Tóm tắt
Thí nghiệm xác định chiều cao cắt thích hợp cho cây Moringa oleifera trồng làm thức ăn chăn nuôi được thực hiện tại trường Đại học Nông lâm, Thái Nguyên trong hai năm 2018-2019. Thí nghiệm có ba nghiệm thức (NT) tương ứng với ba chiều cao cắt khác nhau ở lứa cắt đầu tiên, đó là NT1: 30cm, NT2: 45cm, NT3: 60cm tính từ mặt đất đến điểm cắt.
Hoa của cây Moringa oleifera (Ảnh minh họa)
Mỗi NT có diện tích 24m2, nhắc lại 5 lần, TN được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên. Các yếu tố khác như mật độ trồng, phân bón, khoảng cách cắt … bảo đảm đồng đều giữa các NT. Kết quả cho thấy sản lượng vật chất khô (VCK) và protein thô (CP) cao hơn ở NT có chiều cao cắt cao hơn; sản lượng VCK của NT1, NT2 và NT3 tương ứng là 8,172; 8,975 và 9,282 tấn/ha/năm, sản lượng CP tương ứng là 2,798; 3,073 và 3,178
tấn/ha/năm. Căn cứ vào sản lượng VCK, CP và kết quả phân tích thống kê các chỉ tiêu trên thì ở lứa đầu tiên nên cắt Moringa oleifera với chiều cao từ 40 – 60 cm, thích hợp nhất là 60 cm.
Mở đầu
Đối với cây thức ăn xanh thu cắt nhiều lần trong một năm hoặc vài năm thì các kết quả nghiên cứu đã cho thấy chiều cao cắt có ảnh hưởng lớn đến sản lượng, chất lượng và nhiệm kỳ sử dụng của cây thức ăn (Da Silveira và ctv, 2010; Padila và ctv, 2014; Bashar và ctv, 2017). Nếu cắt quá thấp ở lứa thứ nhất thì cây thức ăn chỉ còn trơ lại phần gốc, hầu như không còn cành nhánh nào. Điều này dẫn tới các chất dinh dưỡng phục vụ cho tái sinh lứa sau hoàn toàn lấy từ gốc, rễ mà không có sự hỗ trợ từ sự tổng hợp dinh dưỡng của cành lá trên mặt đất. Hiện tượng này xảy ra lâu dài thì cây sẽ tàn lụi và chết. Ngược lại, nếu cắt quá cao cây sẽ tái sinh nhiều nhánh nhưng các nhánh này thường nhỏ và số lượng lá ít dẫntới sản lượng thấp. Chiều cao cắt thích hợp phụ thuộc vào loại cây thức ăn và mục đích sử dụng. Ví dụ: Cây Moringa oleifera trồng làm rau xanh thì được trồng rất dày như trồng rau (rau ngót, rau đay) và chỉ thu hoạch phần có lá non (phần ngọn non), phần có lá già không thu hoạch, do đó chiều cao cắt thích hợp chỉ khoảng 30cm (Padila và ctv, 2014), mặc dù chiều cao cắt thấp như vậy nhưng cây vẫn còn phần lớn lá phục vụ cho tái sinh. Trồng Moringa oleifera làm thức ăn gia súc thì sản phẩm cần thu hoạch lại là lá bánh tẻ nằm ở các cành kể từ phần gốc trở lên.
Do đó, Moringa oleifera được trồng thưa để cây to, có nhiều cành, nhánh, nhiều lá. Khi thu hoạch người ta sẽ cắt cả cây, sau đó loại bỏ phần thân và những phần cành hóa gỗ, phần còn lại được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; nếu sản xuất bột lá thì người ta chỉ lấy lá, các phần còn lại bị loại bỏ hoặc sử dụng cho gia súc nhai lại. Đối với trồng các cây thức ăn xanh thu hoạchnhiều lần thì việc xác định chiều cao cắt thích hợp để vừa thu được sản lượng cao nhất, vừa bảo đảm cho cây tái sinh tốt ở các lứa thu hoạch sau là hết sức cần thiết. Thí nghiệm này nhằm xác định chiều cao cắt thích hợp cho cây thức ăn xanh Moringa oleifera trồng để sản xuất bột lá bổ sung vào thức ăn hỗn hợp của gia cầm.
Kết luận
Với 3 chiều cao cắt là 30cm, 45cm và 60cm tính từ mặt đất đến điểm cắt ở lứa thu hoạch thứ nhất đối với cây thức ăn xanh M.oleifera trồng để sản xuất bột lá bổ sung vào thức ăn hỗn hợp của gia cầm cho kết quả: Sản lượng VCK và CP trung bình/năm của NT1 là 8,172 và 2,798 tấn, NT2 là 8,975 và 3,073 tấn, NT3 là 9,282 và 3,178 tấn/ha/năm. Căn cứ vào sản lượng trên và kết quả phân tích thống kê thì nên thu hoạch M.oleifera ở lứa cắt đầu tiên thích hợp nhất là 60cm.\
Từ Quang Hiển1 *, Trần Thị Hoan1, Từ Quang Trung2 và Phạm Tuấn Hiệp3
1 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2 Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
3 Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH, Nghệ An
* Tác giả liên hệ: GSTS. Từ Quang Hiển, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Emai: [email protected]
- moringa li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất