[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – “Giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng”; “Chi phí thức ăn tăng cao”; “Chúng tôi dự đoán giá sẽ cao trong nhiều tháng nữa”… Mỗi ngày chúng ta đều có thể đọc những tiêu đề đáng báo động này trên báo, khi chuỗi sản xuất chăn nuôi bị ảnh hưởng, từ nhà premixer cho đến người nông dân, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, với sự gia tăng chi phí. Năm nào cũng có chủ đề nóng của nó và chúng ta có thể cho rằng đây sẽ là năm 2022, bất chấp những dấu hiệu về khả năng phục hồi và sức mạnh đến từ “năm Nhâm Dần” cho các quốc gia châu Á. Vì vậy, câu hỏi vẫn còn là: chúng ta có thể làm gì để quản lý chi phí nguyên vật liệu tăng cao khi chúng ta không có bất kỳ đòn bẩy nào về giá cả?
Tối ưu hóa chế độ ăn bằng cách điều chỉnh theo nhu cầu của vật nuôi và sử dụng giai đoạn cho ăn, cải tiến thức ăn thông qua chế biến/ sản xuất, hoặc thông qua công thức, là những cách khác nhau được sử dụng ngày nay để giảm chi phí thức ăn. Tuy nhiên, chúng tôi quan sát thấy xu hướng trên toàn thế giới trong những năm qua được nhấn mạnh vì giá cao. Hiện nay, có hai loại thức ăn chăn nuôi: một mặt thức ăn chăn nuôi chi phí thấp; và mặt khác, thức ăn chất lượng cao/ hiệu suất cao. Cả hai đều có thể giúp giảm chi phí thức ăn theo các cách xử lý khác nhau. Đối với khẩu phần ăn chi phí rẻ, nguyên liệu thô đầu vào rẻ cũng đi kèm với chất lượng thấp (liên quan đến các yếu tố kháng dinh dưỡng, độc tố nấm mốc,…) và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vật nuôi. Do đó, người chăn nuôi không tận dụng được lợi thế thực sự của vật nuôi, vì chúng sẽ cần nhiều thức ăn hơn để tăng trưởng với tốc độ như trước. Ngược lại, một khẩu phần ăn chất lượng cao có vẻ chi phí không rẻ, nhưng lại tiết kiệm chi phí cho tất cả mọi người: mang lại hiệu suất chăn nuôi tốt hơn, có nghĩa là tối ưu hóa lượng thức ăn cần thiết hơn cho sự tăng trưởng của vật nuôi cho đến khi giết mổ, cuối cùng giúp vật nuôi có sức khỏe tốt hơn – và đồng thời ít sử dụng thuốc thú y hơn.
Một cách để cải thiện chất lượng thức ăn là cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, có thể đạt được bằng cách sử dụng các giải pháp điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột. Hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa đối với dạ dày đơn. Đặc biệt, chúng mang đến quá trình thủy phân tinh bột, polysaccharid hoặc cellulose bằng enzym, cũng như quá trình lên men một số phần tử không tiêu hóa được trong ruột già để tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (SCFA). Đây là những chất cần thiết để đáp ứng nhu cầu năng lượng (Richards và cộng sự, 2005) và nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác, như vitamin hữu ích cho vật nuôi, sức khỏe và sự tăng trưởng (Stevens và cộng sự, 1998).
Nor-Feed nhận thức được vấn đề toàn cầu về giá nguyên liệu và nghiên cứu trên quy mô riêng của mình để giúp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi. Prebiotics tự nhiên, như Nor-Spice AB, đã chứng minh hiệu quả trong việc điều chỉnh hệ vi sinh vật. Do đó, chúng tăng cường tối ưu hóa việc sử dụng thức ăn, sử dụng chất dinh dưỡng và do đó, cải thiện hiệu suất của vật nuôi.
Một thực nghiệm đã được thực hiện trên 864 lợn con cai sữa vào ngày 28 (Duroc x Large-White x Landrace) trong 42 ngày, đã cho thấy chứng minh được độ hiệu quả cho việc hỗ trợ giảm chi phí thức ăn chăn nuôi. Thực nghiệm được chia thành 2 nhóm: nhóm đối chứng với khẩu phần ăn tiêu chuẩn và nhóm Nor-Spice AB với khẩu phần ăn tiêu chuẩn được bổ sung thêm 250 ppm of NorSpice AB.
Tăng trọng trung bình hàng ngày đã cải thiện đáng kể 11,5g / ngày đối với lợn con được bổ sung Nor-Spice AB (Hình 1). Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cũng giảm đáng kể 0,128 điểm so với nhóm đối chứng (Hình 2). Do đó, chúng tôi có thể kết luận rằng việc bổ sung Nor-Spice AB cho lợn dẫn đến khả năng sử dụng, tiêu hóa hấp thu thức ăn tốt hơn, giúp giảm FCR và tăng ADG. Đối với cùng một lượng thức ăn, vật nuôi lớn nhanh hơn và lượng thức ăn chất lượng sử dụng ít hơn để đạt trọng lượng cuối cùng. Do đó, chi phí thức ăn được giảm xuống.
Nor-Feed Việt Nam
Liên hệ kinh doanh: Mr. Niên (+84) 362 431 352
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
Tin mới nhất
T2,06/01/2025
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất