạt 30 và trong tương lai, con số này được kì vọng sẽ tăng lên thành 40 lợn con cai sữa/nái/năm. Tuy nhiên, số con sinh ra/ổ tăng lên làm tăng tỉ lệ chết lưu với tỉ lệ biến động từ 5-10%. Với 3-4 triệu lợn nái được nuôi tại Việt Nam, hàng năm số lợn con chết lưu có thể lên tới hàng triệu con, gây ra thiệt hại về kinh tế vô cùng to lớn đối với người chăn nuôi lợn nói riêng và ngành chăn nuôi lợn nói chung.
Lợn nái và lợn con nghiên cứu
Mục đích: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của một số yếu tố đối với chết lưu ở trên lợn, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp kĩ thuật nhằm làm giảm tỉ lệ chết lưu trên lợn.
Phương pháp nghiên cứu: Từ năm 2018 đến năm 2020, nghiên cứu được thực hiện trên 8 trang trại lợn ở 5 tỉnh miền Bắc Việt Nam, sử dụng thông tin theo dõi trực tiếp từ 451 lợn nái Landrace × Yorkshire và 6364 lợn con sinh ra từ những lợn nái này. Các thông tin được theo dõi bao gồm lứa đẻ, thời gian mang thai, số con sơ sinh/ổ, thứ tự sinh, khoảng cách sinh, thời gian sinh, khối lượng sơ sinh, chiều dài sơ sinh, giới tính của lợn con và sự sử dụng oxytocin trong quá trình đẻ. Mô hình hỗn hợp tuyến tính tổng quát (GLMM) được dùng để tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố nghiên cứu đối với chết lưu ở lợn.
Kết quả: Kết quả cho thấy 8% lợn con sinh ra bị chết lưu và 53,9% số đàn lợn có ít nhất một lợn con bị chết lưu. Lợn con sinh ra từ lợn mẹ có thai kì nhỏ hơn 114 ngày, lợn con nhỏ hơn 1kg, ngắn hơn 25cm, có thứ tự sinh từ 6 trở lên, có khoảng cách sinh lớn hơn 60 phút, thời gian sinh lớn hơn 270 phút có nguy cơ chết lưu cao hơn những lợn con khác. Sử dụng oxytocin trong quá trình đẻ không làm ảnh hưởng tới tỉ lệ chết lưu của lợn con bởi việc sử dụng oxytocin đối với các lợn trong nghiên cứu này thường được thực hiện khi đã có khoảng một nửa ổ đã được đẻ.
Lợn con bị chết lưu. Khoảng 70-75% lợn chết lưu trong quá trình đẻ (chết ngạt) 10-15% chết trước khi quá trình đẻ bắt đầu và 10-15% chết ngay sau khi đẻ (postpartum stillbirth/postpartum death)
Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy chết lưu rất phổ biến ở lợn, đã và đang gây ra thiệt hại to lớn cho ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam. Từ kết quả của nghiên cứu này, một số biện pháp kỹ thuật được gợi ý sử dụng nhằm làm giảm tỉ lệ chết lưu trên lợn bao gồm: tăng khối lượng lợn con sơ sinh; theo dõi lợn nái trong toàn bộ quá trình đẻ để kịp thời đỡ đẻ, đặc biệt ở nửa sau của ổ đẻ; không gây đẻ đồng loạt sớm hơn ngày 114 của thai kì; chỉ nên sử dụng oxytocin để kích đẻ trong trường hợp cần thiết (sau khi đẻ 6-7 con, khi tử cung lợn mẹ co bóp yếu, thời gian đẻ kéo dài, trước khi sử dụng oxytocin phải đảm bảo không có thai mắc kẹt trong cổ tử cung, âm đạo).
Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Đức Trường
Bộ môn Ngoại sản, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Email: [email protected]
Nguồn: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- chết lưu ở lợn li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Thưa các chuyên gia, chuồng đẻ có ảnh hưởng như thế nào đến chết lưu ở lợn con? Nên chọn kích thước chuồng như thế nào là hợp lý vừa tiết kiệm diện tích vừa đảm bảo chất lượng đàn con? Có thể đặt chuồng rộng nhưng làm 2-3 tầng được không?
Lợn nhà e đẻ 8 con vẫn còn trong bọc,trong đó 1con to,7con thì nhỏ,và tất cả đều chết,e muốn hỏi nguyên nhân, và cho biết khi nào thì heo lên giống lại được